Trẻ bị nóng trong người phải làm sao

Cách trị nóng trong người cho trẻ sơ sinh giúp bé dễ chịu, tăng cân nhanh

Nếu bé có những dấu hiệu nóng trong người thì việc ăn uống, hấp thụ, ngủ nghỉ của bé cũng bị ảnh hường. Vậy khi bé bị nóng trong phải làm sao, ăn gì cho mát?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nóng trong người

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nếu bị nóng trong người thì biểu hiện cũng khá giống với người lớn. Cụ thể, khi bị nóng trong người bé thường có những biểu hiện sau: - Táo bón, nước tiểu vàng, ít đi tiểu. - Nhiệt miệng, chán ăn, giảm cân. - Da khô, sờ vào có cảm giác hơi nóng, có thể nổi mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa. - Môi khô, đỏ và căng mọng. - Hay đổ mồ hôi, hơi thở nóng, hôi, đêm ngủ không ngon. - Có thể sốt, choáng váng khiến bé quấy khóc.



Nóng trong người là một trong những nguyên nhân khiến bé quấy khóc, chán ăn, chậm tăng cân

Nguyên nhân gây nóng trong người ở trẻ nhỏ

Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc bé bị nóng trong người. Uống ít nước, chế độ ăn uống không cân đối giữa các nhóm chất, nhiều thịt và chất đạm. Nguyên nhân khác nữa là do hệ miễn dịch của bé suy giảm và gan, thận hoạt động kém nên không thực hiện tốt chức năng thanh lọc để loại bỏ các độc tố. Độc tố tích tụ lâu ngày trong gan và thận cũng gây nên hiện tượng nóng trong người. Ngoài ra bé bị nóng trong có thể do chịu tác động từ môi trường bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, bị dị ứng với thuốc và thực phẩm. Một số em bé sử dụng sữa bột bị táo bón, nguyên nhân không phải tất cả đều do sữa mà còn do cách cho bé sử dụng sữa bột chưa đúng làm ảnh hưởng đến việc tiêu hóa hấp thụ, gây nóng. Pha sữa bằng nước quá nóng làm chất dinh dưỡng trong sữa bị mất hoặc biến chất [nhất là protein] khiến hệ tiêu hóa của bé không thể hấp thụ gây nóng. Pha sữa đổ bột trước khiến sữa không được ướt đều, vón cục, pha sữa quá đặc đều khiến rối loạn tiêu hóa, gây nóng cho bé, bú sữa nhiều mà không tăng cân.

Cách trị nóng trong cho trẻ sơ sinh đang bú sữa

Trẻ sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn thì cách giảm nóng trong hữu hiệu nhất là cho bé bú mẹ nhiều để cung cấp đầy đủ nước cho bé. Mẹ đang cho con bú cũng cần uống nhiều nước, cải thiện nguồn sữa cho bé bằng cách bổ sung những thực phẩm giải nhiệt. Mẹ hạn chế ăn nhiều chất béo, đường, thay vào đó nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nếu trẻ sơ sinh sử dụng sữa bột mà bị nóng trong người thì phải xem xét lại cách pha sữa của bé đã đúng chưa: nhiệt độ nước, trình tự pha sữa, tỉ lệ pha sữa như đã nói ở trên. Chọn các loại sữa công thức có bổ sung chất xơ hoà tan, và chứa những dưỡng chất gần giống với sữa mẹ nhất.



Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị nóng trong cần bổ sung thêm nước theo chỉ định của bác sĩ

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ngoài sữa thì không cần uống thêm nước, nhưng nếu bé bị thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến nóng trong người thì mẹ nên tham vấn bác sĩ có nên bổ sung thêm nước cho bé hay không, lượng bao nhiêu là đủ.

Cách trị nóng trong cho trẻ sơ sinh đã bắt đầu ăn dặm

Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé, không cho bé ăn quá nhiều chất bột đường, chất đạm và chất béo. Bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé một số loại thực phẩm giải nhiệt, làm mát cho bé.

Với các bé trên 6 tháng tuổi cho bé uống thêm nước để cơ thé bé không bị thiếu nước dẫn đến nóng trong.

Nên cho trẻ nhỏ ăn gì để hết nóng trong người?

Rau má, rau ngót, bột sắn dây, rau mồng tơi, nước cam, chanh là những loại thực phẩm tự nhiên có tính mát, thanh nhiệt phù hợp sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đang ăn dặm và đã biết ăn nhiều loại thực phẩm ngoài sữa.


Lưu ý:

- Không sử dụng chung các loại thực phẩm này với sữa của bé sẽ làm mất đi dinh dưỡng có trong sữa. - Tránh cho bé sử dụng những loại sữa bột nguyên kem, thành phần chứa dầu cọ. - Vệ sinh sạch sẽ cho bé sau khi ăn uống, chơi đùa, tắm rửa mỗi ngày là cũng là cách để làm mát cho bé nhất là trong ngày hè nóng. - Khi bị nóng trong bé có thể ngứa ngáy, nổi mụn nhọt trên người vậy nên hãy cho bé mặc quần áo rộng rãi, quấn tã thoáng để bé không bị khó chịu và kích ứng đến da bé. - Bé từ 2 tuổi có thể uống thuốc thanh nhiệt nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Cách phòng và trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh trong mùa hè

*

Website: //chuchubaby.vn

Fanpage Facebook:  //www.facebook.com/chuchubabyvn/


Thời tiết nóng bức là một trong những nguyên nhân gây phát ban ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với tình trạng này, cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà để cải thiện sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, nếu chăm sóc sai cách có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Vậy mẹ phải làm gì khi trẻ bị phát ban do nóng trong và không nên làm gì để tình trạng của bé nhanh chóng được cải thiện?

1. Trẻ bị phát ban do nóng trong là gì?

Đây là tình trạng thường xảy ra khi cơ thể của bé quá nóng, còn được gọi là rôm sảy hoặc ban đỏ. Tình trạng phát ban nhiệt hay phát ban do nóng trong có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm tuổi dễ bị bệnh nhất.

Tình trạng phát ban thường xảy ra khi cơ thể của bé quá nóng

Khi bị bệnh, trên da bé sẽ xuất hiện những cục mụn nhỏ, có màu đỏ. Những mụn đỏ này có thể nổi lên ở khắp cơ thể nhưng những vùng cơ thể tiết nhiều mồ hôi sẽ có thể là nơi mọc nhiều mụn nhất, chẳng hạn như vùng trán, vùng cổ, lưng, các nếp gấp trên cơ thể, vùng tã lót,…

Tình trạng trẻ bị phát ban do nóng trong có thể được cải thiện nhanh chóng nếu thời tiết trở nên mát hơn và đồng thời trẻ cũng ít đổ mồ hôi hơn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên vì thế mà chủ quan. Trong những trường hợp phát ban nghiêm trọng, cha mẹ không xử lý đúng cách sẽ gây tổn thương cho da, tình trạng phát ban ngày càng lan rộng, thậm chí gây nhiễm trùng và biến chứng toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Bệnh được chia thành 3 dạng như sau:

Ban hạt kê: Dạng bệnh này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng bệnh là trên bề mặt da của bé xuất hiện những bọng nước trắng li ti, đồng thời không có tình trạng bị sưng, tấy đỏ xung quanh và không gây ngứa cho trẻ. Thông thường, những mụn trắng li ti này sẽ biến mất trong khoảng vài giờ, hay vài ngày sau đó, mà không gây hại cho trẻ.

Khi bị phát ban kê đỏ, bé có xu hướng gãi nhiều và thường xuyên quấy khóc, cáu gắt

Ban kê đỏ: Dạng bệnh ban kê đỏ cũng có thể gọi là tình trạng rôm sảy và rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Triệu chứng của bệnh như sau: Da của bé đỏ lên đồng thời có nhiều bóng nước. Những bóng nước này có thể mọc đơn lẻ, rời rạc nhưng cũng có khi mọc thành chùm, khi quan sát có thể thấy lấm tấm trên da. Những nốt bọng nước này khiến trẻ có cảm giác ngứa rát, vô cùng khó chịu dẫn tới bé có xu hướng gãi nhiều và thường xuyên quấy khóc, cáu gắt. Dạng bệnh ban kê đỏ thường xảy ra vào thời điểm thời tiết nắng nóng.

Ban kê sâu: Dạng bệnh này còn có thể gọi là ban kê mủ và khá hiếm gặp. Thông thường, những trẻ bị ban kê đỏ hay còn gọi là rôm sảy không được chăm sóc đúng cách, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì có thể dẫn đến tình trạng ban kê sâu. Đó là khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn khiến tình trạng da bị viêm sâu hơn, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng thứ phát. Bệnh không gây ngứa nhưng không điều trị kịp thời có thể dẫn đến kiệt sức.

2. Cách chăm sóc trẻ bị phát ban do nóng trong

Khi trẻ có những biểu hiện phát ban do nóng trong, mẹ có thể tham khảo một số gợi ý về cách chăm sóc trẻ như sau:

- Điều quan trọng trước tiên mà bố mẹ cần phải làm đó là theo dõi thân nhiệt cho trẻ bằng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử. Trong trường hợp trẻ bị sốt, cần phải tìm cách hạ sốt cho trẻ, càng nhanh càng tốt. Mẹ nên để trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, đồng thời dùng khăn ấm để lau người cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, vùng nách và vùng bẹn của bé. Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liên tục theo dõi nhiệt độ của con để nắm rõ được tình trạng sức khỏe của trẻ và kịp thời xử trí nếu có bất thường.

Mẹ nên thường xuyên lau mồ hôi để giảm thân nhiệt cho trẻ

- Mẹ thường xuyên lau sạch mồ hôi cho trẻ: Đây là cách đơn giản nhưng cũng có thể mang lại hiệu quả giảm nhiệt trên da của trẻ rất tốt.

- Khi trẻ bị phát ban do nóng trong, một điều mà mẹ không thể quên đó là hãy nhanh chóng bù nước và điện giải cho trẻ: Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ, uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây, ăn các loại cháo, súp loãng hoặc có thể sử dụng điện giải oresol theo hướng dẫn.

- Mẹ nên cách ly trẻ với những trẻ khác để tránh tình trạng nhiễm khuẩn hoặc phòng ngừa lây nhiễm.

- Các bậc phụ huynh cũng nên chú ý cắt tỉa móng tay cho con thường xuyên để tránh để tình trạng trẻ gãi và làm xước da và gây ra tình trạng nhiễm trùng.

- Trong trường hợp những triệu chứng của trẻ không được cải thiện thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và kịp thời điều trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm cho bé. Cụ thể, mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu sau: Tình trạng phát ban trên da ngày càng lan rộng hơn, da trẻ có hiện tượng sưng đỏ, trẻ gãi nhiều, quấy khóc, không hạ sốt,…

3. Những điều mẹ không nên làm khi trẻ bị phát ban do nóng trong

Khi trẻ bị phát ban do nóng trong, mẹ không nên thực hiện những điều sau đây để tránh khiến cho tình trạng bệnh của trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn:

Không tự ý bôi các loại thuốc dạng kem lên vùng da bị phát ban của trẻ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ có hiện tượng trầy xước, loét, chảy nước và được bác sĩ kê đơn thuốc thì cha mẹ cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Cho trẻ bú sữa mẹ để cải thiện tình trạng nóng trong

Nếu trẻ bị phát ban khi còn đang bú mẹ, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình và nên tránh ăn các loại thực phẩm, gia vị có tính cay nóng đồng thời nên ăn nhạt hơn.

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn quá nóng, những thực phẩm gây nóng hoặc mặn vì có thể khiến tình trạng bệnh kéo dài và nghiêm trọng hơn.

Phát ban nhiệt là trạng thái không quá nguy hiểm, nhưng chúng lại làm cho trẻ ăn ngủ không yên, làm cho cơ thể luôn trong trạng thái bứt rứt, khó chịu. Vì thế, bố mẹ cần nắm rõ các thông tin về vấn đề này để cách xử lý hiệu quả khi trẻ không may bị phát ban nhiệt.

Tình trạng trẻ bị phát ban do nóng trong rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ muốn tìm hiểu thêm về tình trạng này để biết cách xử lý hiệu quả, có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn. Các bác sĩ chuyên khoa Nhi của MEDLATEC không những có chuyên môn giỏi mà còn giàu lòng yêu trẻ, luôn tâm huyết với bệnh nhi, vì thế, cha mẹ có thể an tâm khi đưa con đến thăm khám, trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng tại MEDLATEC.

Video liên quan

Chủ Đề