Âm lich hôm nay là bao nhiêu 2023

Giờ Hoàng đạo

Mậu Tý (23h-1h): Thanh Long Kỷ Sửu (1h-3h): Minh Đường
Nhâm Thìn (7h-9h): Kim Quỹ Quý Tị (9h-11h): Bảo Quang
Ất Mùi (13h-15h): Ngọc Đường Mậu Tuất (19h-21h): Tư Mệnh

Giờ Hắc đạo

Canh Dần (3h-5h): Thiên Hình Tân Mão (5h-7h): Chu Tước
Giáp Ngọ (11h-13h): Bạch Hổ Bính Thân (15h-17h): Thiên Lao
Đinh Dậu (17h-19h): Nguyên Vũ Kỷ Hợi (21h-23h): Câu Trận

Ngũ hành

Ngũ hành niên mệnh: Sơn Hạ Hỏa

Ngày: Bính Thân; tức Can khắc Chi (Hỏa, Kim), là ngày cát trung bình (chế nhật).
Nạp âm: Sơn Hạ Hỏa kị tuổi: Canh Dần, Nhâm Dần.
Ngày thuộc hành Hỏa khắc hành Kim, đặc biệt tuổi: Nhâm Thân, Giáp Ngọ thuộc hành Kim không sợ Hỏa.
Ngày Thân lục hợp Tỵ, tam hợp Tý và Thìn thành Thủy cục. Xung Dần, hình Dần, hình Hợi, hại Hợi, phá Tỵ, tuyệt Mão.

Xem ngày tốt xấu theo trực

Khai (Tốt mọi việc trừ động thổ, an táng)

Tuổi xung khắc

Xung ngày: Giáp Dần, Nhâm Dần, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn
Xung tháng: Giáp Thìn, Mậu Thìn, Giáp Tuất

Sao tốt

Thiên đức: Tốt mọi việc

Nguyệt Đức: Tốt mọi việc

Sinh khí: Tốt mọi việc, nhất là xây dựng nhà cửa; tu tạo; động thổ ban nền; trồng cây

Thiên tài: Tốt cho việc cầu tài lộc; khai trương

Dịch Mã: Tốt mọi việc, nhất là xuất hành

Phúc hậu: Tốt về cầu tài lộc; khai trương, mở kho

Nhân Chuyên: Đại cát: tốt mọi việc, có thể giải được sao xấu (trừ Kim thần thất sát)

Sao xấu

Thiên tặc: Xấu đối với khởi tạo; động thổ; về nhà mới; khai trương

Hướng xuất hành

- Hỷ thần (hướng thần may mắn) - TỐT: Hướng Tây Nam
- Tài thần (hướng thần tài) - TỐT: Hướng Đông

Ngày tốt theo Nhị thập bát tú

Sao: Tất
Ngũ hành:
Thái âm
Động vật:
Ô (con quạ)

TẤT NGUYỆT Ô

: Trần Tuấn: TỐT

(Kiết Tú) Tướng tinh con quạ, chủ trị ngày thứ 2.

- Nên làm: Khởi công tạo tác việc gì cũng tốt. Tốt nhất là chôn cất, cưới gả, trổ cửa dựng cửa, đào kênh, tháo nước, khai mương, móc giếng. Những việc khác cũng tốt như làm ruộng, nuôi tằm, khai trương, xuất hành, nhập học.

- Kiêng cữ: Đi thuyền

- Ngoại lệ: Sao tất gặp ngày Thân, Tý, Thìn đều tốt.

Gặp ngày Thân hiệu là Nguyệt Quải Khôn Sơn, trăng treo đầu núi Tây Nam, rất tốt . Lại thêm Sao Tất đăng viên ở ngày Thân, cưới gả và chôn cất là 2 việc rất tốt.

Tất tinh tạo tác chủ quang tiền,

Mãi dắc điền viên hữu lật tiền

Mai táng thử nhật thiêm quan chức,

Điền tàm đại thực lai phong niên

Khai môn phóng thủy đa cát lật,

Hợp gia nhân khẩu đắc an nhiên,

Hôn nhân nhược năng phùng thử nhật,

Sinh đắc hài nhi phúc thọ toàn.

Nhân thần

Ngày 10-10-2022 dương lịch là ngày Can Bính: Ngày can Bính không trị bệnh ở vai.

Ngày 15 âm lịch nhân thần ở trong miệng, khắp thân mình và túc dương minh vị kinh. Tránh mọi sự tổn thương, va chạm, mổ xẻ, châm chích tại vị trí này.

* Theo Hải Thượng Lãn Ông.

Thai thần

Tháng âm: 9
 Vị trí: Môn, Song

Trong tháng này, vị trí Thai thần ở cửa phòng và cửa sổ phòng thai phụ. Do đó, không nên dịch chuyển vị trí hoặc tiến hành tu sửa nơi này, tránh làm động Thai thần, ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi.

Ngày: Bính Thân
 Vị trí: Trù, Táo, nội Bắc

Trong ngày này, vị trí của Thai thần ở hướng Bắc phía trong nhà bếp và bếp lò. Do đó, thai phụ không nên lui tới tiếp xúc nhiều, dịch chuyển vị trí đồ đạc, tiến hành các công việc sửa chữa đục đẽo ở nơi này. Bởi việc làm đó có thể làm động Thai thần, ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi.

Giờ xuất hành theo Lý Thuần Phong

Giờ xuất hành theo Lý Thuần Phong

11h-13h
23h- 1h

Tiểu cát: TỐT
Tiểu cát mọi việc tốt tươi
Người ta đem đến tin vui điều lành
Mất của Phương Tây rành rành
Hành nhân xem đã hành trình đến nơi
Bệnh tật sửa lễ cầu trời
Mọi việc thuận lợi vui cười thật tươi..

Rất tốt lành, xuất hành giờ này thường gặp nhiều may mắn. Buôn bán có lời. Phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp. Có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

1h-3h
13h-15h

Không vong/Tuyệt lộ: XẤU
Không vong lặng tiếng im hơi
Cầu tài bất lợi đi chơi vắng nhà
Mất của tìm chẳng thấy ra
Việc quan sự xấu ấy là Hình thương
Bệnh tật ắt phải lo lường
Vì lời nguyền rủa tìm phương giải trừ..

Đây là giờ Đại Hung, rất xấu. Xuất hành vào giờ này thì mọi chuyện đều không may, rất nhiều người mất của vào giờ này mà không tìm lại được. Cầu tài không có lợi, hay bị trái ý, đi xa e gặp nạn nguy hiểm. Chuyện kiện thưa thì thất lý, tranh chấp cũng thua thiệt, e phải vướng vào vòng tù tội không chừng. Việc quan trọng phải đòn, gặp ma quỷ cúng tế mới an.

3h-5h
15h-17h

Đại An: TỐT
Đại an mọi việc tốt thay
Cầu tài ở nẻo phương Tây có tài
Mất của đi chửa xa xôi
Tình hình gia trạch ấy thời bình yên
Hành nhân chưa trở lại miền
Ốm đau bệnh tật bớt phiền không lo
Buôn bán vốn trở lại mau
Tháng Giêng tháng 8 mưu cầu có ngay..

Xuất hành vào giờ này thì mọi việc đa phần đều tốt lành. Muốn cầu tài thì đi hướng Tây Nam – Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.

5h-7h
17h-19h

Tốc hỷ: TỐT
Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề..

Xuất hành giờ này sẽ gặp nhiều điềm lành, niềm vui đến, nhưng nên lưu ý nên chọn buổi sáng thì tốt hơn, buổi chiều thì giảm đi mất 1 phần tốt. Nếu muốn cầu tài thì xuất hành hướng Nam mới có hi vọng. Đi việc gặp gỡ các lãnh đạo, quan chức cao cấp hay đối tác thì gặp nhiều may mắn, mọi việc êm xuôi, không cần lo lắng. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin về.

7h-9h
19h-21h

Lưu niên: XẤU
Lưu niên mọi việc khó thay
Mưu cầu lúc chửa sáng ngày mới nên
Việc quan phải hoãn mới yên
Hành nhân đang tính đường nên chưa về
Mất của phương Hỏa tìm đi
Đề phong khẩu thiệt thị phi lắm điều..

Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Mất của, đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy. Nên phòng ngừa cãi cọ. Miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng làm gì đều chắc chắn. Tính chất cung này trì trệ, kéo dài, gặp xấu thì tăng xấu, gặp tốt thì tăng tốt.

9h-11h
21h-23h

Xích khẩu: XẤU
Xích khẩu lắm chuyên thị phi
Đề phòng ta phải lánh đi mới là
Mất của kíp phải dò la
Hành nhân chưa thấy ắt là viễn chinh
Gia trạch lắm việc bất bình
Ốm đau vì bởi yêu tinh trêu người..

Xuất hành vào giờ này hay xảy ra việc cãi cọ, gặp chuyện không hay do "Thần khẩu hại xác phầm", phải nên đề phòng, cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, giữ mồm giữ miệng. Người ra đi nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Nói chung khi có việc hội họp, việc quan, tranh luận… tránh đi vào giờ này, nếu bắt buộc phải đi thì nên giữ miệng dễ gây ẩu đả cãi nhau.

Ngày xuất hành theo Khổng Minh

Thanh Long Kiếp (Tốt) Xuất hành 4 phương 8 hướng đều tốt . Trăm sự như ý.

* Ngày xuất hành theo lịch Khổng Minh ở đây nghĩa là ngày đi xa, rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian dài, hoặc đi xa để làm hay thực hiện một công việc quan trọng nào đó. Ví dụ như: xuất hành đi công tác, xuất hành đi thi đại học, xuất hành di du lịch (áp dụng khi có thể chủ động về thời gian đi).

Bành tổ bách kỵ

BÀNH TỔ BÁCH KỴ

Ngày Bính

BÍNH bất tu táo tất kiến hỏa ương
Ngày can Bính không nên sửa bếp, sẽ bị hỏa tai

Ngày Thân

THÂN bất an sàng quỷ túy nhập phòng
Ngày chi Thân không nên kê giường, quỷ ma vào phòng

Ngày này năm xưa

Sự kiện trong nước
10/10/2010

Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội được tổ chức nhằm kỷ niệm 1.000 năm Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long.

10/10/1979

Việt Nam là thành viên chính thức của Liên minh Viễn thông châu Á - Thái Bình Dương (Viết tắt là APT).

10/10/1965

Từ 10-10 đến 18-11-1965 quân giải phóng miền Nam đã liên tục tấn công địch ở Plâyme, một làng nhỏ thuộc tỉnh Gia Lai, cách thị xã Plâycu 40km về phía tây. Quân giải phòng đã liên tục chiến đấu và chiến thắng, diệt 3.000 địch, trong đó có 1.700 Mỹ, một tiểu đoàn Mỹ và 2 tiểu đoàn nguỵ bị tiêu diệt gọn; 88 xe quân sự bị phá huỷ, 44 máy bay bị bắn rơi.

10/10/1958

Quân ta tiến công quận lỵ Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một), diệt và bắt hàng tất cả bọn địch ở đây, sau đó lại đánh tan một tiểu đoàn đến tiếp viện. Các chủ đồn điền người nước ngoài chấp nhận đóng thuế cho Cách mạng. Sau trận này, địch đã rút bỏ 20 đồn lẻ trong quận.

10/10/1954

Ngày giải phóng Thủ đô. Nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, ảnh Bác Hồ và những bó hoa tươi thắm, thành đội ngũ trật tự theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố... kéo tới những con đường được báo trước là bộ đội hành quân qua. Đoàn xe đầu tiên do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Uỷ ban quân chính và bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó chủ tịch Uỷ ban Quân chính Hà Nội dẫn đầu.

10/10/1942

Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương cho xuất bản tờ Cờ giải phóng, tờ báo do Tổng bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách.

10/10/1888

Ngày sinh Tạ Duy Hiển, người đầu tiên ở ngoài Bắc đứng ra lập một gánh xiếc rong của gia đình. Năm 1958, Tạ Duy Hiển được cử làm trưởng đoàn xiếc nhân dân Trung ương (nay là Liên đoàn xiếc Việt Nam). Ông qua đời năm 1966.

10/10/1871

Ngày mất Nguyễn Trường Tộ. Ông sinh năm 1828 trong một gia đình theo đạo Thiên chúa ở Nghệ An. Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức 58 bản hiến kế, thiết tha bày tỏ mong muốn đổi mới đất nước, mong đất nước phải mạnh lên, có nhiều bạn bè để đủ sức đối phó với giặc Pháp. Nhưng vua quan nhà Nguyễn không chấp nhận các đề nghị canh tân của ông.

Sự kiện quốc tế
10/10/1982

Maximilian Kolbe, linh mục tình nguyện chết thay cho người khác tại Trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan, được Giáo hội Công giáo Rôma phong thánh.

10/10/1964

Lễ khai mai Thế vận hội Mùa hè 1964 được cử hành tại Tokyo, Nhật Bản.

10/10/1911

Cách mạng Tân Hợi bắt đầu với Khởi nghĩa Vũ Xương, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thanh ở Trung Quốc.

Ngày 10 tháng 10 năm 2022 là ngày tốt hay xấu?

Lịch Vạn Niên 2022 - Lịch Vạn Sự - Xem ngày tốt xấu, ngày 10 tháng 10 năm 2022 , tức ngày 15-09-2022 âm lịch, là ngày Hoàng đạo

Các giờ tốt (Hoàng đạo) trong ngày là: Mậu Tý (23h-1h): Thanh Long, Kỷ Sửu (1h-3h): Minh Đường, Nhâm Thìn (7h-9h): Kim Quỹ, Quý Tị (9h-11h): Bảo Quang, Ất Mùi (13h-15h): Ngọc Đường, Mậu Tuất (19h-21h): Tư Mệnh

Ngày hôm nay, các tuổi xung khắc sau nên cẩn trọng hơn khi tiến hành các công việc lớn là Xung ngày: Giáp Dần, Nhâm Dần, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn, Xung tháng: Giáp Thìn, Mậu Thìn, Giáp Tuất, .

Nên xuất hành - Hỷ thần (hướng thần may mắn) - TỐT: Hướng Tây Nam gặp Hỷ thần, sẽ mang lại nhiều niềm vui, may mắn và thuận lợi. Xuất hành - Tài thần (hướng thần tài) - TỐT: Hướng Đông sẽ gặp Tài thần, mang lại tài lộc, tiền bạc. Hạn chế xuất hành hướng - Tài thần (hướng thần tài) - TỐT: Hướng Đông, xấu.

Theo Lịch Vạn Sự, có 12 trực (gọi là kiến trừ thập nhị khách), được sắp xếp theo thứ tự tuần hoàn, luân phiên nhau từng ngày, có tính chất tốt xấu tùy theo từng công việc cụ thể. Ngày hôm nay, lịch âm ngày 15 tháng 9 năm 2022 là Khai (Tốt mọi việc trừ động thổ, an táng).

Theo Ngọc hạp thông thư, mỗi ngày có nhiều sao, trong đó có Cát tinh (sao tốt) và Hung tinh (sao xấu). Ngày 10/10/2022, có sao tốt là Thiên đức: Tốt mọi việc; Nguyệt Đức: Tốt mọi việc; Sinh khí: Tốt mọi việc, nhất là xây dựng nhà cửa; tu tạo; động thổ ban nền; trồng cây; Thiên tài: Tốt cho việc cầu tài lộc; khai trương; Dịch Mã: Tốt mọi việc, nhất là xuất hành; Phúc hậu: Tốt về cầu tài lộc; khai trương, mở kho; Nhân Chuyên: Đại cát: tốt mọi việc, có thể giải được sao xấu (trừ Kim thần thất sát);

Các sao xấu là Thiên tặc: Xấu đối với khởi tạo; động thổ; về nhà mới; khai trương;

Người dân Việt Nam ai cũng đều biết hệ thống Lịch Âm dù đang dùng Dương lịch như là một tiêu chuẩn chung của thế giới hiện nay. Trước khi áp dụng hệ thống Dương lịch của phương Tây, người Việt Nam chỉ theo âm lịch (hay còn gọi là nông lịch hay lịch nông nghiệp, âm dương lịch) để xác định thời điểm gieo trồng, thu hoạch và các dịp lễ hội. Vậy Âm lịch được xác định ra sao và được người dân ứng dụng như thế nào?

Âm lịch là gì ? 

Âm lịch Việt Nam tiếng anh gọi là vietnamese lunar calendar là một loại lịch thiên văn. Âm lịch là lịch được xây dựng dựa vào sự vận chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất.

Trên thế giới có nhiều loại Âm lịch: Âm lịch của Babylon, của Hồi Giáo, của Trung Hoa. Các nhà làm âm lịch đã cố gắng kết hợp với dương lịch để các tiết khí hậu trong  một năm được hợp lý nhất. 

Nguồn gốc lịch sử của âm lịch Việt Nam

Âm lịch dùng tại Việt Nam là có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc. Các hệ thống âm lịch đều được tính dựa trên những nguyên tắc cơ bản giống nhau. Dựa vào kết quả của công trình nghiên cứu về lịch và lịch Việt Nam của giáo sư Hoàng Xuân Hãn chúng ta biết được từ trước năm 1945 Việt Nam sử dụng lịch nào và lịch đó khác hay giống với lịch Trung Quốc như thế nào. Lưu ý khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung khí bạn cần xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có các điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc. Nhiều tháng theo âm lịch Việt Nam là tháng nhuận nhưng trong lịch Trung Quốc thì tháng đó không nhuận. Có tháng theo lịch ta là tháng thiếu nhưng theo lịch Trung Quốc lại là tháng đủ.

  • Thời kỳ bắc thuộc: người dân Việt Nam sử dụng lịch Trung Quốc.
  • Từ khoảng 939-1078 (Thời nhà Ngô đến đầu nhà Lý): thời kỳ này Việt Nam vẫn dùng lịch Trung Quốc.
  • Năm 1080-1300 (Nhà Lý và nhà Trần): Việt Nam bắt đầu có hệ thống âm lịch cho riêng mình dựa trên nguyên tắc của tính lịch của nhà Tống Trung Quốc. Trong giai đoạn này lịch Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với lịch Trung Quốc.
  • Năm 1306-1644 (Nhà Trần, Hồ, Lê):nhờ học hỏi phép tính lịch khi đi sứ nhà Nguyên năm 1300 nên Việt Nam đã tự tính được lịch và hệ thống lịch thời kỳ này giống hệ thống lịch của nhà Nguyên và nhà Minh tại Trung Quốc. Cho đến hết thời nhà Minh (1644) âm lịch của tả và Trung Quốc vẫn giống nhau.
  • Năm 1645-1812 (Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn):Lịch âm Việt Nam và lịch Trung Quốc khác nhau nhiều do Trung Quốc dùng phép lịch mới (lịch Thời Hiến) còn Việt nam theo phép lịch Đại thống. 
  • Năm 1789-1801 (Thời Tây Sơn): Nhà Tây Sơn không rõ dùng lịch gì. Nhà Nguyễn trong giai đoạn này vẫn sử dụng lịch theo phép lịch Đại thống. Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy trì lịch cũ tên là lịch Vạn Toàn đến 1812.
  • Năm 1813-1945 (Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp):Dùng lịch Hiệp Kỷ là lịch được tính theo phép lịch Thời Hiến của nhà Thanh. Thời này lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc giống nhau.
  • Năm 1946-1954 (Giai đoạn kháng chiến chống Pháp):Việt Nam làm lịch theo sách “Vạn niên thư” của Trung Quốc.
  • Năm 1955-1975 (Thời kỳ chia cắt 2 miền): THời kỳ bắc nam chia cắt do sử dụng 2 múi giờ khác nhau (Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.) nên lịch của 2 miền nam bắc khác nhau và khác so với lịch Trung Quốc.
  • Từ 1976 đến nay:Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7 nên lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc là khác nhau.

Quy luật của âm lịch Việt Nam

  • Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc
  • Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch
  • Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch
  • Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận
  • Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.
Việc cùng tồn tại hai hệ thống lịch này đã được người Việt Nam chấp nhận từ lâu. Giống với người Trung Quốc, Âm lịch Việt Nam có từ năm 2637 trước công nguyên, mỗi năm có 12 tháng gồm 29 hoặc 30 ngày mỗi tháng.
Một tháng âm lịch được xác định bằng khoảng thời gian cần thiết để mặt trăng hoàn thành chu kỳ Trăng đầy đủ là 29 ngày rưỡi, đó có nghĩa là độ dài tháng sẽ là 29 và 30 ngày luân phiên (được gọi tương ứng là thiếu và đủ). 12 tháng âm lịch được chia thành 24 tiết khí phân biệt theo bốn mùa và sự thay đổi thời tiết, tất cả đều có mối quan hệ chặt chẽ với chu kỳ làm nông nghiệp hàng năm. 
Vậy 24 tiết khí là gì? Sau khi quan sát chuyển động của mặt trời, người xưa đã tìm ra ngày dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm, lần lượt là Hạ chí và Đông chí . Sử dụng hai sự kiện hàng năm này, một năm theo lịch âm được chia thành 24 phần bằng nhau tương ứng với 24 tiết khí trong nông lịch. 24 tiết khí cho thấy sự hiểu biết của mọi người về bốn mùa, khí hậu và nông nghiệp. Bảng dưới đây là 24 tiết khí và ngày bắt đầu của nó theo dương lịch:

  • Mùa Xuân
Tiết khí Ý nghĩa Ngày dương lịch
Lập Xuân Ngày bắt đầu mùa xuân Từ ngày 04 tới 05 tháng 02
Vũ Thủy Mưa ấm Từ ngày 18 tới 19 tháng 02 
Kinh Trập Sâu nở Từ ngày 05 tới 06 tháng 03 
Xuân Phân Giữa Xuân Từ ngày 02 tới 21 tháng 03
Thanh Minh Trời trong sáng Từ ngày 04 tới 05 tháng 04 
Cốc Vũ Mưa rào Từ ngày 20 tới 21 tháng 04
  • Mùa Hạ
Tiết khí Ý nghĩa Ngày dương lịch
Lập Hạ Bắt đầu mùa hè Từ ngày 05 tới 06 tháng 05
Tiểu Mãn Lũ nhỏ, duối vàng Từ ngày 21 tới 22 tháng 05
Mang Chủng Chòm sao tua rua mọc Từ ngày 05 tới 06 tháng 06
Hạ Chí Giữa hè Từ ngày 21 tới 22 tháng 07
Tiểu Thử Nóng nhẹ Từ ngày 07 tới 08 tháng 07
Đại Thử Nóng oi Từ ngày 22 tới 23 tháng 07
  • Mùa Thu
Tiết khí Ý nghĩa Ngày dương lịch
Lập Thu Bắt đầu mùa thu Từ ngày 07 tới 08 tháng 08
Xử Thử Mưa ngâu Từ ngày 23 tới 24 tháng 08
Bạch Lộ Nắng nhạt Từ ngày 07 tới 08 tháng 09
Thu Phân Giữa thu Từ ngày 23 tới 24 tháng 09
Hàn Lộ Mát mẻ Từ ngày 08 tới 09 tháng 10
Sương Giáng Sương mù xuất hiện Từ ngày 23 tới 24 tháng 10
  • Mùa Đông
Tiết khí Ý nghĩa Ngày dương lịch
Lập Đông Bắt đầu mùa đông Từ ngày 07 tới 08 tháng 11
Tiểu Tuyết Tuyết xuất hiện Từ ngày 22 tới 23 tháng 11
Đại Tuyết Tuyết dầy Từ ngày 07 tới 08 tháng 12
Đông Chí Giữa đông Từ ngày 21 tới 22 tháng 12
Tiểu Hàn
Rét nhẹ
Từ ngày 05 tới 06 tháng 01
Đại Hàn Rét đậm Từ ngày 20 tới 21 tháng 01

Phân tích các tiết khí trong bảng trên đây có thể nhận thấy chúng có liên quan đến các yếu tố khí hậu và thời tiết rất đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Trong quá khứ người ta ứng dụng để tính toán thời điểm gieo trồng ngũ cốc sao cho phù hợp với các điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của cây. Tuy vậy nó cũng áp dụng được cho các vùng lân cận như khu vực phía bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên,.v.v. 

Mùa trong năm

Người ta phân chia mùa trong năm dựa vào sự thay đổi chung nhất của chu kỳ thời tiết. Ở miền bắc Việt Nam và các vùng ôn đới và vùng cực một năm có bốn mùa: mùa Xuân, mùa Hạ (hay mùa hè), mùa Thu, mùa Đông. Ở Miền nam Việt Nam và các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới một năm chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lưu lượng mua có sự thay đổi đáng kể so với sự thay đổi của nhiệt độ. Một số khu vực nhiệt đới khác thì chia làm 3 mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Người Ai cập cổ đại chia một năm làm 3 mùa: mùa ngập lụt, mùa cày cấy và mùa gieo hạt. Theo tiết khí trong lịch Phương Đông thì các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ “lập” trước tên mùa: ví dụ mùa Xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân. Tại các nước Phương tây và theo thiên văn học mùa được phân định bằng các thời điểm như điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân và điểm đông chí. 

Năm nhuận là gì? Tại sao lại có năm nhuận? 

Do 1 chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất là 29,53 ngày nên 1 năm chỉ có 354 ngày, ít hơn một năm dương lịch có 365,25 ngày. Do vậy, cứ sau 3 năm thì lịch âm phải bổ sung 1 tháng nhuận để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Để xác định được một năm nào đó là năm nhuận theo Âm lịch thì ta chỉ cần lấy năm đó đem chia cho 19, nếu số dư là một trong các số 0,3,6,9 hoặc 11,14,17 thì năm đó là năm nhuận theo lịch âm. Tuy nhiên để xác định tháng nhuận theo lịch âm thì khó hơn nhiều. Theo các nhà lịch pháp việc tính toán này rất phức tạp và phải có kinh nghiệm tính và lập thành bảng để tuân theo. Không có một công thức tính toán đơn giản như tính năm nhuận.

Khác với thế kỷ 100 năm của phương tây, lịch Việt Nam được chia thànhcác thời kỳ 60 năm gọi là “Hồi” hay “Lục thập hoa giáp”.Các năm được đặt tên theo chu kỳ của 10 Thiên Can và chu kỳ của 12 Địa Chi. Mỗi năm được đặt tên theo cặp của một can và một chi gọi là Can Chi như bảng bên dưới:

1, Giáp Tý 11, Giáp Tuất 21, Giáp Thân 31, Giáp Ngọ 41, Giáp Thìn 51, Giáp Dần
2, Ất Sửu 12, Ất Hợi 22, Ất Dậu 32, Ất Mùi 42, Ất Tỵ  52, Ất Mão
3, Bính Dần 13, Bính Tý 23, Bính Tuất 33, Bính Thân 43, Bích Ngọ 53, Bích thìn
4, ĐInh Mão 14, Đinh Sửu 24, Đinh Hợi 34, Đinh Dậu 44, Đinh Mùi 54, Đinh Tỵ 
5, Mậu Thìn 15, Mậu Dần 25, Mậu Tý 35, Mậu Tuất 45, Mậu Thân 55, Mậu Ngọ
6, Kỷ Tỵ 16, Kỷ Mão 26, Kỷ Sửu 36, Kỷ Hợi 46, Kỷ Dậu 56, Kỷ Mùi
7, Canh Ngọ 17, Canh Thìn 27, Canh Dần 37, Canh Tý 47, Canh Tuất 57, Canh Thân
8, Tân Mùi 18, Tân Tỵ  28, Tân Mão 38, Tân Sửu 48, Tân Hợi 58, Tân Dậu
9, Nhâm Thân 19, Nhâm Ngọ 29, Nhâm Thìn 39, Nhâm Dần 49, Nhâm Tý 59, Nhâm Tuất
10, Quý Dậu 20, Quý Mùi 30, Quý Tỵ 40, Quý Mão 50, Quý Sửu 60, Quý Hợi


Chu kỳ 10 năm 
là Can hay Thiên Can hay Thập Can có đúng mười (10) can khác nhau và được phối hợp trong âm dương ngũ hành. Danh sách 10 can lần lượt là: 

1, Giáp – hành mộc

2, Ất – hành mộc

3, Bích – hành hỏa

4, Đinh – hành hỏa

5, Mậu – hành thổ

6, Kỷ - hành thổ

7, Canh – hành kim

8, Tân – hành kim

9, Nhâm – hành thủy

10, Quý – hành thủy

Chu kỳ 12 năm là Chi hay Địa Chi hay Thập Nhị Chi tương ứng với 12 con giáp. Đây là 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc được dùng để chỉ bốn mùa, phương hướng, năm, tháng, ngày, giờ của người xưa (gọi là canh, 1 canh bằng 2 giờ hiện tại). Danh sách 12 chi:

1, Tý – con chuột

2, Sửu – con trâu

3, Dần – con hổ

4, Ất – con mèo (con mão)

5, Thìn – con rồng

6, Tỵ - con rắn

7, Ngọ - con ngựa

8, Mùi – con dê

9, Thân – con khỉ

10, Dậu – con gà

11, Tuất – con chó

12, Hợi – con lợn

Sự khác biệt giữa lịch âm (lịch âm dương, lịch vạn niên) và lịch phương tây (dương lịch hay lịch Gregory): 

Lịch âm được tính theo chuyển động của mặt trăng và mặt trời; Lịch dương hay lịch phương tây được tính bằng chuyển động của mặt trời, khi trái đất quay quanh mặt trời một vòng là 1 năm. Lịch âm thường muộn hơn lịch dương từ 20 tới 50 ngày. 

Người nước ngoài đến Việt Nam, đặc biệt là những người có nền văn hóa phương Tây có thể cảm thấy lạ lẫm với lịch âm thường được sử dụng cùng với lịch dương quốc tế. Không giống như người Nhật (họ sử dụng lịch âm cho các ngày lễ, như Tết ), người Việt Nam sử dụng cả hai loại lịch này trong cuộc sống hàng ngày.

Mặc dù ngày nay, người dân Việt Nam sử dụng lịch phương Tây là chủ yếu trong hoạt động hàng ngày, hệ thống lịch âm vẫn là cơ sở để xác định nhiều ngày lễ truyền thống quan trọng, xác định rằm vào ngày 15 hàng tháng, xác định thời điểm gieo trồng, thu hoạch,… Đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam. Lịch âm có thể khá chính xác và đồng bộ với các mùa miễn là sử dụng dữ liệu thiên văn chính xác.

Lịch vạn niên là gì ? 

Lịch vạn niên tiếng Anh là perpetual calendar còn được gọi là lịch âm dương hay lịch vạn sự là lịch có giá trị trong nhiều năm, thường được thiết kế để tra cứu ngày giờ tốt xấu trong tuần,  tháng hoặc năm cho ngày nhất định trong tương lai dựa trên cơ sở của học thuyết Âm dương ngũ hành, kết hợp với các học thuyết trạch cát phương Đông khác

Đến với lichvannien.net, quý khách có thể dễ dàng tra cứu lịch vạn niên với thao tác cực kỳ đơn giản. 

Lichvannien.net hỗ trợ tất cả các thiết bị điện thoại, laptop, máy tính bảng, tương thích với tất cả các trình duyệt: chrome, firefox, coccoc..