1 tác phẩm của 1 nhà văn ở hà nội năm 2024

(HNMCT) - Nhắc đến Tô Hoài, hẳn độc giả sẽ nhớ ngay kho tàng văn chương gần 200 cuốn sách của nhà văn với nhiều tác phẩm về Hà Nội như “Người ven thành”, “Giăng thề”, “Chuyện cũ Hà Nội”, “Những ngõ phố, người đường phố”, “Cát bụi chân ai”... Trong đó, có bộ ba tiểu thuyết “Quê nhà”, “Quê người” và “Mười năm” được viết rải rác trong khoảng 40 năm từ những năm 1940 đến năm 1980.

1 tác phẩm của 1 nhà văn ở hà nội năm 2024

Bộ ba tiểu thuyết của nhà văn Tô Hoài được NXB Kim Đồng tái bản nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhà văn.

Đây là "bộ ba lắp ghép” bởi không chỉ được nhà văn viết trong khoảng thời gian khác nhau mà còn với cảm hứng và nhân vật, hoàn cảnh khác nhau, nhưng điểm chung của các tác phẩm là cùng một mạch lịch sử của vùng quê Kẻ Bưởi, Nghĩa Đô, nơi Tô Hoài sinh ra, lớn lên và gắn bó nhiều năm.

Được viết muộn nhất nhưng lại là cuốn mở đầu của của bộ ba tiểu thuyết, là tác phẩm “Quê nhà” viết về một giai đoạn đầy biến động trên đất nước ta. Đó là khi thành Hà Nội bị chiếm đóng, quân viễn chinh Pháp cố mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các vùng xung quanh nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của dân chúng. Tô Hoài đã miêu tả sống động về những anh hùng nông dân đã dũng cảm đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

Tác phẩm cuối cùng của bộ ba tiểu thuyết nhưng được Tô Hoài đặt bút viết đầu tiên là “Quê người”. Cuốn tiểu thuyết đã phác họa bức tranh phong tục ở một vùng nông thôn xưa kia với những hội hè đình đám, nếp ăn lối mặc, tục tảo hôn, chuyện đồng cốt một thời.

Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, “Quê người” của Tô Hoài “còn cho ta thấy biết bao cái giản dị và nên thơ của người dân quê Việt Nam - những người tuy phác thực mà rất mơ màng: Họ vốn là tác giả những câu ca dao bất hủ”. Khi quê hương bị giặc đánh chiếm, những người dân nơi vùng quê ấy phải chịu ăn đói mặc rét, tha hương nơi đất khách...

Tiếp nối mạch viết của “Quê người” là “Mười năm” - khái quát cả một thời kỳ lịch sử của vùng quê dệt cửi Nghĩa Đô qua nhiều chặng đường đấu tranh cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công.

Với óc quan sát tinh tế và tỉ mỉ, trong bộ tiểu thuyết của mình, Tô Hoài tuy đề cập đến nhiều chặng đường đấu tranh nhưng tác phẩm nào cũng gắn chặt với sinh hoạt đời thường của người dân vùng quê ấy. Bởi thế, bộ ba tiểu thuyết này có thể xếp vào dòng tiểu thuyết lịch sử, lại có thể coi là tiểu thuyết phong tục.

Mới đây, NXB Kim Đồng đã tái bản bộ ba tiểu thuyết này để kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhà văn Tô Hoài và hướng tới kỷ niệm 1011 năm Thăng Long - Hà Nội.

Nếu nói Thủ đô là trái tim của cả nước thì như nhà thơ Pháp Aragong đã viết, quần chúng bốn phương chính là những dòng máu nuôi dưỡng trái tim đó. Ngược lại, trái tim đã góp phần thanh lọc trước khi điều chuyển các dòng máu đi nuôi dưỡng cơ thể.

Đối chiếu với Thủ đô Hà Nội của chúng ta, có thể khẳng định: Đây là nơi hội tụ của các văn nghệ sĩ đến từ mọi miền Tổ Quốc khi mà tài năng nghệ thuật của họ còn ở thời kỳ nhen nhúm. Không phải đâu khác, chính bầu không khí cũng như truyền thống ngàn năm văn hiến của thủ đô đã kích thích, nuôi dưỡng tâm hồn họ, nâng cao nhận thức xã hội cho họ để rồi khi tài năng nghệ thuật ấy thực sự trưởng thành, họ đã thể hiện tình yếu đối với “người mẹ thứ hai” của mình bằng những tác phẩm đầy tâm huyết.

* Họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Cây đại thụ của nền Mỹ thật Việt Nam, con người mà ngay ở thập niên ba mươi của thế kỷ XX đã được những người “sành điệu” suy tôn trọng câu “nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn” ấy là người An Trạch, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (cũ).

1 tác phẩm của 1 nhà văn ở hà nội năm 2024

Danh hoạ Nguyễn Gia Trí

Từ 1931 đến 1936, ông theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tham gia nhiều hoạt động báo chí, nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội. Quãng thời kỳ cuối những năm ba mươi, Nguyễn Gia Trí là người dẫn đầu về tranh sơn mài ở Việt Nam. Bức tranh sơn mài cỡ lớn nổi tiếng đầu tiên của ông mang đậm dấu ấn cảnh sắc thiên nhiên và con người Hà Nội. Đó là bức Thiếu nữ bên Hồ Gươm. Hiện tại, bức Cảnh thiên thai khổ lớn của Nguyễn Gia Trí (vẽ từ trước Cách mạng Tháng Tám) vẫn được treo ở vị trí trang trọng trong Phủ Chủ tịch.

* Nhà thơ Tế Hanh

Ông sinh ra ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Mặc dù tập thơ đầu tay của Tế Hanh (ban đầu lấy lên là Nghẹn ngào) được giải thưởng của Tự lực văn đoàn từ năm 1940 nhưng phải đến năm 1943, ông mới lần đầu đặt bước tới Hà Nội (nhân khi ông đỗ tú tài và ra học Đại học Luật).

1 tác phẩm của 1 nhà văn ở hà nội năm 2024

Nhà thơ Tế Hanh

Trong kháng chiến chống Pháp, Tế Hanh tham gia nhiều hoạt động văn hóa trên các chiến trường Nam Trung Bộ. Sau hiệp định Geneve, Tế Hanh tập kết ra Bắc. Ông sống và gắn bó hẳn với Hà Nội từ bấy tới nay.

Tế Hanh là một trong những nhà thơ viết nhiều và viết hay về Hà Nội. Chỉ cần đọc tên một số bài thơ của Tế Hanh, ta có thể thấy tình cảm gắn bó với thủ đô yêu dấu của ông: Hà Nội và hai ta, Gặp xuân ngoại thành, Hồ Thiền Quang, Nhớ về Hà Nội hôm nay, Bài thơ Hà Nội – Moscow, Hà Nội vắng em… Trong số này, các bài Gặp xuân ngoại thành, Hà Nội vắng em, Nhớ về Hà Nội hôm nay là những bài thường vẫn hay được bạn đọc nhắc nhở.

* Nhà văn Tô Hoài

Quê nội của nhà văn Tô Hoài ở xã Kim An, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ (nay là Hà Nội). Tuy nhiên, ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Gần hết thời gian của cuộc đời, nhà văn Tô Hoài sống, gắn bó với quê ngoại của mình và ông đã dành cho miền quê ấy một vị trí đáng kể trong sự nghiệp sáng tác của mình. Trong số gần hai trăm đầu sách ông đã viết, ta thấy có Giăng thề, Cỏ dại, Người ven thành, Lăng Bác Hồ, Quê nhà… có bối cảnh Hà Nội xưa và nay.

Những cuốn sách ông xuất bản cách đây mươi năm như các cuốn Kẻ cướp bên Bỏi (tiểu thuyết), Những gương mặt (chân dung văn học), Chuyện cũ Hà Nội (truyện tư liệu), Cát bụi chân ai (hồi ký) đều đậm đặc những vấn đề liên quan đến người và cảnh Hà Nội của một thời đã qua.

1 tác phẩm của 1 nhà văn ở hà nội năm 2024

Nhà văn Tô Hoài

Không chỉ trên những trang viết, Tô Hoài còn thể hiện tình yêu của mình đối với Hà Nội bằng những hoạt động xã hội mà ông tham gia: nhỏ thì là “chức” tổ trưởng dân phố, lớn thì là Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố.

* Nhà văn Nguyễn Đình Thi

1 tác phẩm của 1 nhà văn ở hà nội năm 2024

Nhà văn Nguyễn Đình Thi

Ông quê ở làng Vũ Thạch, Hà Nội nhưng sinh ra tại Luang Prabang (Lào). Năm 17 tuổi (1931), ông theo gia đình trở về nước, đi học ở Hà Nội. Ông đã từng tham gia hoạt động cách mạng và giữ những cương vị quan trọng của Hội Nhà văn Việt Nam.

Có thể nói, Nguyễn Đình Thi là người có nhiều duyên nợ với Hà Nội. Thời kỳ chống Pháp ông có bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (sau này tác giả sửa chữa, nâng cấp thành bài Đất nước). Ngày thủ đô giải phóng, ông viết bài thơ Ngày về. Và cao điểm của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, ông có Chia tay trong đêm Hà Nội. Bài thơ Đất nước, Ngày về, Chia tay trong đêm Hà Nội, nhạc phẩm Người Hà Nội là những tác phẩm ghi dấu được những giai đoạn lịch sử quan trọng của thủ đô Hà Nội.

Với những thành tích to lớn trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều lần huân chương cao quý, được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).

* Họa sĩ Trần Văn Cẩn

Ông sinh tại Kiến An, Hải Phòng. Năm 1925 (khi mới 15 tuổi), Trần Văn Cẩn lên học trường Bách nghệ Hà Nội. Năm 1930, sau khi tốt nghiệp, ông đi làm ở Sở cá Nha Trang. Một năm sau, ông thi đỗ và theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1943, khi FARTA mở phòng tranh ở nhà Khai Trí Tiến Đức, Trần Văn Cẩn gửi dự thi và đoạt giải với hai tác phẩm Em Thúy (sơn dầu) và Gội đầu (khắc gỗ). Riêng với bức Em Thúy có một điều rất lý thú là hiện nguyên mẫu vẫn còn sống và thời gian qua đã có một số báo đề cập tới cuộc sống riêng tư của bà hiện nay.

1 tác phẩm của 1 nhà văn ở hà nội năm 2024

Bức hoạ Em Thuý của Trần Văn Cẩn

Cách mạng Tháng Tám thành công, Trần Văn Cẩn cùng các bạn đồng nghiệp như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng tích cực tham gia vẽ hàng chục bức tranh cổ động dựng trên các trục đường xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Riêng Trần Văn Cẩn đã vẽ tấm áp phích lớn lấy tên là Nước Việt Nam của người Việt Nam treo trên tòa địa ốc ngân hàng.

* Nhà thơ Xuân Diệu

Ông sinh ra tại xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 19 tuổi (1935), Xuân Diệu học tú tài phần thứ nhất tại trường Trung học Bảo hộ Hà Nội. Sau một thời gian học và ra công tác ở một số tỉnh, đến năm 1943, Xuân Diệu chính thức ra Hà Nội sống cùng bạn thơ Huy Cận. Tháng 8/1945, Xuân Diệu tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội. Kháng chiến chống Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc.

1 tác phẩm của 1 nhà văn ở hà nội năm 2024

Nhà thơ Xuân Diệu

Hòa bình lập lại, ông về Hà Nội, ở chung với Huy Cận trong ngôi nhà 24 Cột Cờ (nay là Điện Biên Phủ). Tại đây, Xuân Diệu đã sáng tác được nhiều bài thơ về phụ nữ, tình yêu có gắn với cảnh trí thiên nhiên Hà Nội. Ngay ngôi nhà 24 Cột Cờ cũng nhiều lần được Xuân Diệu đưa vào thơ. Bạn bè thân cận cũng như lớp đàn em của Xuân Diệu không ai là không biết mấy câu ứng tác về ngôi nhà nói trên của ông: Nhà tôi hai bốn Cột Cờ - Ai yêu thì đến, hững hờ thì qua. Từ khung cửa sổ của ngôi nhà, ta có thể nhìn thấy bóng xanh mát của những cây sấu, cây hoàng lan – những hình ảnh ta thường gặp trong thơ Xuân Diệu sau này.

* Nhà văn Nguyễn Tuân

Tuy thời thanh thiếu niên trải dài ở nhiều địa phương (Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh, Nam Định, Thanh Hóa…) song quê gốc của ông lại là làng Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội. Từ những năm ba mươi, ông tích cực tham gia sáng tác, gắn bó với một số tờ báo ở Hà Nội và nhanh chóng trở thành một trong những thủ lĩnh văn xuôi ở đất đế đô. Cách mạng Tháng Tám thành công, rồi kháng chiến bùng nổ, Nguyễn Tuân đứng về phía cách mạng, trở thành Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. Khi thủ đô giải phóng (1954), ông trở lại Hà Nội và sống tại đây cho tới khi mất.

Về Hà Nội, Nguyễn Tuân có nhiều tác phẩm có giá trị. Tiểu biểu hơn cả là tập bút ký “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” – một tác phẩm có thể xem là “tráng ca” viết về những năm tháng hào hùng toàn thể nhân dân thủ đô nô nức xuống đường thể hiện rõ ý chí đánh Mỹ. Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn có nhiều bài nói về thú ẩm thực, nét đẹp truyền thống của người Hà Nội.

1 tác phẩm của 1 nhà văn ở hà nội năm 2024

Nhà văn Nguyễn Tuân (giữa) với Họa sĩ Bùi Xuân Phái (trái) và nhạc sĩ Văn Cao (phải)

Trên đây mới chỉ là một vài ví dụ trong số rất nhiều văn nghệ sĩ từng gắn bó và có sáng tác xuất sắc về Hà Nội. Điều đáng nói thêm là: Tất cả các trường hợp kể trên đều được Nhà nước ta ghi nhận bằng việc trao tặng và truy tặng Giải thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh. Một số nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu đã được chính quyền thành phố Hà Nội trân trọng đặt tên cho một số đường phố nhằm ghi nhớ công lao, đóng góp của các ông cho nền văn hóa dân tộc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng./.