Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ mầm non

Thay vì gò ép trẻ theo những khuôn mẫu, giới hạn, giáo viên Montessori tại Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori cho phép trẻ tự do chơi, khám phá theo sở thích, ý tưởng, nhu cầu và năng lực của con. 

Cùng lắng nghe chia sẻ các giáo viên Montessori Quốc tế của Sakura Montessori để hiểu rõ hơn nguyên tắc đặc biệt này trong môi trường giáo dục Montessori.

Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ mầm non
Tại Sakura Montessori, các con vừa học, vừa chơi, vừa phát triển đa dạng các kỹ năng khác nhau.

Chơi là học, là cách rèn luyện kỹ năng và thể chất tốt nhất của trẻ 

Theo cô Lê Vân – giáo viên Montessori Quốc tế, thành viên Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm, chơi là một phần tự nhiên trong sự phát triển của trẻ nhỏ từ khi trẻ sinh ra và cũng là phương tiện chính để trẻ phát triển tối ưu ở độ tuổi Mầm non. 

Dù chơi tự do hay vui đùa cùng người lớn, khi chơi, trẻ có thể luyện tập, củng cố và phát triển các kỹ năng trong tất cả các lĩnh vực phát triển: nhận thức, thể chất, giao tiếp và xã hội/cảm xúc. 

Ví dụ: Thông qua các trò chơi ngoài trời như đạp xe, chơi đùa… trẻ phát triển các kỹ năng vận động, sự phối hợp linh hoạt giữa các nhóm cơ trong cơ thể, giúp   khỏe mạnh, thư giãn và hòa mình vào thiên nhiên. 

Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ mầm non
Các hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động

Hay trong không gian lớp học, cách tự lựa chọn, tự chơi và thực hiện các thao tác với giáo cụ… góp phần thúc đẩy sự phát triển tư duy, sự tự lập, sự chủ động. Đồng thời, trong khi chơi,  sự tương tác và  trò chuyện với bạn bè cũng giúp trẻ nâng cao nhận thức về các mối quan hệ, xây dựng tình bạn trong môi trường, học cách quyết đoán, chờ tới lượt, hợp tác và chia sẻ.  

Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ mầm non

Trong quá trình tự do chơi, trẻ có thể tự quan sát, tự phát hiện ra những điều mới mẻ, thú vị. Từ  đó kích thích nội tại, tạo động lực cho sự phát triển,  . Tâm lý tò mò thôi thúc  trẻ  đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời từ người lớn, bạn bè xung quanh…  trẻ sẽ vận dụng và sử dụng linh hoạt ngôn ngữ để mô tả những gì mình nhìn thấy, chạm vào, ngửi và nghe được… Ở một mức độ cao hơn,   trẻ muốn tìm hiểu về chủ đề chúng quan tâm qua tranh ảnh, sách…muốn  diễn đạt lại những gì mình tìm kiếm được bằng cách vẽ lại, ghi chép lại. Từ đó, các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (đọc, viết), giao tiếp của con dần hoàn thiện hơn.

Xem thêm: Đừng bỏ qua các giai đoạn phát triển cho việc học tập sớm theo Montessori

Chơi là hoạt động chủ đạo tại Sakura Montessori

Với những lợi ích đặc biệt từ việc chơi, tại Sakura Montessori, chơi luôn là hoạt động chủ đạo.  Các hoạt động chơi được giáo viên lồng ghép khéo léo và linh hoạt trong mỗi bài học theo chủ đề của tuần học. 

Cô Hoàng Tuyên, giáo viên Montessori Quốc tế, thành viên Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm thuộc Sakura Montessori cho biết: “Giáo viên Sakura Montessori gắn liền các bài học vào các trò chơi hay khuyến khích sự tự lập tìm tòi, khám phá thiên nhiên, rèn luyện tinh thần đoàn kết, sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau, mở rộng khả năng quan sát. 

Ví dụ: Khi học về chủ đề “Lễ Phục sinh” (Easter day), giáo viên tổ chức trò chơi ngoài trời cho trẻ như “Hunting eggs”- Trò chơi đi nhặt trứng. Trò chơi này có sự kết nối với chủ đề học của tuần. Trẻ được vận động dưới sân trường, được hòa mình vào thiên nhiên lại được tham gia chơi theo nhóm/ đội. Trẻ vừa được trải nghiệm hoạt động vừa được vui chơi kết hợp học hỏi kiến thức.

Hay khi học về chủ đề trò chơi dân gian, sau khi giới thiệu về các trò chơi ở trên lớp (tên gọi, ý nghĩa, cách chơi,…), giáo viên sẽ tổ chức một số trò chơi để trẻ được trải nghiệm thực tế bằng việc cho trẻ tham gia trực tiếp các trò chơi vừa được học. Như vậy, trẻ không chỉ được tìm hiểu các kiến thức về trò chơi, trẻ còn được vui chơi cùng các cô và các bạn.”Vì thế, thông qua các trò chơi, trẻ không chỉ được vận động mà còn được học hỏi các kiến thức bổ ích, không chỉ được  phát triển thể chất mà còn được phát triển khả năng tư duy, tính sáng tạo, sự tương tác,…

Làm sao giúp con vừa học vừa chơi tại nhà?

Việc chơi mà học, học mà chơi thực sự sẽ đem lại ý nghĩa và hiệu quả khi người lớn cần tạo điều kiện cho con thỏa sức vừa học vừa chơi với những trò chơi thú vị. 

Theo cô Lê Vân, xếp hình khối, vẽ tranh sáp màu, ngón tay hay xé và dán giấy, đất nặn… được liệt kê vào danh sách trò chơi bổ ích mà ba mẹ có thể cho con chơi ngay tại nhà. Các trò chơi này không chỉ là trò chơi trí tuệ mà nó còn là trò chơi thử thách về khả năng tập trung của trẻ, tăng cường sự phối hợp tay, mắt ở trẻ, khả năng sáng tạo của trẻ. 

Ba mẹ cũng nên cho trẻ tự do chơi những trò chơi trẻ yêu thích, miễn sao đó là cách chơi bổ ích, không gây hại cho trẻ. Bởi theo các chuyên gia, các trò chơi trẻ yêu thích sẽ khiến các con dồn sự tập trung cao độ nhất vào công việc của mình, khơi dậy sự sáng tạo và phát triển cá tính riêng của trẻ. 

Xem thêm: Hot Mom Phan Hồ Điệp bật mí một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại nhà

Người lớn có thể là người cùng tham gia chơi với trẻ ở trò chơi tìm đồ vật cất giấu bằng cách: Hãy giấu những món đồ chơi mà con yêu thích như búp bê, xe hơi… nhưng cố tình để cho con thấy bạn để chỗ nào. Sau đó, hãy hỏi khéo con những đồ bạn muốn và ngỏ ý muốn con đi tìm giúp. Sự mời gọi của bạn sẽ kích thích trẻ ngoan ngoãn và thích thú tìm đồ vật bị giấu. Hãy dành cho   trẻ những lời khích lệ, động viên khi   trẻ tìm thấy. Trò chơi này không chỉ giúp trẻ tăng cường vận động mà còn tạo cho các con sự hứng khởi, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác với mọi người.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo một số trò chơi như đếm, phân biệt âm thanh tiếng đàn piano, tiếng tàu hỏa, tiếng ô tô, tiếng côn trùng kêu… để kích thích trí não và các giác quan của trẻ phát triển

Thực tế, việc cho con vừa học vừa chơi không còn quá xa lạ trong môi trường lớp học và gia đình. Người lớn hãy thật tinh tế để thôi thúc, tạo động lực, khơi dậy niềm đam mê và hứng thú, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

  • TAGS
  • hệ thống Sakura Montessori
  • phương pháp montessori

MỤC LỤCCHỦ ĐỀ: VAI TRÒ CỦA CHƠI VÀ TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI TRẺ MẦM NON VÀVỚI GIÁO DỤC MẦM NON. MINH HOẠ BẰNG VÍ DỤ THỰC TIỄN.1. Đặt vấn đềLứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển quan trọng trong sự phát triển sau này củatrẻ nhỏ. Những năm đầu đời này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thànhnhân cách và phát triển năng lực của trẻ.Mặt khác, Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là hoạt động chơi. Thông qua chơicác trò chơi, trẻ học hỏi và tiếp thu hiểu biết, các kỹ năng, các kinh nghiệm đơn giảnhàng ngày. Trẻ tiếp thu rất tốt khi chơi. Trong quá trình chơi, trẻ học về thế giới củachúng, thu nhận thông tin bằng tất cả các giác quan qua việc tác động tới mọi thứ vànhững người xung quanh.Tại các trường mầm non, loại hình hoạt động chủ đạo của trẻ cũng chính là hoạtđộng vui chơi. Các hoạt động này được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻthỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triểntoàn diện cho trẻ cả về đạo đức, thẩm mỹ, thể chất và lao động...Như vậy, hoạt động chơi được được nhìn nhận với phương diện như là phương tiệnđể giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non. Trước tầm quan trọng đó của chơi và trò chơivới trẻ, em chọn chủ đề : “ Vai trò của chơi và trò chơi với trẻ mầm non và với giáo dụcmầm non. Minh họa bằng ví dụ thực tiễn.”2. Một số đặc điểm về sự phát triển thể chất và vận động của trẻ mầm non.2.1 Sự phát triển thể chấtTừ 3-6 tuổi tốc độ tăng trưởng thể chất của trẻ chậm lại so với giai đoạn trước. Mỗinăm trẻ chỉ tăng trung bình khoảng 3kg thể trọng và 5-7 cm chiều cao. Bộ phận phát2triển nhanh hơn cả trong giai đoạn này là cánh tay và ống chân. Bàn tay và bàn chânphát triển chậm hơn.Hệ xương và cơ của trẻ tiếp tục phát triển. Xương tiếp tục được cốt hóa, các cơ tora. Cơ quan hô hấp và tuần hoàn phát triển. Tốc độ hình thành các phản xạ có điều kiệntăng nhanh, hệ thống tín hiệu thứ hai và các bộ máy nhận cảm phát triển mạnh.Hệ thần kinh của trẻ 3-6 tuổi vẫn tiếp tục tăng trưởng về hình thái và cấu trúc. Trọnglượng não tăng từ khoảng 1100 gram lên 1300 gram. Một số vùng trên vỏ não tiếp tụcđược mielin hóa ( đặc biệt là vùng vỏ não trước trán). Các vùng chức năng của não tiếptục được chuyên môn hóa, nhờ đó trẻ đã có khả năng hoạt động trí tuệ phức tạp và điềukhiển nhiều hoạt động đòi hỏi sự tinh tế của cơ bắp. Trong giai đoạn này não trẻ diễn rasự tổ chức lại các cấu trúc chức năng của các hoạt động thần kinh cấp cao, khả năng bùtrừ của hệ thần kinh còn rất lớn. Vì vậy, trong trường hợp trẻ bị khuyết tật, nếu có sựhuấn luyện hợp lí thì sẽ có nhiều khả năng hoạt động bình thường.2.2 Sự phát triển vận độngBiết đi là sự kiện trọng đại của trẻ vào lúc 2 tuổi. Tuy nhiên, lúc mới biết đi, trẻthường hay bị ngã do vội vàng. Lớn hơn một chút khả năng vân động của trẻ tăng độtbiến. Trẻ 3 tuổi có thể đi hoặc chạy thành đường thẳng, đường vòng, có thể nhấc cả haichân khỏi mặt đất nhưng lại chưa có khả năng dừng đột ngột ngay hay quay ngoắt lạikhi chạy. Lên 4 tuổi, trẻ có thể nhảy lò cò một chân, có thể sử dụng cả hai tay để làmnhững việc như bắt bóng, bưng bê các vật... Khi 5 tuổi, các vận động cơ bản đã thànhthạo như người lớn: chạy vung tay, kiểm soát trọng tâm và giữ thăng bằng. Các hànhđộng đã có sự phối hợp vận động ở cả cổ, cánh tay, vai, chân,... nhờ đó trẻ có thể đi xeđạp, nhào lộn hoặc thực hiện các động tác phức tạp khác,...Trong vận động, trẻ đã có khả năng phối hợp khá chặt chẽ giữa các cơ quan vậnđộng với các cơ quan khác. Khả năng kiểm soát các cơ nhỏ được cải thiện nhanhchóng. Vì vậy, trẻ sử dụng bàn tay tinh xảo hơn. Trẻ 3 tuổi rất khó khăn khi cài cúc áo,buộc dây giày hay bắt chước các thao tác đơn giản, nhưng đến 5 tuổi có thể làm thành3thạo những việc trên. Trẻ có thể dùng kéo cắt giấy theo các đường kẻ trước, vẽ lại cáchình, các chữ cái, nặn các đồ vật...Sự phát triển khả năng vận động có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tâm lýcủa trẻ giai đoạn 3-6 tuổi và không phải do trưởng thành cơ thể mà do học được từngười lớn.3. Chơi và một số nét đặc thù của chơi ở lứa tuổi mẫu giáo3.1 Khái niệm về chơi của trẻ mẫu giáoChơi là hoạt động tự lập của trẻ, chơi không nhằm tạo ra sản phẩm ( kết quả vậtchất) mà chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ, được bắt chước làm ngườilớn của trẻ. Chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ nhưng sự giả vờ ấy của trẻ lạimang tính chất chân thực. Động cơ chơi của trẻ không nằm trong kết quả chơi mà nằmngay trong bản thân hành động chơi. Trò chơi thoát khỏi những phương thức hànhđộng bắt buộc hay nói cách khác, nó mang tính tự do và tự nguyện; trò chơi là hoạtđộng tự lập của trẻ: trẻ tự lựa chọn trò chơi, bạn chơi và tìm kiếm các phương tiện đểthực hiện dự định chơi của mình,..Nếu như trong hoạt động học tập và lao động, nhân tố dạy dỗ chủ yếu thuộc vềngười lớn thì trò chơi được quan niệm như một hình thức của tính tự lập mang tính tíchcực của trẻ em. Trong trò chơi, trẻ em có thể tự mình lựa chọn ra chủ đề và mở rộngchủ đề theo những hướng khác nhau. Bằng những phương tiện phù hợp và vừa sức vớimình, trẻ em vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vốn có để giải quyết các nhiệmvụ đã đặt ra trong trò chơi. Tất nhiên, tính tự lập và tính tích cực của trẻ em là kháiniệm tương đối ở một lứa tuổi nhất định. Trong trò chơi không có những yêu cầu khắtkhe của người lớn nhằm đạt được một kết quả nhất định. Tuy vậy vẫn cần phải dạy trẻem chơi, bởi vì nếu không có tác động sư phạm của người lớn thì trò chơi của trẻ em sẽbị kìm hãm trong sự phát triển của chính nó. Song cũng không nên hiểu sự phát triểncủa trò chơi như là kết quả trực tiếp của việc dạy dỗ. Những phương thức mô tả hiệnthực bằng trò chơi mà trẻ em nắm được phải được trẻ khái quát hóa và vận dụng chúng4vào những hoàn cảnh mới và thay đổi sao cho phù hợp với kinh nghiệm cá nhân của trẻcũng như phù hợp với quan hệ của trẻ em đối với xung quanh. Trong trò chơi, vai tròcủa người lớn không bị loại bỏ mà ở đây chỉ thay chức năng dạy thành chức năng tổchức, hướng dẫn.3.2 Một số nét đặc thù của trò chơi3.2.1 Trò chơi mang tính tự do, tự nguyện và tính độc lậpMột trong những nét đặc thù của trò chơi là tính tự do, tự nguyện và tính độc lậpcủa trể được thể hiện rất cao. Trong trò chơi, trẻ không bị phụ thuộc vào nhu cầu thựctiễn, chúng chơi xuất phát từ những nhu cầu và hứng thú trực tiếp của bản thân. X.L.Rubinstein cho rằng, động cơ chơi chủ yếu là phục vụ cho việc bắt trước một mặt nàođó của cuộc sống thực có ý nghĩa đối với trẻ. Tính tự do, tự nguyện và tính độc lập củatrẻ được biểu hiện ở việc lựa chọn trò chơi hoặc nội dung chơi; tự lựa chọn bạn chơi, tựtham gia và tự do rút lui khỏi trò chơi,...Khi bàn về tính độc lập của trẻ trong trò chơi,Usinxki đã đúng khi cho rằng, trò chơi của trẻ mang tính độc lập cao vì trẻ có hứng thúđặc biệt với chơi, trẻ chơi vì trẻ thích chơi. Mặt khác, trò chơi có tác động chiều sâuđến trẻ cũng rất lớn, thậm chí hơn cả ảnh hưởng của môi trường sống và học tập. Vàchính điều này có liên quan đến tính độc lập của trẻ trong trò chơi.Trò chơi hấp dẫn với trẻ vì trẻ hiểu nó, trẻ tự tạo ra nó. Trong cuộc sống thực, trẻhoàn toàn là trẻ con nhưng trong trò chơi, chúng là những con người trưởng thành đangthử sức lực của mình và tự tổ chức sự sáng tạo của mình. Nếu chơi mà bị ép buộc thìlúc ấy không còn là trò chơi nữa.Tính tự do và tính độc lập của trẻ trong các loại trò chơi khác nhau được biểu hiệncũng khác nhau.3.2.2 Chơi mang tính tự điều khiểnChơi là một hoạt động mang tính tự điều khiển cao. Trong trò chơi chứa đựng cácquy tắc chơi. Chính những quy tắc này yêu cầu trẻ phải chấp hành. Còn nếu phá vỡ5chúng thì trò chơi cũng bị phá vỡ theo, cho nên người chơi đều tự nguyện chấp nhận vàthực hiện chúng. Trẻ tỏ ra rất kiên trì và tập trung chú ý khi thực hiện các quy tắc chơiấy hơn cả khi thực hiện những yêu cầu của cuộc sống thực. Có thể nói, các quy tắcchơi đã tạo nên cơ chế tự điều khiển hành vi của trẻ.3.2.3 Chơi mang tính sáng tạo của trẻ.Trong trò chơi có sự hiện diện của mầm mống sáng tạo. Một số nhà tâm lý học chorằng, không nên coi trò chơi của trẻ là một hoạt động sáng tạo, bởi lẽ trong trò chơi trẻem không tạo ra cái gì mới cả. Thật sự đúng như vậy, nếu chúng ta coi trò chơi của trẻem giống như hoạt động sáng tạo của người lớn thì thuật ngữ “sáng tạo” dùng ở đâykhông thích hợp. Song nếu xem xét ở góc độ phát triển của trẻ em thì thuật ngữ đó cóthể chấp nhận được. L.X. Vygotsky đã chỉ ra rằng, khi trong đầu đứa trẻ xuất hiện mộtdự định hay một kế hoạch nào đó và trẻ có ý muốn thực hiên nó thì có nghĩa trẻ đãchuyển sang hoạt động sáng tạo. Ngay từ ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đã có khả năng đi từsuy nghĩ sang hành động, biến những suy nghĩ của mình thành hành động thực tiễn,thực hiện những dự định của mình. Năng lực này của trẻ được biểu hiện trong các hìnhthức hoạt động, trước hết là ở trong trò chơi.Sự xuất hiện dự định gắn liền với sự phát triển của óc sáng tạo. Một trò chơi chânchính bao giờ cũng liên quan tới những sáng kiến, sáng chế, phát minh. Khi chơi, tưduy và óc tưởng tượng của trẻ làm việc rất tích cực. Tính sáng tạo được khẳng địnhbằng việc trong trò chơi trẻ không copy cuộc sống mà chỉ bắt chước những gì chúngnhìn thấy, tổng hợp lại những biểu tượng của mình và thể hiện thái độ, suy nghĩ cũngnhư tình cảm của mình đối với những gì chúng thể hiện trong trò chơi. Trẻ chơi là đểcho mình chứ không phải là để cho khán giả xem, chúng không học trước vai chơi củamình mà chúng chỉ sáng tạo ra nó trong quá trình chơi.Những nghiên cứu của các nhà Tâm lý học và Giáo dục học Xô Viết đã khẳng địnhrằng, trong trò chơi, sự bắt chước gắn liền với sự tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Nhưngóc sáng tạo không ngẫu nhiên xuất hiện mà nó phải được sự giáo dục, nó được phát6triển là nhờ kết quả của sự tác động liên tục có hệ thống của các nhà giáo dục. Loại tròchơi có liên quan với cấu trúc cốt chuyện, với việc lựa chọn nội dung, lựa chọn các vaivới sự sáng kiến khi xây dựng hoàn cảnh chơi. Ở các loại trò chơi khác, tính sáng tạobiểu hiện trong việc lựa chọn các phương thức hành động, trong các tình huống chơi( trò chơi đánh cờ, xếp hình, xếp tranh,...). Loại thứ ba thể hiện trong việc vận dụngmột cách thông minh những hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của mình để phán đoán trướcđược tình huống có thể xảy ra nhằm thay đổi chiến thuật chơi của mình. Như vậy mầmmống sáng tạo của trẻ mẫu giáo được hình thành ngay trong trò chơi.3.2.4 Chơi mang đậm những xúc cảm tình cảm của trẻMột nét đặc thù dễ nhận thấy của trò chơi là nó chứa đựng những xúc cảm tình cảmlành mạnh của người chơi. Nhiều nhà nghiên cứu về trò chơi của trẻ mẫu giáo đã ghinhận sức mạnh và tính chân thực của các xúc cảm được thể nghiệm trong trò chơi.Những xúc cảm đó rất phong phú và đa dạng, niềm vui trong trò chơi là niềm vui củasự chiến thắng, niềm vui của sự sáng tạo. Trong trò chơi không những trẻ thể nghiệmnhững xúc cảm tích cực mà còn bị dằn vặt, đau buồn về sự thất bại, không thỏa mãnvới kết quả chơi, buồn giận các bạn chơi,... Nhưng một trong những điều “ngược đời”của trò chơi là cho dù có sự hiện diện của những cảm xúc tiêu cực ấy trong một sốtrường hợp thì trò chơi bao giờ cũng mang đến cho trẻ sự vui sướng, sự thỏa mãn vì đãđược chơi hết mình trong thế giới diệu kì của chúng. Trò chơi mà không có niềm vuithì nó không còn là trò chơi nữa.4. Vai trò của chơi và trò chơi đối với trẻ mầm non và với giáo dục mầm non.4.1 Vai trò của chơi và trò chơi đối với trẻ mầm nonChơi và trò chơi mang lại niềm vui cho trẻ và có một ý nghĩa đặc biệt. Nó chính làngười bạn đường của tuổi thơ ấu. Chơi với trẻ vừa là học vừa là lao động và vừa làhình thức giáo dục nghiêm túc. Trong trò chơi, đứa trẻ sống hết mình và dấu vết tuyệtvời đó sẽ lắng đọng sâu sắc trong tâm hồn chúng hơn cả dấu vết của cuộc sống thực.Với sức mạnh như vậy, trò chơi trở thành một phương tiện giáo dục phù hợp với đặc7điểm và khả năng của trẻ mẫu giáo. Những nghiên cứu về trò chơi của trẻ mẫu giáo đãkhẳng định rằng trò chơi là cuộc sống, là hoạt động chủ đạo của trẻ và nó có mối quanhệ qua lại với hoạt động khác như lao động, học tập của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Cácnhà giáo giáo dục đánh giáo cao vai trò của chơi và trò chơi và đều thống nhất rằng tròchơi là phương tiện giáo dục, là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ và giữ vị trí trungtâm trong chương trình giáo dục trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Trong trò chơi, trẻ là một chủthể tích cực hoạt động, tự khẳng định vị trí, vai trò của mình giữa bạn bè, trẻ trở lênthành “Người” từ đây.4.1.1 Chơi giữ vai trò là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non.Chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai có chủ đề chính là hoạt động chủ đạo của trẻmẫu giáo bởi nó gây ra những biến đổi về chất, tạo ra những nét tâm lý mới có ảnhhưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lí nhân cách của trẻ mẫu giáo,đồng thời chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiểu học.Trò chơi luôn giữ một vị trí đặc biệt, nó chiếm ưu thế so với các hình thức hoạtđộng khác. Vào lúc 3 tuổi, trẻ có ý thức về “cái tôi” của mình, bắt đầu phân biệt đượcmình với người khác, điều này giúp trẻ có thể đóng vai người khác mà hành độngtương đương tương ứng với vai mình đảm nhận. Hơn nữa, từ 3 tuổi trở đi, trẻ có thểhành động thành thạo với đồ vật, đồ chơi và tính tự lập của trẻ cao hơn trước, nhu cầugiao tiếp với bạn bè ngày càng tăng, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Óc tưởngtượng sáng tạo và tư duy cũng đã có những bước nhảy vọt về chất so với trẻ dưới 3tuổi. Tất cả những điều kiện trên làm cho trẻ mẫu giáo muốn được hành động nhưngười lớn, muốn hòa nhập vào các mối quan hệ đa dạng, phức tạp của người lớn, songtrên thực tế, trẻ còn non nớt và chưa đủ sức để làm người lớn. Để giải quyết mâu thuẫngiữa ước muốn, trẻ giả vờ chơi làm người lớn, tái tạo lại những hành động cũng nhưnhững quan hệ và thái độ giữa người lớn với nhau và cứ như thế, hoạt động chơi màtrung tâm là trò chơi đóng vai trò chủ đề xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo. Thông qua tròchơi, trẻ học cách ứng xử giữa mọi người với nhau trong lao động và sinh hoạt hàngngày, học được cách thiết lập mối quan hệ với mọi người, với bạn bè. Trong khi chơi,8ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ biết hợp tác cùng nhau, tính tự lập cũng ngày được pháttriển, đặc biệt động cơ “thứ bậc” của trẻ được hình thành. Trẻ học cách nhận xét đánhgiá lẫn nhau và sau đó biết tự nhận xét đánh giá về mình,... Tất cả những điều này tạora nét tâm lý mới đặc trưng cho độ tuổi mẫu giáo. Theo A. Vallon, trò chơi có một ýnghĩa rất lớn đối với trẻ em. Trò chơi giống như niềm vui sướng hay là sự hứng thú;trong trò chơi, các chức năng tâm lý được phát huy hết khả năng của mình. Nhờ có tròchơi, các quá trình tâm lý cũng như một số phẩm chất tâm lý của trẻ ngày càng đượcphát triển. Điều này giúp trẻ thuận lợi, dễ dàng hơn khi vào học lớp một.4.1.2. Chơi đóng vai trò là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻmẫu giáo.Các nhà giáo dục mầm non khi bàn về vai trò, ý nghĩa của chơi đều cho rằng, chơilà phương tiện giáo dục hiệu quả đối với trẻ mẫu giáo. Nhà giáo dục nổi tiếng ngườiSéc Jan Amos Komensky đã xem chơi như một hoạt động hết sức cần thiết của trẻ, làphương tiện giáo dục và phát triển ngôn ngữ, mở rộng biểu tượng về thế giới xungquanh cho trẻ, là con đường giúp trẻ xích lại gần nhau tạo ra niềm vui chung cùng bạnbè.Do việc quan niệm chơi là một hoạt động độc đáo của trẻ cho nên các nhà giáo dụcđã sử dụng trò chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạođức- xã hội và thẩm mĩ cho trẻ.4.1.2.1 Chơi đóng vai trò là phương tiện giáo dục thể lực cho trẻTrước hết, chơi mang lại niềm vui cho trẻ. Đây chính là yếu tố quan trọng đẩy mạnhsự phát triển chung của thể lực và tinh thần cho trẻ. Các trò chơi thường được chơi nhấtlà trò chơi vận động, đẩy mạnh sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu,rèn luyện và phát triển các kỹ năng vận động thô và tinh cũng như hình thành cho trẻmột số tố chất vận động như sự nhanh nhẹn, khéo léo, sự dẻo dai, bền bỉ, sự tinhtường,...94.1.2.2 Chơi đóng vai trò là phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻTrẻ học tốt nhất thông qua chơi, nội dung của chơi phản ánh thế giới xung quanh trẻvà chính nhờ có chơi mà trẻ hiểu sâu sắc hơn nữa về thế giới xung quanh. Tất cả nhữngđiều trẻ lĩnh hội được trước lúc chơi dưới nhiều hình thức hoạt động khác sẽ được làmchính xác hơn, phong phú hơn trong quá trình nhờ sự phát triển của dự định chơi, nhờsự cụ thể hóa các động tác chơi và các vai chơi trong trò chơi. Chơi với tư cách là hoạtđộng thực tiễn giúp trẻ hiểu rõ tính chính xác của các biểu tượng của mình. Trong lúcchơi nảy sinh nhu cầu cần có những tri thức mới để thể hiện trò chơi sống động hơn,gần gũi với cuộc sống thực hơn từ đó bắt trẻ làm giàu vốn kinh nghiệm sống của mình,thúc đẩy hoạt động nhận thức tích cực, độc đáo của trẻ. Thông qua chơi trẻ học cáchgiải quyết nhiệm vụ, tìm kiếm phương tiện thích hợp nhất để thực hiện ý tưởng và dựđịnh chơi đã đưa ra; trẻ huy động tất cả tri thức của mình và biểu lộ ra bằng lời nói đểgiải quyết nhiệm vụ chơi. Những cuộc đối thoại của trẻ trong quá trình chơi chính lànhu cầu thiết thân của trẻ. Nếu không có sự trao đổi tư tưởng và thỏa thuận, thươnglượng cùng nhau thì không thể nào chơi được. Cũng chính trong hoạt động chơi, trẻluôn phải tự tạo ra hoàn cảnh chơi, sử dụng vật thay thế, sử dụng các kí hiệu tượngtrưng và điều này làm cho óc tưởng tượng sáng tạo của trẻ được phát triển mạnh mẽ.4.1.2.3 Chơi đóng vai trò là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻHoạt động chơi của trẻ có thể được coi như một loại trường học; trong loại trườngnày, trẻ tích cực sáng tạo nắm lấy những quy tắc hành vi đạo đức cũng như một sốchuẩn mực đạo đức xã hội. Trong khi chơi, trẻ được thử sức mình hành động nhưngười lớn, tự mình thiết lấp các mối quan hệ với bạn bè trong nhóm chơi và cũng ởnhóm bạn bè này, trẻ tìm được vị trí của mình, khẳng định vị trí đó giữa các bạn trongnhóm. Thông qua chơi hình thành cho trẻ một số phẩm chất, tình cảm, đạo đức cầnthiết phù hợp với xã hội như trẻ biết cùng nhau chung sống, hành động vì nhau, chia sẻcùng nhau, hợp tác với nhau, tình bạn được củng cố, được thử thách. Nội dung chơilành mạnh giúp trẻ có thái độ tích cực đối với hiện thực, có tinh thần trách nhiệm vớingười khác, có lòng thương người, biết quan tâm lo lằng cho người khác.104.1.2.4 Chơi đóng vai trò là phương tiện giáo dục và phát triển thẩm mỹ cho trẻChơi được sử dụng rộng rãi như là một phương tiện giáo dục thẩm mỹ, bởi vì trẻphản ánh thế giới xung quanh các em thông qua các vai, các hình tượng. Óc tưởngtượng có một ý nghĩa quan trọng trong khi chơi. Trong nội dung chơi thường có nhữnghình tượng nhân vật, bài hát, lời ca, câu đố, vận động nhịp điệu,... Tất cả những cái đólàm cho trẻ cảm nhận sâu sắc hơn trước cái đẹp, trẻ rung động trước cái đẹp và biết yêucái đẹp, cố gắng đưa cái đẹp vào trong trò chơi của mình.4.2 Vai trò của chơi và trò chơi với giáo dục mầm nonGiáo dục mầm non là quá trình giáo dục có định hướng rõ ràng trong thời thơ ấucủa trẻ, giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vàolớp một. Nhưng như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của cácem là vui chơi. Vì vậy, trong chương trình giáo dục của giáo dục mầm non, chơi có mặttrong tất cả các hoạt động khác như học tập, lao động, giao tiếp, trong sinh hoạt hàngngày của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non và là một phần không thể thiếu của giáo dụcmầm non. Thông qua chơi, giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung.Chơi có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động học tập của trẻ. Trẻ học qua chơi, trẻchơi mà học; trò chơi chính là con đường giúp trẻ nhận biết thế giới. Việc học tập đảmbảo cho trẻ lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có hệ thống, đã được sắp xếptheo trật tự logic, học bắt buộc phải nắm được một số tri thức, kĩ năng nhất định theoquy định của chương trình dạy học. Chính những kiến thức, kỹ năng trẻ đã học đượcgiúp cho chúng biết cách làm phong phú và mở rộng chủ đề, nội dung chơi. Chơi sẽ cótác động trở lại với việc học của trẻ. Nếu cho trẻ học thông qua trò chơi thì việc họccủa trẻ trở nên hấp dẫn, thú vị và nhẹ nhàng hơn. Trẻ cảm thấy thoải mái vui vẻ khi họcvà chính điều này kích thích trẻ lĩnh hội tri thức, kĩ năng một cách dễ dàng hơn, có hiệuquả hơn và trẻ có hứng thú với việc học hơn. Chính vì vậy chơi là hoạt động quantrọng và được lồng ghép, đan xen trong các hoạt động khác của chương trình giáo dụcmầm non.115. Minh họa ví dụ thực tiễn về vai trò của chơi và trò chơi với trẻ mầm non và vớigiáo dục mầm non.Có một lần cũng rất may mắn khi em được đưa em gái- con của cậu, bé được 4 tuổitới trường mầm non vào buổi sáng thứ 6 nhân một dịp được nghỉ về quê. Đó là mộttrường mầm non công lập nhưng ở quê nên cũng không quá đông như ở Hà Nội. Lớpcủa bé có khoảng tầm 30 cháu. Em rất ấn tượng với hoạt động thể dục buổi sáng củacác bé. Giáo viên cho các bé ra sân trường là một khoảng không khá rộng do trong lớphơi chật. Cô cầm theo 1 cái đài và bật bài nhạc Vũ điệu rửa tay rất sôi động, các bé tậptheo cô với những động tác khá đơn giản và các bé rất hứng thú, tươi cười hởn hở tậptheo sự hướng dẫn của cô giáo. Những bài tập này giúp trẻ phát triển về vận động thô,giúp các bé nhanh nhẹn hơn, có sự dẻo dai khi tham gia các hoạt động, đồng thời giúpbé tự tin, tích cực và hứng thú tham gia các hoạt động kế tiếp. Vì khoảng thời gian vềquê và chơi với bé nhà cậu rất ít nên em có thể cảm nhận sự thay đổi rõ nét của bé. Khiở nhà bé cũng rất hứng thù đòi bố mẹ bật cho bé nghe bài nhạc trên lớp và tập theo mộtcách rất dễ thương. Chính những hoạt động chơi này giúp bé hoạt bát hơn, kỹ năng vậnđộng thô của bé cũng linh hoạt hơn rất nhiều.Thứ Tư vừa rồi em cùng các bạn trong lớp cũng được cô dẫn đi thực tế tại trườngmầm non Tốt Tô Chan. Tại đây em có quan sát một lớp mẫu giáo nhỡ và lớp có 18 bé.Khi xem bản “ Kế hoạch giáo dục tháng 11” của lớp mẫu giáo nhỡ thì em thấy hoạtđộng chính của các bé vẫn là hoạt động vui chơi và hoạt động học của các bé thì đượcđan xen, lồng ghép trong các trò chơi như : chơi ghép hình, xây ngôi nhà, tô màu theoý thích, đóng vai,... Lớp mẫu giáo nhỡ em quan sát, giáo viên chính- cô Hạnh có việcnghỉ, chỉ có cô Hảo dạy nên buổi sáng hôm đó hoạt động chính của các bé là chơi tròchơi: lắp ghép, đọc thơ và tô màu . Khi các bé chơi trò lắp- ghép, trí tưởng tượng và sựsáng tạo của các bé được phát huy một cách tối đa. Đa phần các bé đều hứng thú, vuivẻ chơi rất nhiệt tình, chỉ có một, hai bé đến sau hơi rụt rè và phải mất một lúc lâu míbắt đầu hòa chơi cùng các bạn khác. Từ những mảnh ghép nhiều màu sắc, mỗi bé lạisáng tạo và lắp ghép ra các hình khác nhau. Có những bé gái ghép thành những ngôi12nhà nhiều tầng rất đẹp và tỉ mỉ chạy ra khoe em: “ Cô ơi! Con lắp ngôi nhà đẹp khôngcô?”, có những bé trai thì chăm chỉ lắp ghép, khi em hỏi : “ Gấu! Con lắp cái gì thế?”Bé bảo : “ Con đang lắp xe tải” rồi thích thú chỉ em nghe từng bộ phận nào là đầu xe,thân xe, cửa kính, bánh của xe. Khi trẻ lật, xoay, lấy và ghép các mảnh ghép, chúngđang trực tiếp học được cách rèn luyện phối hợp tay và mắt. Đôi mắt nhìn thấy nhữngmảnh ghép và bộ não điều khiển tay lấy những mảnh ghép phù hợp với từng vị trí đểtrẻ đặt miếng ghép vào đúng nơi. Điều đó có nghĩa là, tay và mắt của trẻ làm việc cùngnhau để tìm thấy được những mảnh ghép phù hợp và vận dụng nói để ghép thành mộtbức tranh hoàn chỉnh. Cũng tương tự như kỹ năng phối hợp tay và mắt, đồ chơi ghéphình còn giúp trẻ phát triển các động tác vận động như khám phá sự khéo léo của đôitay hay những kỹ năng vận động cần thiết để có thể cầm nắm được những mảnh ghépnhỏ bé. Kỹ năng vận động này giúp ích rất nhiều cho trẻ sau này, đặc biệt là kỹ năngcầm viết và nhiều kỹ năng khác... Điều chú ý là những mảnh ghép này không chỉ cónhiều màu sắc mà trên các mảnh ghép còn có các hình như hình vuông, hình tròn, hìnhcửa số và các con số từ 1 đến 9. Do vậy qua trò lắp ghép còn giúp trẻ phân biệt màusắc, học về các hình và các con số. Đây cũng là một trong những cách dạy học tích hợpcho trẻ. Với trò tô màu, các bé được chia ngồi quanh 4 bàn, mỗi bàn lại được đánh sốtrên một tờ giấy với màu sắc khác nhau. Các bé được tự vẽ và tô màu lên ngôi nhà củamình. Có nhiều bạn thì cách cầm bút màu và tô màu rất thành thạo, có nhiều bạn độngtác của tay còn hơi gượng gạo, nguệch ngoạc. Thông qua việc tô màu, các bé dần thànhthạo với kỹ năng điều khiển vận động của đôi tay theo ý muốn, phát triển tư duy logictrong quá trình phân định hình ảnh nào được thể hiện trước và hình ảnh nào xuất hiệnsau. Ngoài ra tô màu cũng giúp trẻ phát triển tư duy tưởng tượng khi trẻ buộc phải hìnhdung lại những gì đã nhìn thấy đã mường tượng trong đầu để thể hiện ra bên ngoàithông qua đường nét và màu sắc, chuẩn bị cho trẻ kỹ năng cầm bút và điều khiển bútviết về sau, tăng khả năng thưởng thức và nhìn nhận cái đẹp trong cuộc sống qua đógiáo dục thẩm mỹ cho trẻ.6. Những bài học học được khi xuống trường mầm non.13Khi xuống trường mầm non, bản thân khá là háo hứng vì sẽ được làm việc nhữngbạn nhỏ rất dễ thương và đáng yêu, ngoài ra cũng có một chút lo lắng không biết mìnhvà các bạn nhỏ có hợp tác tốt được hay không. Và sau khi được xuống trường mầm nonTốt Tô Chan với các bé¸đặc biệt là các bé mẫu giáo nhỡ thì bản thân đã rút ra được chomình rất nhiều bài học bổ ích:Thứ nhất là các đón trẻ của các cô giáo ở trường Tốt Tô Chan. Trong khoảng thờigian từ 7h30 tới 8h sáng là quãng thời gian đón trẻ. Khi có phụ huynh đưa trẻ đến làcác cô lại ra đón từng bé một, hỏi thăm tình hình hình bé với phụ huynh rất thân thiết,khen bé và các bé hào hứng chào cha mẹ để vào lớp học. Điều này cho thấy một phầncủa dịch vụ giáo dục được phục vụ khá tốt. Điều khá ngạc nhiên nữa là tính tự lập và tựgiác của trẻ khá cao. Trẻ tự động để dép vào đúng chỗ mà không cần sự giúp đỡ củacác cô.Thứ hai là bài học về các làm quen và tiếp cận với trẻ. Ngoài những em rất dễ gần,có thể bắt chuyện được ngay thì có những bé khá nhút nhát, trầm tính hoặc hơi khógần. Với những bé này, để trò chuyện được với các bé là khá khó khăn. Lần đầu, thửbắt chuyện với một bé như vậy và hỏi : “ Con ơi, con tên gì?”, bé đã lạnh lùng quay đivà không trả lời. Từ đó, rút kinh nghiệm cho những lần sau. Để bắt chuyện được vớinhững bé như vậy mình cần biết trong lớp bé thích chơi cái gì, thích nói về chủ đề gì.Và sau đó thử bắt chuyện lại với bé bằng chủ đề bé thích thú thì y rằng kết quả kháchẳn hoàn toàn lúc ban đầu và sau đó bé nói rất nhiều với em.Thứ ba là cách để thiết lập các nội quy cho lớp học với rất nhiều bạn nhỏ hiếu động.Giáo viên không chỉ hướng dẫn trẻ để trẻ tự lập mà còn tạo ra thói quen về mặt hành vicho các bé. Trong lớp học cô và các bé có những ngôn ngữ, ký hiệu riêng với nhau đểcô có thể quản lý được lớp học tốt nhất.Thứ tư là bài học về cách thức tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non. Các hoạtđộng chơi và học của trẻ cần diễn ra một cách đan xen, lồng ghép. Mỗi hoạt độngthường diễn ra ngắn, không quá lâu vì khả năng tập trung của trẻ chưa cao. Các trò14chơi cho trẻ phải hấp dẫn, sinh động và phù hợp với đặc điểm của từng lớp tuổi khácnhau.Thứ năm, điều quan trọng nhất mà có lẽ em học được sau chuyến đi thực tế xuốngtrường Tốt Tô Chan là bài học về người giáo viên mầm non. Làm một người giáo viênmầm non thật sự khó và không hề dễ. Do không học sâu về giáo dục mầm non nên emkhông hiểu rõ phương pháp giáo dục các giáo viên mầm non như thế nào. Nhưng emxin phép được trình bày suy nghĩ, bài học của bản thân rút ra được sau tiết học em quansát tại lớp mẫu giáo nhỡ. Có thể do buổi học hôm đó chỉ có một cô giáo mà cô giáo nàylại đang mang bầu dễ mệt mỏi nên để có thể trông được hết 18 bé là vấn đề hơi khókhăn với cô. Vì thế có thể không bao quát hết được các bé và hiểu hết được nhu cầucủa từng bé. Trong hoạt động tô màu, cô giáo có yêu cầu các bé vẽ ngôi nhà và tô màu.Nhưng vì để các bé vẽ thì hơi khó nên cô giáo có vẽ cho các bé và bảo các bé tô màu.Lúc đó trong lớp có 1 bé tên Duy Anh và 1 bé tên Gấu không chịu tô. Cô giáo đã bắthai bé là phải tô ngồi nhà cô vẽ nhưng lại không tìm hiểu lý do tại sao 2 bé lại khôngmuốn, lại không hợp tác mà chỉ bắt hai bé tô cho bằng được. Sau đó, em thấy vậy nêncó nói chuyện với bé Gấu : “ Gấu tô màu đi con” thì bé lắc đầu, em tiếp tục hỏi : “Conkhông thích tô màu bức tranh này à” thì bé gật đầu và đến khi em bảo: “ Vậy con thíchvẽ ngôi nhà với gì nữa nào? Con nói rồi cô vẽ cho con, con tô màu nhé ?” thì lúc nàybé gật đầu và sau khi vẽ xong cho bé, bé đã tô màu cho bức tranh một cách rất thíchthú. Còn trường hợp của bé Duy Anh, bé chỉ thích tô màu con cá do bé tưởng tượng ra,bé khoe : “Cô ơi, con cá của con vẽ to đùng luôn”. Nhưng cô giáo lại không quan tâmđiều đó mà chỉ chăm chăm bắt bé tô ngồi nhà cô vẽ mà không giải thích cho bé hiểuviệc bé cần làm lúc đó là gì. Qua buổi quan sát lớp học đó thì em thấy rằng một điềukhông thể thiếu ở giáo viên mầm non không chỉ là khả năng chịu đựng, kìm chế cảmxúc tốt mà còn là óc quan sát tinh tế và sự thấu hiểu nhu cầu từng bé. Phải hiểu đượctrẻ muốn gì, trẻ cần gì, làm sao để trẻ tham gia hoạt động một cách tự nguyện, hàohứng chứ không phải tham gia một cách ép buộc. Người giáo viên mầm non không chỉ15dạy học cả một lớp với vài chục em mà còn phải phát triển năng lực của cá nhân từngbé!16