Ý nghĩa của đầu tư xây dựng cơ bản

ục lục TrangMở đầu 4Phần I: Lý luận chung về đầu tư phát triển từ vốn NSNN 5I. Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển 51. Khái niệm, bản chất, vai trò của đầu tư và đầu tư phát triển 52. Nguồn vốn đầu tư 82.1. Khái niệm và bản chất nguồn vốn đầu to 82.2. Các nguồn huy động vốn đầu to 112.2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước 11a. Nguồn vốn nhà nước 11b. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân 12c. Thị trường vốn 122.2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 13II. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 141. Khái niệm và bản chất đầu tư từ nguồn vốn NSNN 14a. Khái niệm 14b. Bản chất 152. Vai trò của đầu tư từ nguồn vốn của NSNN 173. Các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN 183.1. Hiệu quả của các dự án sử dụng vốn NSNN 183.2. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN 1913.3. Sự đóng góp của NSNN vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế194. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển từ NSNN 204.1. Quy hoạch204.2. Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng204.2. Năng lực bộ máy và quản lý hành chính nhà nước214.4. Môi trường cạnh tranh trong đầu tư sử dụng vốn NSNN 21Phần II. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn từ 2001 cho đến nay22I. Thực trạng đầu tư từ nguồn vốn NSNN giai đoạn từ 2001 đến nay221. Quy mô và cơ cấu đầu tư từ NSNN trong giai đoạn từ 2001 đến nay221.1. Quy mô221.2. Cơ cấu đầu tư 2522. Cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN 25II. Kết quả và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN giai đoạn 2001- 2005 và hiện nay271. Phát triển nhanh hạ tầng kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế282. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng năng lực sản xuất mới283. Nguồn vốn đầu tư phát triển của NSNN………….294. Cơ chế quản lý đầu tư có nhiều đổi mới theo hướng tích cực31III. Những hạn chế trong việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN 321. Đầu tư còn dàn trải dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp321.1. Chất lượng quy hoạch còn nhiều bất cập211.2. Đầu tư dàn trải, tiến độ thi công dự án chậm trễ, kéo dài2432. Tình trạng thất thoát lãng phí vốn đầu tư diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư 353. Đầu tư từ nguồn vốn NSNN chưa phát huy …………..384. Sử dụng vốn đầu tư phát triển, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả405. Những hạn chế trong quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN 40Phần III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN42I. Giải pháp trong quản lý hệ thống NSNN 421. Nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN 422. Hoàn thiện quan hệ ngân sách trong hệ thống NSNN 43II. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN để tránh thất thoát lãng phí441. Quá trình đầu tư cần được quản lý chặt chẽ442. Công khai hóa vốn đầu tư bằng vốn NSNN 4543. Các biện pháp để đảm bảo chất lượng công trình cần được tăng cường464. Không trả nợ thay46III. Giải pháp đối với cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN của nhà nước47IV. Xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan của pháp luật hiện hành48Kết luận50Danh mục các tài liệu tham khảo51Mở đầuĐầu tư có vai trò quan trọng trong phát triển đất nước nói chung, trong tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng ở tất cả các quốc gia cũng như ở Việt Nam. Trong phạm vi một quốc gia, mục tiêu chủ yếu của các hoạt động đầu tư đó là các mục tiêu về kinh tế xã hội. Điều này thể hiện ở sự gia tăng thu nhập quốc dân, tăng thu ngoại tệ, gia tăng thu nhập cho người dân, gia tăng việc làm, cải thiện môi trường…Để đạt được những mục tiêu này phục vụ cho chiến lược phát triển chung của đất nước, cần phải sử dụng có hiệu 5quả mọi nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển. Trong các loại nguồn lực sử dụng để đầu tư phát triển thì vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với mọi công cuộc đầu tư. Đối với các hoạt động đầu tư của một quốc gia thì nguồn vốn ngân sách nhà nước [NSNN] lại là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của quốc gia. Đề tài này xin đi sâu vào nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn đầu tư của NSNN nhằm thấy được một phần những kết quả đã đạt được của đất nước ta trong việc thực hiện chiến lược kinh tế- xã hội, phát triển đất nước. Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng, giảng viên bộ môn kinh tế đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này!Phần I: Lý luận chung về đầu tư phát triển từ vốn NSNN I. Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển 1. Khái niệm, bản chất, vai trò của đầu tư và đầu tư phát triển * Khái niệm Đầu tư là sự bỏ ra hay sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt được các kết quả và những mục tiêu nhẩt định trong tương lai6 Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp, hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dich vụ và sinh hoạt đời sống xã hội. * Bản chất Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp. nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư cần tính đúng đủ các nguồn lực tham gia.Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và tài sản vô hình. Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt được kết quả đó.Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi íchquốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực…Đầu tư phát triển thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất địnhhHoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian”. * Vai trò7 - Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác tác động của vốn đầu tư còn được thể hiện thông qua hoạt động đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ… Do đóc đầu tư gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm cho năng lực của tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên. sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng, đến lượt nó, lại là nhân tố kéo, tiếp tục kích thích sản xuất phát triển, tăng quy mô đầu tư. Sản xuất phát triển là yếu tố tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội. tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.- Đầu tư tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…do đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. - Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành vùng phát huy nội lực của 8nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp…đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới…do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành. Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thếm kinh tế, chính trị…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. - Đầu tư tác động đến khoa học và công nghệ Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học công nghệ của một doanh nghiệp và một quốc gia. 2. Nguồn vốn đầu tư 2.1. Khái niệm và bản chất nguồn vốn đầu tư * Khái niệm Nguồn vốn đầu tư chính là phần tích luỹ được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hoá thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập chung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội. * Bản chất9 Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Theo C.Mac: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm [c+v+m] trong đó c la phần tiêu hao vật chất, [v+m] là phần giá trị mới sáng tạo ra. Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo [v+m] của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất [c] của khu vực II. Tức là:[v+m]ı > cııHay nói cách khác:[c+v+m]ı > cıı + cı Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuẩt tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn tiêu hao vât chất của toàn bộ nền kinh tế [của cả hai khu vực] mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo. Đối với khu vực II yêu cầu phải đảm bảo:[c+v+m]ıı < [v+m]ı + [v+m]ıı Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng. Như vậy để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy mô đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực,10 Theo quan điểm của C.Mac, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là tái sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế. Còn theo Keynes: đầu tư chính bằng phần thu nhập không chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng: Tức là:Thu nhập = Tiêu dùng + đầu tư Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng Như vậy:Đầu tư = Tiết kiệm² Hay:[I] = [S] Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính chất song phương của các giao dịch giữa một bên là sản xuất và bên kia là người tiêu dùng. Thu nhập chính là mức chênh lệch giữa doanh thu từ bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ và tổng chi phí. Nhưng toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra phải được bán cho nhà tiêu dùng hoặc cho các nhà sản xuất khác. Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng thêm năng lực sản xuất mới trong kỳ. Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư. Tuy nhiên điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không 11phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích lũy của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư của nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp này mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trong tài khoản vãng lai:CA = S – I Trong đó: CA là tài khoản vãng lai Như vậy, trong nền kinh tế mở, nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích lũy nội bộ của nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó, đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích lũy của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. 2.2. Các nguồn huy động vốn đầu tư 2.2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nướca. Nguồn vốn nhà nướcNguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của NSNN, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.12Nguồn vốn NSNN : đây chính là nguồn chi của NSNN cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước.Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. b. Nguồn vốn của dân cư và tư nhânNguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân 13doanh chiếm bình quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3.7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư, phần tiết kiệm của dân cư tham gia trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Trong giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn tiếp theo nguồn vốn này sẽ tiếp tục gia tăng về quy mô và tỷ trọng.c. Thị trường vốnThị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng người dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm được. 2.2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoàia. Nguồn vốn ODANguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi nhiều hơn bất cứ nguồn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho 14vay dài, khối lượng cho vay lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%.Khi xem xét trên góc độ nguồn vốn đầu tư, ODA là một trong những nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, trong quản lý và sử dụng nguồn vốn này một phần vốn ODA có thể đưa vào ngân sách đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển của nhà nước, một phần có thể đưa vào các chương trinh ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và một phần có thể vận hành theo các dự án độc lập.b. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tếĐiều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dạng như với vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi xuất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.c. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI]Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước tiếp nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư.15d. Thị trường vốn quốc tếVới xu hướng toàn cầu hóa, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Đối với Việt Nam, để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nhằm mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nhà nước rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, nguồn huy động qua thị trường vốn cũng được chính phủ quan tâm. Các đề án về phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp ra nước ngoài cũng đã và đang được triển khai.II. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước1. Khái niệm và bản chất đầu tư từ nguồn vốn NSNN a. Khái niệmĐầu tư từ nguồn vốn NSNN là quá trình nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển sản xuất để dự trữ vật tư hàng hóa nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng nền kinh tế. Các khoản chi đầu tư phát triển tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, nâng cao tri thức con người, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Các khoản chi này có tác dụng làm cho nền kinh tế tăng trưởng. b. Bản chấtThực chất của chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN là những khoản chi để đầu tư xây dựng cơ bản [đầu tư xây dựng các công trình kết cấu 16hạ tầng, các công trình thuộc cơ sở vật chất của các doanh nghiệp nhà nước…] thông qua phương thức cấp phát hoặc tín dụng của nhà nước, cấp phát bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước, dự trữ những vật tư, thiết bị hàng hóa chiến lược của nhà nước phòng khi nền kinh tế gặp những biến cố bất ngờ về thiên tai địch họa đảm bảo cho nền sản xuất phát triển ổn định và đời sống của nhân dân được bình thường.Trong các khoản chi trên chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi lớn nhất, chủ yếu nhất và có nội dung quản lý phức tạp nhất trong chi đt phát triển.Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là việc sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vạo NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn, và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế xã hội.* Nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản - Theo hình thức tái sản xuất, chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm+ Chi xây dựng mới bao gồm các khoản chi để xây dựng mới các công trình, dự án. Kết quả là tăng thêm tài sản cố định, năng lực sản xuất mới của nền kinh tế quốc dân. Đầu tư xây dựng mới là việc đầu tư theo chiều rộng, cho phép ứng dụng thuận lợi kỹ thuật tiên tiến và thay đổi sự phân bố sản xuất. Nhưng xây dựng mới đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng dài.+ Chi đầu tư cải tạo mở rộng, trang thiết bị lại kỹ thuật bao gồm các khoản chi để mở rộng đào tạo lại những năng lực và tài sản cố định hiện có nhằm tăng thêm công suất năng lực và hiện đại hóa tại sản cố định. Cải tạo, trang bị lại kỹ thuật là yếu tố để phát triển sản xuất theo chiều sâu.17- Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm+ Chi cho xây lắp là các khoản chi để xây dựng, lắp ghép các kết cấu kiến trúc và lắp đặt máy móc thiết bị vào đúng vị trí, theo đúng thiết kế kỹ thuật đã được duyệt.+ Chi cho mua sắm máy móc thiết bị là những khoản chi hợp thành giá trị của máy móc thiết bị đầu tư mua sắm bao gồm: chi phí giao dịch hợp lý, giá trị máy móc ghi trên hóa đơn, chi phí về vận chuyển, bốc xếp, chi phí về bảo quản, chi phí về gia công tinh chế thiết bị kể từ khi mua sắm đến khi thiết bị được lắp đặt hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.+ Chi phí về xây dựng cơ bản khác là những khoản chi nhằm đảm bảo điều kiện cho quá trình xây dựng, lắp đặt và đưa công trình vào sản xuất, sử dụng. Nó bao gồm: chi phí chuẩn bị cho đầu tư, chi phí khảo sát, lập thiết kế, dự toán công trình, chi phí cho ban quản lý công trình, chi phí chuyên gia hướng dẫn thi công; chi phí tháo dỡ vật kiến trúc, chi phí dùng đất xây dựng, chi phí đền bù hoa màu đất đai, di chuyển nhà cửa mồ mả, chi phí khánh thành nghiệm thu bàn giao công trình…+ Chi phí cho công tác quy hoạch xây dựng bao gồm•Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch bao gồm: chi phí điều tra thu thập tài liệu, số liệu trong bản dự báo liên quan đến dự án quy hoạch xây dựng, chi phí xây dựng nhiệm vụ dự án quy hoạch.•Chi phí thực hiện dự án quy hoạch bao gồm: chi phí khảo sát kỹ thuật, điều tra thu thập tài liệu, thiết kế quy hoạch làm mô hình•Chi phí thẩm định và phê duyệt dự án quy hoạch•Chi phí dự phòng18- Chi NSNN để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhà nước, chi mua mới, cải tiến nâng cấp tài sản cố định phục vụ cho công tác chuyên môn, chi mua tài sản vô hình và chi để mua cổ phiếu. Cuối cùng là chi để mua vật tư hàng hóa dự trữ của nhà nước. 2. Vai trò của đầu tư từ nguồn vốn của NSNN Đầu tư từ nguồn vốn của NSNN là quá trình nhà nước sử dụng nguồn vốn NSNN đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội. Phần đầu tư này chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Đây là nguồn đầu tư chủ yếu quyết định sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, là nền tảng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi chỉ có nhà nước mới có thể đứng ra để đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước của bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm đến hoạt động đầu tư này.Trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đầu tư từ nguồn vốn NSNN tạo nên thành phần kinh tế nhà nước. Thành phần này đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Điều đó phản ánh vai trò của nguồn vốn đầu tư từ NSNN.Nguồn vốn đầu tư từ NSNN ở bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như nước ta là yếu tố vật chất có ý nghĩa quyết định để thực hiện tốt nhất các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Ở Việt Nam đây là điều kiện vật chất để ổn định và củng cố chế độ chính trị, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước cũng như không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.Như vậy, đầu tư từ NSNN có ý nghĩa quan trọng quyết định tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, từ đó quyết 19định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy ở bất kỳ quốc gia nào, nhà nước đều phải hết sức coi trọng và có những chính sách đúng đắn để thực hiện đầu tư phát triển cũng như có giải pháp quản lý hiệu quả. 3. Các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN 3.1. Hiệu quả của các dự án sử dụng vốn NSNNĐể đánh giá hiệu quả của các dự án sử dụng vốn nhà nước cần phải dựa vào mục tiêu của dự án. Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN các mục tiêu chủ yếu là các mục tiêu về kinh tế xã hội. Khi xem xét lợi ích kinh tế xã hội do dự án đem lại phải xác định vị trí của dự án trong kế hoạch phát triển nền kinh tế. Tiếp đến là xem xét mức độ đóng góp cụ thể của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước thông qua một hệ thống các chỉ tiêu định lượng như mức đóng góp cho ngân sách, mức tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế, số lao động có việc làm nhờ việc thực hiện dự án…* Các tiêu chuẩn đánh giá dự án sử dụng vốn NSNN bao gồm:- Nâng cao mức sống của dân cư: được thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế.- Phân phổi thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua việc đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội.- Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của các nước thừa lao động, thiếu việc làm.- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là những nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu, hạn 20chế nhập khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại các quốc gia này. 3.2. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN Nguồn vốn NSNN chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ bản. Sản phẩm của hoạt động đầu tư này là các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của đất nước, các công trình thuộc cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp nhà nước... Mục tiêu của việc xây dựng các công trình này là nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chất lượng của các công trình được xây dựng nên cần phải được đảm bảo thì mới có thể phát huy hiệu quả đầu tư. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN thì một trong những tiêu chí quan trọng đó là việc đánh giá các công trình được đầu tư từ NSNN. Hiệu quả hoạt động của các công trình kết cấu hạ tầng sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản. 3.3 Sự đóng góp của NSNN vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tếChuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa là mục tiêu của đất nước ta. Nguồn vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trò quan trọng vào mục tiêu này. Chi NSNN một cách có hiệu quả vào các ngành, lĩnh vực kinh tế sẽ giúp ngành, lĩnh vực đó phát triển và tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo đúng định hướng phát triển của đất nước cũng là một yếu tố để đánh giá hiệu quả đầu tư của NSNN. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển từ NSNN 21 4.1. Quy hoạchQuy hoạch có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả đầu tư từ NSNN. Do chi đầu tư phát triển từ NSNN chủ yếu là chi đầu tư xây dựng cơ bản [DDTXDCB], nên nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến lãng phí công trình đầu tư. Thực tế ĐTXDCB trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến tình trạng các công trình không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài phải phá sản. Ví dụ như các nhà máy đường, cảng cá, chợ đầu mối,...Quy hoạch dàn trải sẽ làm cho việc ĐTXDCB manh mún, nhỏ lẻ, ít hiệu quả. Nhưng nếu không có quy hoạch thì hậu quả lại càng nặng nề hơn. Nhà nước không những chỉ quy hoạch cho ĐTXDCB của nhà nước mà còn phải quy hoạch ĐTXDCB chung, trong đó có cả ĐTXDCB của tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Khi đã có quy hoạch cần phải công khai quy hoạch để người dân và các cấp chính quyền đều biết. Trên cơ sở quy hoạch, về ĐTXDCB của nhà nước, nhà nước cần phải đưa vào kế hoạch đầu tư, khuyến khích các khu vực vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo. 4.2. Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựngHệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng phải được thể chế hóa. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư. Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động đầu to và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đặc biệt là ĐTXDCB. Hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả đầu tư. Để có thể quản 22lý các hoạt động đầu tư nói chung và các hoạt động đầu tư có sử dụng vốn NSNN nói riêng được tốt, nhà nước phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi của tình hình đầu tư để từ đó sửa đổi bổ sung hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. 4.3. Năng lực bộ máy và quản lý hành chính nhà nướcNăng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả của các hoạt động đầu tư. Năng lực ở đây bao gồm năng lực con người và năng lực của các bộ máy tổ chức. Công tác quản lý hành chính trong đầu tư cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Thực tế cho thấy, nếu quản lý nhà nước yếu kém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và thực hiện nguồn vốn NSNN và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp. Muốn nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN cần phải đổi mới quản lý hành chính nhà nước. 4.4. Môi trường cạnh tranh trong đầu tư sử dụng vốn NSNN Trong đầu tư sử dụng vốn NSNN thường tính cạnh tranh không cao. Thiếu tính cạnh tranh có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Vì vậy nhà nước cần tạo ra môi trường cạnh tranh trong đầu tư sử dụng vốn NSNN để nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn này.Phần II. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn từ 2001 cho đến nay23 I. Thực trạng đầu tư từ nguồn vốn NSNN giai đoạn từ 2001 đến nay 1. Quy mô và cơ cấu đầu tư từ NSNN trong giai đoạn từ 2001 đến nay 1.1. Quy mô:Vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội trong 5 năm [2001 - 2005] khoảng 900.000 tỷ đồng. Trong đó vốn từ ngân sách nhà nước [NSNN] chiếm khoảng 20%, khoảng 180.000 tỷ đồng, đó là một con số không nhỏ.Tổng thu NSNN trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 15%, tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân hàng năm đạt gần 23% GDP. Nguồn thu ổn định từ sản xuất trong nước đã bước đầu dần dần tăng. Tổng chi NSNN tăng bình quân 14.9%. Tỷ lệ chi NSNN bình quân bằng 28% GDP. Trong đó chi đầu tư phát triển đạt bình quân 30.2% tổng chi NSNN. Tính chung cho giai đoạn 2001- 2005, tổng vốn đầu tư từ NSNN chiếm khoảng 22.3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ NSNN có xu hướng gia tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Năm 2007, tổng số thu cân đối NSNN: 281.900 tỷ đồng, bằng 24.9% tổng sản phẩm trong nước [GDP]; tính cả 19000 tỷ đồng thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 thì tổng số thu NSNN nhà nước là 300.900 tỷ đồng.- Tổng số chi cân đối NSNN: 354.900 tỷ đồng; tính cả 2.500 tỷ đồng chuyển nguồn thu từ dầu thô sẽ là 357400 tỷ đồng.- Mức bội chi NSNN: 56.500 tỷ đồng, bằng 5% tổng sản phẩm trong nước [GDP]Năm 2007, tổng chi ngân sách nhà nước [NSNN] đã tăng 3,1% so với dự toán. Tuy nhiên, chi phí cho quản lý hành chính ở các địa phương đã tăng 47,8% so với năm 2006, vượt 5,1% so với dự toán. Như vậy, việc bố trí chi 24ngân sách cho một số khoản chưa thật sự cấp bách cho thấy kỷ luật tài chính chưa nghiêm.Thậm chí, có tới 1.863,7 tỷ đồng "rót" cho 142 dự án chưa đủ thủ tục đầu tư. 129 dự án quá thời hạn quy định, với tổng số vốn hơn một ngàn tỷ đồng. Nhiều địa phương bố trí vốn cho giáo dục và khoa học - công nghệ thấp hơn dự toán TƯ giao. Có tới 4 tỉnh là Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang không bố trí vốn đầu tư cho lĩnh vực GD - ĐT. Nhiều địa phương cắt giảm gần ba nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển để bố trí không đúng quy định cho mục tiêu khác. Có địa phương tái diễn tình trạng này suốt 5 năm.Sau 9 tháng, kết quả giải ngân trong xây dựng cơ bản đạt 65,3% kế hoạch. Trong đó, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ chỉ đạt 18,5% so với dự toán. Chẳng hạn, Bộ GTVT sau 8 tháng, chỉ đạt 17% kế hoạch, gây lãng phí về vốn, thời gian, cơ hội đầu tư và làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo.Bảng về vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN thực hiện năm 2006Thực hiện [Tỷ đồng] Thực hiện so với kế hoạch năm 2006 25

Video liên quan

Chủ Đề