Ý nghĩa của bánh dứa

Ngoài trà sữa, Đài Loan còn sở hữu bánh dứa mà ai đến cũng phải ăn hoặc mua mang về làm quà

Cũng đơn thuần như bao món bánh ngọt khác với phần nguyên liệu làm bánh đơn giản và phần nhân mứt dứa (thơm) chua ngọt, điều gì đã khiến món bánh dứa Đài Loan trở nên nổi tiếng đến như vậy?

Ý nghĩa của bánh dứa
Bánh dứa – món ăn không thể bỏ qua đi đến Đài Loan

+ Nguồn gốc món bánh dứa
Ngược dòng lịch sử, cây dứa được du nhập và trồng trên đảo Đài Loan vào khoảng giữa thế kỷ XVII và trở thành một ngành xuất khẩu của nước này dưới thời thuộc địa Nhật Bản (1895–1945).

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 loại dứa khác nhau, trong đó có 3 loại phổ biến nhất là Golden, Cayenne và Spain. Để làm bánh dứa thì dứa Cayenne – một giống có xuất xứ từ Hawaii – là ứng cử viên sáng giá nhất.

Tuy nhiên, sau đó Nhật Bản siết chặt việc nhập khẩu dứa từ Đài Loan, cộng với việc các trang trại chuyển sang trồng ngũ cốc để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ 2 đã khiến cho ngành công nghiệp trồng và xuất khẩu dứa của Đài Loan nhanh chóng rơi vào bế tắc.

Ý nghĩa của bánh dứa
Bánh với phần nhân làm từ dứa (thơm) và một nguyên liệu “bí mật” để tạo độ ngọt.

+ Nguyên liệu ”bí mật” của món bánh dứa
Từ giữa những năm 50 đến 70 của thế kỷ XX, ngành công nghiệp dứa Đài Loan khởi sắc trở lại, nhưng không tồn tại được bao lâu vì sự phát triển công nghiệp hóa đã khiến nông dân từ bỏ ruộng vườn, bước chân vào làm công nhân nhà máy, xí nghiệp.

Với một nguồn cung cấp dứa dồi dào như vậy, Đài Loan bắt đầu loay hoay tìm nguồn tiêu thụ cho nông sản. Các đầu bếp món ngọt nghĩ ra công thức làm món bánh dứa, với phần vỏ bánh xốp và thơm ngậy vị bơ, còn phần nhân bên trong có vị chua dịu của dứa, cộng với vị ngọt mát của bí đao – một “thành phần bí mật” mà các đầu bếp cho vào nhân để tăng hương vị cho món ăn.

Ý nghĩa của bánh dứa

Bánh dứa khá ngọt, nên một tách trà nóng sẽ giúp bạn cân bằng hương vị.

+ Điểm danh những điểm thưởng thức món bánh dứa
Một trong những thương hiệu bánh dứa nổi tiếng nhất Đài Loan phải kể đến Chia Te, được thành lập từ năm 1975 tại Đài Bắc. Chia Te đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý từ các tổ chức du lịch, ẩm thực… của đảo quốc này. Bạn có thể tìm đến Chia Te tại địa chỉ: 88 NanJing East Road, Section 5, Đài Bắc.

Ý nghĩa của bánh dứa

Đừng quên những địa chỉ bỏ túi mà Saigontourist giới thiệu đến bạn nhé!

Ngoài ra, khi đến Đài Loan và muốn thưởng thức món bánh dứa ngon đúng điệu, bên cạnh những hàng quán bánh dứa trên phố hoặc trong các khu chợ đêm nhộn nhịp, bạn cũng không thể bỏ qua thương hiệu bánh dứa Sunny Hills, địa chỉ: No. 1, Alley 4, Lane 36, MinSheng East Road, Section 5, Đài Bắc.

Bánh dứa Đài Loan được gọi tên là món bánh truyền thống của người dân xứ Đài. Bởi sự kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống và phương thức chế biến hiện đại đã tạo nên điều đặc biệt cho món bánh này. Bánh dứa Đài Loan cũng khá nổi tiếng và được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam. Người ta thường nói đùa với nhau rằng quá trình làm bánh là một sự trải nghiệm. Tuy nhiên quá trình thưởng thức món bánh này cũng thú vị không kém. Vậy chúng ta hãy cùng nhau vào bếp trải nghiệm sự thú vị bên trong chiếc bánh dứa Đài Loan này nhé.

Đài Loan được biết đến là thành phố với sự giao thoa ẩm thực văn hóa Trung Quốc và sự kết hợp giữa nền văn hóa hiện đại. Chính nhờ yếu tố đặc biệt này, Đài Loan là nơi tạo ra nhiều món ăn ngon và đặc sắc trên toàn thế giới. Có thể biết đến món mỳ, pizza Hawai hay trà sữa Đài Loan. Và bánh dứa Đài Loan cũng không hề kém cạnh, mang đến thực khách sự trải nghiệm thú vị khi thưởng thức món bánh này. Bên cạnh đó, món bánh dứa Đài Loan cũng mang biểu tượng của sự may mắn. Món bánh dứa với nhiều ý nghĩa thể hiện sự thành ý và trân trọng của người tặng.

Ý nghĩa của bánh dứa

Những chiếc bánh dứa Đài Loan mang nhiều hình dạng xinh xắn và nhỏ nhắn. Lớp vỏ mỏng mềm, xốp, thơm mùi bơ kết hợp cùng lớp nhân dứa dẻo, chua chua ngọt ngọt. Nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực khách sẽ khá ngạc nhiên khi thưởng thức món ăn. Thật khó tin bởi sự trung hòa đến hoàn hảo giữa vị ngọt thanh của nhân bánh và vị thơm của lớp vỏ mềm. Bánh dứa khi thưởng thức cùng trà nóng thì thật là tuyệt vời. Sức hấp dẫn và sự nổi tiếng của chiếc bánh này đã khiến bánh dứa trở thành mặt hàng được biếu tặng nhiều nhất trong những dịp tham quan Đài Loan. Chúng ta hãy cùng nhau vào bếp và thực hiện làm món ăn này nhé.

II. Nguyên liệu cần có để làm bánh dứa Đài Loan

Phần vỏ bánh

– Dứa sau khi gọt được 1 kg dứa – 380gr bơ mặn( hoặc 380gr bơ lạt+ 4gr muối) – 400gr bột cake – 100gr bột bánh mỳ – 110gr sữa đặc

– 2 lòng đỏ trứng gà

Nhân dứa

– 1 quả – 180gr đường vàng – 30gr đường nâu – 10ml nước cốt chanh vàng – 50gr bơ mặn( hoặc 50gr bơ lạt+ 1 gr muối) – 15gr bột bắp

Bạn có thể chọn dứa to hoặc nhỏ tùy ý và điều chỉnh lượng đường nhân bánh tùy theo độ chua ngọt và theo sở thích nhé.

III. Các bước thực hiện làm bánh dứa Đài Loan tại nhà

Bước 1: Sơ chế dứa

Dứa các bạn mua về tiến hành gọt vỏ dứa và cắt bỏ phần mắt dứa( hoặc khi mua dứa các bạn có thể nhờ người bán gọt luôn nhé).
Bào dứa bằng dụng cụ bào( hoặc lấy máy xay sinh tố xay nhỏ cũng được). Cho hết phần dứa đã bào nhỏ vào một chảo và tiến hành nấu nhân dứa.

Bước 2: Làm phần nhân bánh

Sử dụng 180gr đường vàng và 30gr đường nâu. Mục đích dùng đường nâu để nhân dứa lên màu được đẹp hơn. Nếu không có bạn hoàn toàn có thể sử dụng 210gr đường cát trắng. Bạn có thể tùy chỉnh lượng đường tùy theo độ chua ngọt của dứa và khẩu vị ăn uống.
Bật lửa to và đảo đều phân nhân. Đun trên bếp đến khi phần nhân cạn bớt nước. Thêm 10ml nước cốt chanh vàng vào tạo mùi thơm cho nhân bánh.

Khi phần nhân đã cạn bớt nước bạn cho 50gr bơ mặn vào đảo đều cho tan bơ. Khi hỗn hợp đang dần bắt đầu sệt vào thêm 15gr bột bắp trộn cùng một chút nước để tạo độ kết dính cho nhân. Hạ lửa nhỏ và tiếp tục đảo đều. Các bạn sẽ nấu đến khi hỗn hợp kết dính lại với nhau. Dứa sẽ dần dẻo và trong hơn. Sên đến khi dứa không còn chảy lỏng, hơi xém vàng sáng khi lật trở là được. Cho dứa ra ngoài để nguội. Với lượng công thức như thế này bạn sẽ ra được 500gr nhân dứa. Chia phần nhân thành những viên nhỏ( mỗi viên nhân khoảng 10gr). Vo tròn nhân. Bọc kín phần nhân đã vo tròn và bảo quản ở nhiệt độ phòng( không cần để tủ lạnh).

Ý nghĩa của bánh dứa

Bước 3: Làm phần vỏ bánh dứa

Sử dụng 380gr bơ mặn để nhiệt độ phòng cho mềm. Cho ra tô. Tiếp theo cho 400gr bột cake cùng 100gr bánh mỳ đổ cùng vào bát đựng bơ. Trộn bột và bơ cho đều lại với nhau. Bóp đến khi phần bơ tan hết quyện vào với bột. Thêm 110gr sữa đặc, 2 lòng đỏ trứng gà và tiếp tục trộn đều. Bạn trộn đến khi bột mềm mịn và bột không dính tay là được.

Bọc kín phần bột đã trộn lại. Để tủ mát cho phần bột được cứng lại khoảng 2h đồng hồ. Với công thức trên bạn sẽ được 1 kg vỏ bánh. Sau 2h làm mát, bỏ phần nhân ra ngoài chia đầu mỗi phần với khối lượng 20gr bột.

Bước 4: Tạo hình cho bánh dứa

Với mỗi phần nhân bánh bạn sẽ bao quanh bởi một lớp vỏ bánh đã được trải mỏng. Ta sẽ làm được khoảng 20 chiếc bánh dứa. Bọc kín những chiếc bánh đã được nặn xong và cho vào tủ lạnh khoảng 30p trước khi đem ra tạo hình bánh.
Sử dụng khuôn bánh và ép bánh vào trong khuôn. Bạn có thể sử dụng khuôn tròn, khuôn vuông hay khuôn hình bánh dứa. Hoặc có thể ép bánh bằng tay đều được. Khứa nhẹ từng hàng bánh để tạo hình được đẹp hơn. Xếp bánh ra khay và có lót giấy nến ở dưới.

Ý nghĩa của bánh dứa

Bước 5: Nướng bánh

Làm nóng lò ở nhiệt độ 190 độ C trước 15p. Phết 1 lớp dầu ăn mỏng lên trên mặt bán trước khi nướng để bánh nướng lên màu vàng đẹp. Cho khay bánh vào tầng thứ 2 từ trên xuống. Nướng ở nhiệt độ 190 độ C, 2 lửa trong khoảng 25p. Lấy bánh ra ngoài. Vậy là món bánh dứa Đài Loan của các bạn đã hoàn thành rồi. Vỏ bánh giòn, xốp thơm mùi bơ. Nhân dứa dẻo, sần sật với vị ngọt thanh không quá gắt từ quả dứa. Bánh được nướng vừa chín tới rất dẻo và thơm ngon. Để nguội một chút là các bạn có thể thưởng thức thành phẩm của mình.

Hy vọng với bài viết chia sẻ trên các bạn có thể thực hiện thành công món bánh dứa Đài Loan tại nhà. Với khối lượng làm như trên các bạn có thể cho ra thành phẩm khoảng 50 chiếc bánh dứa. Có thể mang tặng cho người thân, bạn bè và cùng nhau thưởng thức thì còn gì tuyệt vời hơn.