Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ Việt Nam với những Tác phẩm nổi tiếng

Bài thơ "Bàn tay em" được sáng tác năm 1976 nằm trong tập "Tự hát" của nhà thơ Xuân Quỳnh là một tác phẩm rất đặc biệt với đề tài tình yêu. Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện ra một cách sống động từ sự dịu dàng, đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh tần tảo, lam lũ, yêu thương chồng con và khát khao được yêu thương lại đều thể hiện rất trọn vẹn qua hình tượng đôi bàn tay. Người phụ nữ ấy phải chăng cũng là chính tác giả hay người phụ nữ Việt Nam nói chung - những người đang ngày ngày đắp xây cho tổ ấm của mình. Thật đáng yêu, đáng trân trọng và khâm phục biết bao.

Gia tài em chỉ có bàn tay

Em trao tặng cho anh từ ngày ấy

Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy

Quá khứ dài là mái tóc em đen.

Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em

Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng

Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng

Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?

Bàn tay em ngón chẳng thon dài

Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả

Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ

Hái rau rền rau rệu nấu canh.

Tập vá may, tết tóc một mình.
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ

Đường tít tắp, không gian như bể

Anh chờ em cho em vịn bàn tay.

Trong tay anh, tay của em đây

Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ

Trời mưa lạnh tay em khép cửa

Em phơi mền vá áo cho anh.

Tay cắm hoa, tay để treo tranh

Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc

Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc

Tay em dừng trên vầng trán lo âu.

Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau.

Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả

Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ

Lấy thời gian đan thành áo mong chờ.

Lấy thời gian em viết những dòng thơ

Để thấy được chúng mình không cách trở...

Bàn tay em, gia tài bé nhỏ

Em trao anh cùng với cuộc đời em.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Bài thơ: Bàn tay em

Xuân Quỳnh một trong những nhà thơ tình, lãng mạn vô cùng tài hoa của nền văn học Việt Nam. Người mang theo mình một tình yêu nồng cháy, một tình cảm chân thành, hết mình vào từng câu thơ. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về tiểu sử, cuộc đời cũng như tình yêu đầy bi thương giữa nhà thơ Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ

Nhà thơ Xuân Quỳnh là nam hay nữ?

Mặc dù là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng không ít người vẫn chưa biết Xuân Quỳnh là nam hay nữ?

Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã La Khê,  thị xã Hà Đông, Hà Nội [nay là quận Hà Đông]. Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất từ khi còn nhỏ, cha bà đi thêm bước nữa, vì thế Xuân Quỳnh chủ yếu sống cùng bà nội. Tuy thiếu thốn về vật chất lẫn tình cảm, nhưng Xuân Quỳnh luôn là một người hiểu chuyện, hòa đồng, tốt bụng và đầy mạnh mẽ.

Cùng với nhà thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính,…Xuân Quỳnh cũng được xem là một trong những nhà thơ tình lãng mãn của nền văn họa Việt Nam, Bà được biết đến với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Sóng, Tiếng gà trưa, Thuyền và Biển,… Baf đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu đã làm cho nền văn học của nước nhà.

Tiểu sử Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh vốn xuất thân là một diễn viên múa từ Đoàn văn công nhân dân Trung ương. Bà được đi lưu diễn nhiều nơi ở nước ngoài nhờ vào tài năng của mình. Bên cạnh đó,  Xuân Quỳnh còn từng tham dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna [Áo].

Sự nghiệp cầm bút của Xuân Quỳnh bắt đầu từ năm 1962, lúc này bà học tại Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ [khoá I] của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1964, bà tốt nghiệp và bắt đầu con đường văn chương của mình. Xuân Quỳnh giữ chức vụ Biên tập tại 2 tờ báo lớn là tờ Văn nghệ và Phụ nữ Việt Nam.

Năm 1967, Xuân Quỳnh được kết nạp và trở thành ủy viên Ban chấp hành của hội nhà văn Việt Nam khóa 3.

Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Trước đó, bà đã kết hôn với một nhạc công tại Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và có con riêng nhưng đã ly hôn.

Cuối tháng 8/1988, bà cùng chồng và con gái là Lưu Quỳnh Thơ mất trong một vụ tai nạn tại Hải Dương.

Năm 2001, bà được phong tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Năm 2017, cố nhà thơ Xuân Quỳnh được Chủ tịch nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật cho hai tập thơ là “Lời ru mặt đất”và “Bầu trời trong quả trứng”

Những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX. Thơ của bà hầu hết mang phong cách mộc mạc, tự nhiên, là nói hộ tiếng lòng, khát vọng yêu và được yêu. Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu góp phần làm nên tên tuổi nhà thơ Xuân Quỳnh

Những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh:

Tơ tằm – Chồi biếc [thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963], 18 bài thơ

  • Hoa dọc chiến hào [thơ, in chung, 1968], 28 bài thơ
  • Lời ru trên mặt đất [thơ, 1978], 34 bài thơ
  • Tự hát [thơ, 1984]
  • Hoa cỏ may [thơ, 1989], 18 bài thơ
  • Thơ Xuân Quỳnh [1992, 1994]
  • Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ [1994]
  • Sóng
  • Thơ tình cuối mùa thu
  • Thuyền và biển [Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc 12 câu cuối trong những năm 80]
  • Mẹ của anh [Trịnh Vĩnh Thành]

Xem thêm: Nhà văn Kim Lân quê ở đâu? Phong cách sáng tác và tác phẩm tiêu biểu

Chuyện tình bi thương Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ

Bên cạnh sự nghiệp văn học, thì chuyện tình giữa Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ cũng đã trở thành một biểu tượng tình yêu bình dị, thơ mộng, lãng mạn và sống mãi trong lòng người. Tình yêu của hai nhà thơ, nhà viết kịch không chỉ được bạn bè mà các thế hệ sau này cũng phải ngưỡng mộ. Khi xa nhau, Lưu Quang Vũ viết thư gửi vợ với câu chữ nồng nàn, yêu thương vô bờ bến. Ngược lại, Xuân Quỳnh đáp trả tình yêu, sự nhung nhớ với chồng qua không ít bài thơ.

Cả hai từng qua một lần hôn nhân, nhưng dường như họ sinh ra là để nắm tay nhau, để yêu và đi đến hết cuộc đời. Nhưng không ngờ, khi sự nghiệp và tình yêu đang ở đỉnh cao, thì chuyện buồn lại xảy ra với gia đình Xuân Quỳnh. Chuyến xe định mệnh đó đã khiến Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ cùng con út ra đi mãi mãi, để lại sự đau đớn cho nền văn học nghệ thuật Việt nam lúc bấy giờ.

Hơn 30 năm Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ về với thế giới bên kia nhưng những tác phẩm văn chương, sân khấu của họ để lại còn sống mãi với thời gian, với chúng ta. Cho đến bây giờ, Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ là cặp vợ chồng duy nhất ở Việt Nam đến hiện tại đều đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Bài viết liên quan:

  • Tác gia là gì? 9 tác gia lớn của văn học Việt Nam
  • Nhà thơ Lý Bạch là ai? Được mệnh danh là gì? Tác phẩm
  • Văn bản Người lái đò sông đà PDF Full – Tuỳ bút Sông Đà
  • Phân tích Hạnh phúc của một tang gia Kèm bài phân tích mẫu
  • Nhà văn Tô Hoài tên thật là gì? Mất năm nào, tiểu sử
  • Nhà văn Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ

Từ xưa đến nay, trong lịch sử văn học Việt Nam vẫn tồn tại những kho tàng thơ phong phú không chỉ ở nam mà nữ giới cũng phát triển mạnh mẽ qua từng giai đoạn. Nó đánh dấu một bước phát triển của xã hội, đánh bay tư tưởng phong kiến một thời là "trọng nam khinh nữ" thay vào đó là "nam nữ bình quyền". Những nữ nhà thơ đã để lại cho đất nước những tác phẩm bất hủ cho đến bây giờ khi đọc lại, chúng ta vẫn cảm thấy thú vị và ý nghĩa. Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những nhà thơ nữ của Việt Nam cùng với nét nổi bật trong cuộc đời lẫn sự nghiệp của họ.

Xuân Quỳnh [1942 – 1988] sinh tại làng La Khê, xã Văn Khê, tỉnh Hà Tây. Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Bà là một nữ thi sĩ, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, xuất thân trong một gia đình công chức nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

Thơ Xuân Quỳnh giàu cung bậc cảm xúc khi hạnh phúc đắm say dâng trào, khi lại đau khổ, suy tư, dè dặt của người phụ nữ hết lòng trong tình yêu. Những tác phẩm của bà luôn gần gũi bởi nó xuất phát từ trái tim chân thành, sâu sắc và xúc cảm của một người phụ nữ trên ba cương vị – thi sĩ, người vợ và một người mẹ. Nhiều bài thơ đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng, Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh…


Xuân Quỳnh [1942 – 1988]

Phan Thị Thanh Nhàn sinh năm 1943 tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội, là một nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam.

Phan Thị Thanh Nhàn viết đa phần là thơ tình. Theo thời gian, ta có thể thấy sự biến chuyển trong lời thơ của bà. Ban đầu là những bài thơ tình nhẹ nhàng, tươi tắn sau đó chuyển sang giàu trải nghiệm, trăn trở nhưng cũng độ lượng hơn. Thế nhưng, tất cả chúng đều có một điểm chung là sự chân thành và gần gũi. Năm 1999, bài thơ Hương thầm của bà đoạt giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ. Ngoài công việc làm thơ, bà còn viết báo, truyện ngắn và truyện cho thiếu nhi.

Tác phẩm tiêu biểu như: Tháng giêng hai [thơ, 1969], Hương thầm [thơ, 1973], Chân dung người chiến thắng [thơ, 1977], Bông hoa không tặng [thơ, 1987],…

//diendanphongthuy.info Thế Giới Phong Thuỷ, Diễn Đàn Phong Thủy Việt Nam Khám phá ngay!


Phan Thị Thanh Nhàn [sinh năm 1943]

Nhà thơ Ý Nhi sinh năm 1944 tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình có truyền thống nho học. Tên thật là Hoàng Thị Ý Nhi là một trong những nhà thơ nữ hiện đại nổi tiếng của Việt Nam.

Trong dòng thơ phái nữ phía Nam, ta có thể thấy thơ của bà chiếm vị trí đầu bảng, hiện đại trong giọng điệu lẫn hình thức nhưng quanh quẩn đâu đó vẫn chứa đựng sự nhẹ nhàng, im ắng và nỗi lòng của một người phụ nữ đầy trải nghiệm với những nỗi buồn đã trải qua trong cuộc đời.

Hiện nay, thơ của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng với những tác phẩm tiêu biểu như: Nỗi nhớ con đường [thơ – in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ], Nhà xuất bản Văn học 1984; Đến với dòng sông [thơ], Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1978; Cây trong phố chờ trăng [thơ – in chung với Xuân Quỳnh],…


Ý Nhi [sinh năm 1944]

Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến sinh năm 1953, quê quán tại xã Anh Dũng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đến với thơ của bà, độc giả sẽ dễ dàng nhận thấy xuyên suốt các tập thơ là tình cảm yêu thương đằm thắm của người phụ nữ đa đoan đầy truân chuyên và bất hạnh trên con đường đi tìm hai chữ “hạnh phúc”.

Thơ của bà không ủ rũ sầu muộn mà ánh lên niềm lạc quan trong tâm hồn. Chủ đề trong thơ chỉ là những vấn đề rất đời thường như tình cảm vợ chồng, tình yêu, tình mẹ con nhưng lại nhẹ nhàng cuốn lấy người đọc bởi sự trải nghiệm, thấu hiểu đến tâm can của những con người đồng cảnh ngộ. Do đó, nó toát lên sự đồng cảm sâu sắc.

Một số tác phẩm thơ tiêu biểu của bà như: Khát vọng; Đà Nẵng; Đàn bà; Đêm cành đa; Đến hang; Bồ Nâu học đánh cờ; Đợi; Đừng hứa sẽ cho nhau;…


Đoàn Thị Lam Luyến [sinh năm 1953]

Nhắc đến Hồ Xuân Hương, người ta sẽ nhớ ngay đến bốn chữ “Bà chúa thơ Nôm”, là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam. Bà là người thông minh, thích kết giao bạn bè nhưng đường tình lại ngang trái, hai đời chồng đều phải chịu số phận làm vợ lẽ và cảnh góa phụ.
Thơ ca Hồ Xuân Hương thể hiện sâu sắc tiếng nói bản thân và được sáng tác theo một niêm luật chặt chẽ. Thơ bà luôn được trình bày theo hai phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt với bút pháp điêu luyện. Tập thơ nổi tiếng được đánh giá cao là phải nói đến “Lưu hương ký” gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Qua tác phẩm, nhà thơ đã thể hiện rõ nét tâm sự của một người phụ nữ với người bạn trai bằng một bút pháp nghệ thuật sắc nét.

Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương còn có một số bài thơ tiêu biểu khác như: Bánh trôi nước, Mời trầu, Cái quạt, Đánh đu, Chơi hoa,…

//diendanphongthuy.info Thế Giới Phong Thuỷ, Diễn Đàn Phong Thủy Việt Nam Khám phá ngay!


Hồ Xuân Hương [1771-1822]

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949, tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2007.

Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có một nét riêng của họ. Ở nhà thơ Mỹ Dạ, ta có thể thấy âm hưởng chính trong thơ xuất phát từ những giai điệu trầm, nhẹ, đằm thắm, không ồn ào nhưng lại khỏe mạnh không giống ở những nhà thơ nữ khác. khi triển khai ý thơ, bà thường lấy nội dung làm trọng tâm, làm chủ được ngòi bút, không để ngôn từ trói buộc suy nghĩ.
Tác phẩm tiêu biểu của bà như: Trái tim sinh nở [thơ, 1974], Bài thơ không năm tháng [thơ, 1983], Hái tuổi em đầy tay [thơ, 1989], Mẹ và con [thơ, 1994],…


Lâm Thị Mỹ Dạ [sinh năm 1949]

Vừa là nhà thơ và là nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam chỉ có thể là Sương Nguyệt Anh [1864-1921]. Tờ báo nữ giới đầu tiên được xuất bản tại Sài Gòn mang tên “Nữ Giới Chung” do bà phụ trách. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Khuê, sinh tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre và là con gái thứ tư của nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu.

Có thể nói việc làm thơ của Sương Nguyệt Anh giống như một thói quen, thơ của bà nhắc nhở mọi người đừng bao giờ quên cảnh mất nước nhà tan. Qua đó, mọi người phải có ý thức sống sao không hổ với một đất nước có truyền thống đánh giặc giữ nước hào hùng của dân tộc.

Sáng tác của bà tuy nhiều nhưng không gom thành tập. Nay chỉ còn lưu lại một số bài thơ như: Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Tức sự, Chinh Phụ thi, Thưởng bạch Mai, Vịnh ni cô,…


Sương Nguyệt Anh [1864-1921]

Nữ sĩ Anh Thơ [1921 – 2005] tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học. Tên thật là Vương Kiều Ân. Ngoài bút danh Anh Thơ được nhiều người biết đến, bà còn nhiều bút danh khác như: Hồng Anh, Tuyết Anh, Hồng Minh. Nét đặc sắc trong thơ của bà là nét đa tình lại đa đoan, cách dùng ngôn từ cũng rất riêng và giản dị, tìm đến cái mộc mạc đời thường.

Dường như những người con gái “tài hoa” đều “bạc mệnh” như hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Tình duyên của nữ sĩ cũng lắm trắc trở để rồi chặng cuối cuộc đời là những chuỗi ngày buồn vô tận. Bà trải qua tất cả sáu mối tình đến cuộc tình cuối cùng kết hôn với bác sĩ Bùi Viên Dinh nhưng cuộc đời lại lắm trớ trêu, trong ngôi nhà của hai vợ chồng lại thiếu mất nụ cười trẻ thơ. Cuộc sống cô quạnh đến tuổi xế chiều.

Tác phẩm tiêu biểu của bà như: Bức tranh quê [thơ, 1939], Xưa [thơ, in chung, 1942], Hương xuân[thơ, tin chung, 1944], Theo cánh chim câu [thơ, 1960],…


Anh Thơ [1921 – 2005]

Nữ thi sĩ Ngân Giang [1916 – 2002], tên thật là Đỗ Thị Quế, xuất thân trong một gia đình Nho học tại phố Hàng Trống, Hà Nội. Ngoài ra, bà còn có các bút danh khác: Hạnh Liên, Đỗ Quế Anh, Nguyệt Quyên.
Nữ sĩ Ngân Giang nổi tiếng là một nhà thơ nữ thời tiền chiến và góp cho đời nhiều áng thơ hay lại bị các nhà phê bình văn học lãng quên. Điều ấy có phải ứng với bốn chữ mà ta vẫn thường hay nói “tài hoa bạc mệnh”.

Trong sự nghiệp sáng tác, bà vẫn gắn bó với thể thơ Đường luật hoặc các thể thơ dân tộc trong khi nhiều nhà thơ lãng mạn cùng thời chịu ảnh hưởng của văn chương phương Tây. Nguồn mạch chủ yếu trong thơ bà là nỗi buồn man mác của những mối tình dang dở, bất hạnh.

Tác phẩm tiêu biểu như: Giọt lệ xuân [nhật ký và thơ dưới bút danh Hạnh Liên], Nhà xuất bản Tân Dân 1932; Tiếng vọng sông Ngân, Nhà xuất bản Lê Cường 1944; Ba tập Thơ Ngân Giang, Nhà xuất bản Phụ Nữ 1989 – Nhà xuất bản Trẻ 1991 – Nhà xuất bản Phụ Nữ 1994….


Ngân Giang [1916 – 2002]

Trong số nhà thơ nổi tiếng thời cận đại phải kể đến Bà Huyện Thanh Quan [1805-1848], tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội. Bà là vợ ông Lưu Nghị [1804-1847], người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông [nay thuộc Hà Nội]. Ông đỗ cử nhân năm 1821 [Minh Mệnh thứ 2], từng làm tri huyện Thanh Quan nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan.

Một số tác phẩm để đời của bà được lưu truyền cho đến ngày nay như: Qua đèo Ngang, Chùa Trấn Bắc, Thăng Long hoài cổ, Cảnh chiều hôm, Chiều hôm nhớ nhà, Cảnh thu [2]. Chúng đều là những bài thơ tả cảnh thiên nhiên xinh đẹp, thơ mộng như một bức tranh thủy mặc, mượn cảnh tả cái tình ẩn trong lòng độc đáo.


Bà Huyện Thanh Quan [1805-1848]

Qua những chia sẻ trên, tôi tin chắc là các bạn sẽ hiểu thêm phần nào về nền thơ ca Việt Nam qua sự đóng góp không hề nhỏ của bộ phận nữ giới. Mỗi người với một nét riêng, bằng tài hoa và đam mê, các nữ nhà thơ đã cho ra đời những tác phẩm vô cùng giá trị đến ngày hôm nay. Từ đó, nghĩa vụ bảo vệ và phát huy của thế hệ mai sau là không thể xem nhẹ.

Video liên quan

Chủ Đề