Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư

Khi nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư vào Việt Nam điều quan tâm đầu tiên đó là ngành nghề họ định kinh doanh có được phép kinh doanh tại Việt Nam không? Bởi mặc dù hiện nay Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc Việt Nam là thành viên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế ngay trong những ngành nghề mà Việt Nam đã cam kết và đặc biệt với những ngành nghề mà Việt Nam không cam kết thì cần phải xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với từng trường hợp cụ thể.

Các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc Việt Nam là thành viên

  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO [2007];
  • Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN ACIA [2009];
  • Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ AFAS[2014];
  • Hiệp định thương mại tự do [FTAs] giữa:

+ ASEAN với Trung Quốc – ACFTA [2005];

+ ASEAN với Hàn Quốc – AKFTA [2007];

+ ASEAN với Australia/New Zealand – AANZFTA [2009];

+ ASEAN với Ấn Độ AAFTA [2010];

+ Việt Nam với Hàn Quốc – VKFTA [2015].

  • Hiệp định về Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản –AJCEP [2008];
  • Hiệp định về quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ BTA[2000];
  • Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản [BIT Việt – Nhật] [2003]; Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam với Nhật Bản – VJEPA [2008].

Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
  • Điều kiện khác theo quy định theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài áp dụng trong các trường hợp:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
  • Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện chung về ngành nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài

Đối với những ngành, phân ngành mà Việt Nam đã cam kết mà nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện về đầu tư của ngành nghề đó thì Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;

Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về đầu tư nhưng pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khiến không ít người mơ hồ, thắc mắc liệu chúng có khác nhau không?

Từ năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời đã có quy định về Giấy phép đầu tư, tới Luật Đầu tư 2005 lại quy định về Giấy chứng nhận đầu tư và sau này khi Luật Đầu tư năm 2014 ra đời đã có quy định cụ thể về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo đó, chỉ khi có Luật Đầu tư 2014 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới được định nghĩa rõ ràng, về cơ bản Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng giấy hoặc điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư và hiện nay là Luật Đầu tư 2020 cũng đang kế thừa quy định này.

Khoản 1 Điều 77 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có nêu, nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực [ngày 01/01/2021] được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.

Bên cạnh đó, trước đây, khoản 1 Điều 74 Luật Đầu tư 2014 cũng nêu, nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực [ngày 01/7/2015] được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp. Nếu nhà đầu tư có yêu cầu, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Như vậy, từ những dẫn chứng trên có thể thấy, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một.

Hiện nay, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận những thông tin sau của dự án đầu tư: Tên dự án; Nhà đầu tư; Mã số dự án; Địa điểm thực hiện dự án, diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô của dự án; Vốn đầu tư dự án gồm cả vốn góp của nhà đầu tư cũng như vốn huy động; Thời hạn hoạt động của dự án... [theo Điều 40 Luật Đầu tư số 61/2020].

Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư khác nhau không [Ảnh minh họa]
 

Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

- Dự án của nhà đầu tư nước ngoài;

- Dự án của tổ chức kinh tế thuộc những trường hợp sau:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ/đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Trên đây là giải đáp về việc Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư khác nhau không, nếu có vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Dự án nào không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư?

Bạn đang muốn tìm hiểu về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là một văn bản ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư được Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp và điều chỉnh. Vậy bản chất của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Điều kiện, thủ tục để xin cấp giấy như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Điều kiện, thủ tục cấp giấy” để tìm câu trả lời cho chính mình.

Khái niệm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư [ĐKĐT] là văn bản hay bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Mục đích của việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để cá nhân, tổ chức nước ngoài được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam. Khi thực hiện dự án đầu tư hay thành lập công ty vốn nước ngoài, thì nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc này nhằm giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trường hợp cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế được quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
  • Các dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Tùy vào từng dự án đầu tư khác nhau mà  cơ quan thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, hồ sơ cũng khác nhau.

Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

  • Bản sao CMND/CCCD hay hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hay tài liệu tương ứng khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
  • Văn bản đề nghị được thực hiện dự án đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm có các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư và quy mô đầu tư , phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư và nhu cầu về lao động. Đồng thời đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, hiệu quả kinh tế – xã hội, đánh giá tác động của dự án;
  • Bản sao 1 trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính  của 2 [hai] năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, cũng như cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính. Được bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không cần đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cũng như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận về thuê địa điểm, kể cả tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền được sử dụng địa điểm để thực hiện các dự án đầu tư;
  • Giải trình về việc sử dụng công nghệ đối với dự án được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm có các nội dung: sơ đồquy trình công nghệ, tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của thiết bị, máy móc và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC

Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư [nếu có];
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường để xin cấp giấy  chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo các quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
  • Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

Hồ sơ dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư [nếu có];
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động và  hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo các quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh;
  •  Đề xuất cơ chế và chính sách đặc thù [nếu có].

Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam

Cũng giống như hồ sơ xin cấp, về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng tuỳ thuộc vào loại dự án.

Đối với các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ [đã nêu rõ ở trên]

Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký dự án đầu tư


Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT cho nhà đầu tư.

Đối với dự án đầu tư không thuộc quyết định chủ trương đầu tư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký dự án đầu tư
Bước 3: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Cơ quan đăng ký dự ánđầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối thì cần phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện để xin cấp giấy  chứng nhận đăng ký đầu tư vào Việt Nam được quy định như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ  có trong tổ chức kinh tế
Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức sau đây:

  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, hay phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
  • Đầu tư về việc thành lập tổ chức kinh tế;
  • Sửa đổi, bổ sung ngành hay nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ phạm vi hoạt động đầu tư và về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư, cũng như các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
XEM THÊM: Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

  • Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và đồng thời cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất,  khu kinh tế,;
  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chếxuất,  và khu kinh tế;
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hay có dự kiến đặt trụ sở chính, văn phòng điều hành nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu kinh tế.

TÓM LẠI: Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư dự án vào Việt Nam, cần phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình.

Video liên quan

Chủ Đề