Xử lý khoai tây mọc mầm

Tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng. Do đó việc nắm bắt được cách xử trí khi ngộ độc thực phẩm là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi: Ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Hay ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

1. Các loại thức ăn dễ gây ngộ độc

– Các loại rau sống hay rau mầm: Do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng và chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, cần rửa chúng thật sạch trước khi nấu.

Xử lý khoai tây mọc mầm
Rau mầm dễ gây ngộ độc thực phẩm

– Thịt nấu chưa chín: Có thể chứa các vi khuẩn như Salmonella, Clostridium perfringens… hoặc chứa các ký sinh trùng như sán dây bò, sán dây heo, giun đũa gây tiêu chảy, ngộ độc cấp tính. Hạn chế ăn các thịt heo tái hay bò tái.

– Nấm: Chứa nhiều chất đạm, chất khoáng và chất xơ. Tuy nhiên việc phân biệt nấm không độc với nấm độc thường khá phức tạp. Triệu chứng thường gặp đầu tiên là loạn nhịp thở, chóng mặt, buồn nôn. Do đó cần tránh sử dụng các loại nấm lạ, đặc biệt là các nấm có màu sắc sặc sỡ.

Xử lý khoai tây mọc mầm
Nấm nhiều màu sắc dễ gây ngộ độc thực phẩm

– Thực phẩm nấm mốc: Có chứa nhiều độc tố có thể gây ra các ca ngộ độc nặng sau khi ăn phải. Vì vậy cần loại bỏ thức ăn đã bị nấm mốc hay khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng (so với đặc trưng của thực phẩm).

Xử lý khoai tây mọc mầm
Thực phẩm bị mốc gây ngộ độc thực phẩm

– Sữa chưa tiệt trùng: Chứa những loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe như Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella.

– Khoai tây mọc mầm: Tinh bột được chuyển hóa thành solanine và chaconine – alpha – hai chất có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Ngoài ra ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ. Vì vậy, cần bảo quản khoai tây ở nơi khô ráo. Cần gọt sạch vỏ và mầm, tốt nhất là không ăn khi khoai tây đã mọc mầm.

Xử lý khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm gây ngộ độc thực phẩm

2. Cách xử trí khi ngộ độc thực phẩm

Trong xử trí ngộ độc thực phẩm, thường sẽ chú ý đến những câu hỏi như: Ngộ độc thực phẩm nên làm gì? Ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì? Ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Tùy vào mức độ ngộ độc mà có ngộ độc thực phẩm nhẹ nên làm gì và ngộ độc thực phẩm nặng hơn nên làm gì. Song có những nguyên tắc xử trí ngộ độc thực phẩm cần chú ý sau:

– Nếu bệnh nhân bất tỉnh, thở khò khè thì cho bệnh nhân nằm nghiêng một bên. Nếu bệnh nhân thở yếu thì chúng ta hô hấp nhân tạo.

– Khi thấy có các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm cần dừng ngay thức ăn đó.

– Gây phản xạ nôn bằng cách dùng 2 ngón tay, tăm bông hoặc thìa nhỏ vào gốc lưỡi để ép cho bệnh nhân nôn thật nhiều những thức ăn khó chịu trong dạ dày ra.Càng nhiều thức ăn nhiễm độc bị nôn ra thì càng tốt.  Lưu ý để đầu cuối thấp hơn ngực để tránh sặc vào phổi.

– Sau đó bù nước và điện giải bằng oresol hoặc nước muối loãng. Đối với bệnh nhân là người lớn, chúng ta dùng 1 lít nước pha với 1 gói oresol. Đối với trẻ em thì pha 250ml nước với oresol dành cho trẻ em. Trong trường hợp không có oresol, có thể pha theo công thức: 1 lít nước + ½ thìa muối + 4 thìa đường.

– Nếu bệnh nhân nôn, hoặc ói mửa thì không được dùng thuốc cầm nôn hay cầm tiêu chảy. Vì các thức ăn không tốt cho cơ thể vẫn còn cầm cự trong hệ tiêu hóa.

– Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

DS.Nguyễn Gia Hân

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh

Thứ Hai ngày 13/06/2022

  • Tác hại của việc ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat
  • Chẩn đoán và cách xử trí ngộ độc rượu
  • Vì sao bị đau đầu khi uống rượu?

Khoai tây là một loại nguyên liệu quen thuộc và mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều gia đình có thói quen dự trữ khoai tây, để lâu ngày khiến khoai mọc chồi. Ăn khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe hay không là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng khoai tây mọc mầm rất độc, ăn vào có thể bị ngộ độc khoai tây, thậm chí tử vong. Vậy rốt cuộc khoai tây mọc mầm có gây ngộ độc hay không? Hãy theo dõi tiếp bài viết nhé.

Một số người nói rằng chỉ cần cắt bỏ phần mọc mầm là khoai tây vẫn có thể ăn được tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn là sai lầm. Ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như mê sảng, tiêu chảy,... Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do hệ thần kinh bị tê liệt và ngừng tim.

Tại sao khoai tây mọc mầm lại nguy hiểm?

Khoai tây là nguồn cung cấp solanine và chaconine tự nhiên, hai hợp chất này còn được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua. Glycoalkaloids có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng với một lượng nhỏ. Những lợi ích bao gồm như kháng sinh, hạ đường huyết và giảm cholesterol. Tuy nhiên tiêu thụ với hàm lượng lớn, chúng có thể trở nên độc hại. 

Khi một củ khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây mọc mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều hợp chất này và dẫn đến ngộ độc khoai tây. 

Các triệu chứng ngộ độc thường bắt đầu từ một vài giờ đến một ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm. Với ngộ độc glycoalkaloid ở mức độ thấp thường gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ một lượng lớn hơn, có thể gây ra huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, sốt, nhức đầu và trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Vì vậy bà bầu không được ăn khoai tây mọc mầm.

Xử lý khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm chứa nhiều Glycoalkaloids khi tiêu thụ có thể gây ngộ độc khoai tây

Dấu hiệu ngộ độc khoai tây

Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn phải phần mầm, ăn sống khoai tây. Khi ăn một lượng nhỏ, solanin và alphachaconine gây ra các triệu chứng ngộ độc nhẹ về đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy, co giật, ảo giác, nhức đầu, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm,... Trường hợp nặng có thể tử vong do thần kinh trung ương bị tê liệt, trung tâm hô hấp không hoạt động được và cũng có thể gây ngừng tim do tổn thương cơ tim.

Thời gian hồi phục sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào lượng ​​alkaloid và mức độ điều trị. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài từ 1 - 3 ngày. Một số trường hợp phải nhập viện để theo dõi và điều trị.

Xử lý khoai tây mọc mầm
Trường hợp ngộ độc nhẹ sẽ gây nôn mửa, đau bụng, chóng mặt,...

Khoai tây mọc mầm cắt bỏ đi có ăn được không?

Khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe, vậy có cách nào để loại bỏ các chất độc trong khoai tây mọc mầm không? Trên thực tế, các hợp chất glycoalkaloid tập trung nhiều hơn ở lá, hoa và chồi của khoai tây. Ngoài khoai tây mọc mầm, thì khoai tây có màu xanh hay bị dập nát cũng là dấu hiệu chứa nhiều glycoalkaloids. 

Việc loại bỏ các mầm, chồi mọc ở củ khoai tây hoặc phần dập nát, đổi màu xanh có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm độc.

Ngoài ra, phương pháp chế biến còn giúp giảm hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây bằng cách lột vỏ rồi chiên giòn có thể làm giảm lượng glycoalkaloid. Trong khi đó, luộc hoặc nướng trong lò vi sóng không đem lại hiệu quả.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để khẳng định khoai tây mọc mầm có độc hại không. Do đó, khuyên bạn nên vứt bỏ những củ khoai tây bị thâm, xanh hoặc đã mọc mầm để đảm bảo an toàn.

Cách bảo quản khoai tây 

Sau khi mua khoai tây, hãy dành một vài phút để phân chia những củ bị dập hay rách vỏ. Những củ này nên được sử dụng sớm vì chúng sẽ nhanh chóng bị hỏng hơn các loại củ thông thường hoặc có thể lây lan sang các củ khoai tây khác. 

Khoai tây nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng và ẩm ướt. Đây là những điều kiện có thể làm cho khoai tây mọc mầm hoặc thối rữa. Nếu khoai tây mua về không đựng trong túi lưới, bạn có thể cho vào hộp thông gió, nên lót giấy báo giữa các lớp khoai. Sau đó dùng giấy báo che bề mặt trên của khoai tây lại. 

Trong khi bảo quản khoai tây nên kiểm tra hàng tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng trong quá trình bảo quản. Vì một củ khoai tây hỏng có thể lây sang các củ khoai tây khác, nên cần được xử lý càng sớm càng tốt. Ngoài ra bạn nên tránh bảo quản khoai tây chung với hành tây, vì hai loại củ này đặt gần nhau làm đẩy nhanh quá trình nảy mầm.

Xử lý khoai tây mọc mầm
Nên bảo quản khoai tây nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời

Lưu ý ăn khoai tây để đảm bảo an toàn sức khỏe

  • Khoai tây có chỉ số đường huyết cao nên có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây. 
  • Ăn nhiều khoai tây có thể gây ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu,... Bạn phải cẩn thận xem mình có bị dị ứng với loại củ này hay không trước khi sử dụng.
  • Bà bầu nên tránh ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được ăn khoai tây đã mọc mầm. 
  • Một số nguyên liệu không nên kết hợp với nhau trong đó khoai tây không nấu chung với cà chua, đặc biệt là cà chua xanh vì có thể gây hại cho dạ dày và tiêu hóa. 
  • Trước khi sử dụng khoai tây để làm thuốc chữa bệnh phải hỏi ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đông y để tránh các tác dụng phụ.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn trong việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc khoai tây. Nếu bạn vô tình ăn phải khoai tây có chứa các chất gây hại nên đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • ngộ độc
  • khoai tây

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Xử lý khoai tây mọc mầm

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Xử lý khoai tây mọc mầm

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Xử lý khoai tây mọc mầm

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Xử lý khoai tây mọc mầm

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản