Xin việc khi chưa có bằng tốt nghiệp

Một bộ hồ sơ xin việc có thể bao gồm nhiều giấy tờ, tài liệu khác nhau như sơ yếu lý lịch, căn cước công dân, hộ khẩu bản photo có công chứng,..., tùy theo yêu cầu của cơ quan, công ty tuyển dụng. Và câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi “Hồ sơ xin việc có cần bằng cấp 3 không?” cũng đơn giản là phụ thuộc vào đặc thù công việc và nhà tuyển dụng.

Có thể các bạn đang cảm thấy khá mơ hồ và “mông lung” với lời giải đáp này, nhưng đây là sự thật. Nguyên nhân là do đối với một số việc làm, văn bản có thể có giá trị, nhưng đối với công việc khác, nhà tuyển dụng lại chẳng quan tâm mấy đến tấm bằng này.

Hồ sơ xin việc có cần bằng cấp 3 không?

Cụ thể hơn, đối với những công việc mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi bạn phải có chứng nhận tốt nghiệp trình độ Cao Đẳng hay Đại học, thì vấn đề hồ sơ xin việc có cần bằng cấp 3 không sẽ không còn quan trọng. Nhà tuyển dụng khi này sẽ chỉ quan tâm ứng viên có các loại bằng cấp này hay không, và nếu bạn đã có thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tốt nghiệp cấp 3.

Ngược lại, đối với các việc làm không yêu cầu bất kỳ bằng cấp nào, chủ yếu là việc lao động phổ thông, thì bằng cấp 3 của các bạn cũng không có nhiều tác dụng. Tức là trình học vấn của các bạn sẽ không quá quan trọng, thay vào đó họ sẽ chú trọng đến tay nghề, sức khỏe,... Vậy làm thế nào để biết công việc gì yêu cầu bằng cấp 3 và những việc nào thì không?

Công việc yêu cầu bằng cấp 3

Để biết được hồ sơ xin việc có cần bằng cấp 3 không, điều trước tiên các bạn cần làm chính là liên hệ trực tiếp nhà tuyển dụng. Trong thời buổi này, chủ yếu việc liên lạc giữa ứng viên và các cơ quan sẽ được thực hiện qua mạng. Thường thì họ sẽ yêu cầu bạn gửi CV, liệt kê các kỹ năng, kinh nghiệm hay học vấn của bản thân trong đó để họ có những đánh giá ban đầu. Sau đó, khi họ thấy bạn phù hợp, bạn sẽ được gọi đến phỏng vấn và yêu cầu mang theo hồ sơ xin việc.

Đương nhiên, bộ phận nhân sự sẽ có nhắc nhở để bạn biết khi đi cần mang theo giấy tờ gì. Nếu trong bản mô tả công việc yêu cầu bạn tốt nghiệp trình độ trung học phổ thông, hãy hỏi trực tiếp người làm tuyển dụng xem hồ sơ xin việc có cần bằng cấp 3 không [trong trường hợp họ không nhắc đến]. Như vậy, bạn sẽ có những chuẩn bị tốt nhất, tránh mất thời gian của hai bên.

Làm sao để biết khi nào cần có bằng cấp 3 trong hồ sơ xin việc?

Một cách khác để bạn biết hồ sơ xin việc có cần bằng cấp 3 không chính là tự phân loại vị trí mà mình ứng tuyển. Như đã nói ở trên, thường những công việc hoặc là yêu cầu chuyên môn đặc thù cao, hoặc những việc lao động phổ thông thì mới không cần. Ví dụ, để ứng tuyển, các công việc như bác sĩ, kỹ sư công nghệ thông tin, luật sư,..., các bạn sẽ cần bằng tốt nghiệp cử nhân, thậm chí thạc sĩ, tiến sĩ. Hay đối với các việc làm lao động phổ thông như thợ hồ, lao công,..., bằng cấp 3 cũng không có nhiều giá trị.

Đương nhiên, bằng tốt nghiệp cấp 3 sẽ có giá trị trong nhiều công việc khác, đặc biệt là với những bạn sinh viên đi làm thêm trong những năm đầu đại học. Nguyên nhân là do những việc làm này đòi hỏi một lượng kiến thức vừa phải. Ví dụ như công việc gia sư, một bằng tốt nghiệp cấp 3 với thành tích học tập ấn tượng sẽ là công cụ tốt nhất để được ứng tuyển thành công. Ngoài ra, có thể lựa chọn một số việc như nhân viên bán hàng, thu ngân,..., những công việc chủ yếu yêu cầu về kỹ năng mềm.

Phân loại công việc

Như đã trình bày ở trên, thực tế, sẽ tùy lúc mà bạn có nhất thiết phải có bằng cấp 3 trong hồ sơ xin việc hoặc không. Tuy nhiên, lời khuyên cho các bạn chính là nên có tài liệu này trong bộ hồ sơ, vì có thể nó sẽ quan trọng đối với công việc mà bạn ứng tuyển. Dĩ nhiên, ngay cả khi nhà tuyển dụng không bắt buộc, bạn cũng nên sử dụng.

Lý do thứ nhất cho vấn đề này chính là để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng kiến thức và trình độ của bạn đã được xác thực. Người được học hành đầy đủ chắc chắn sẽ có lợi thế hơn rất nhiều, lợi thế ở đây không đơn thuần chỉ là nhận thức về vấn đề chuyên môn, việc làm, mà còn là những kỹ năng khác. Cụ thể, trong 12 năm học, các bạn sẽ được biết thêm rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được rằng bạn sẽ phải có khả năng tiếp thu, học hỏi nhanh hơn, giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn.

Sử dụng bằng cấp 3 để làm lợi thế khi đi xin việc

Thứ hai chính là về vấn đề ý thức và trách nhiệm. Trong môi trường học tập, khi các bạn có được bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, đồng nghĩa rằng ngoài đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiến thức, bạn cũng phải đủ điều kiện hạnh kiểm. Tức là khi đi học, bạn sẽ được thầy cô rèn giũa về các ý thức khác nhau như đi học đúng giờ, mặc đồng phục khi đến lớp,... Nếu liên hệ lại, các bạn sẽ thấy trách nhiệm của bản thân khi đi làm và đi học có rất nhiều điểm tương đồng.

Khi đi làm, bạn cũng không được phép trễ giờ, trang phục đúng quy định của công ty, xin nghỉ phải có sự xin phép, xác nhận của cấp trên, hay rất nhiều quy tắc khác nữa. Điều quan trọng là với sự xác nhận thông qua bằng tốt nghiệp cấp 3, nhà tuyển dụng có thể phần nào đánh giá được rằng bạn đã được đào tạo tốt và có trách nhiệm, quy củ trong việc học, và có tiềm năng khi làm việc.

Ngoài ra, một điểm sáng khác đến từ việc này chính là họ biết rằng bạn là người có mục tiêu. Cho dù bất kể bạn hoàn thành chương trình trung học với thành tích tốt hay kém, việc tốt nghiệp và nhận bằng cấp 3 cho thấy bạn là người đã có quyết tâm học tập để đạt được mục tiêu. Ý chí đôi khi còn quan trọng hơn năng lực, nếu bạn đã là người có chí hướng, phấn đấu học tập, thì đối với công việc bạn cũng hoàn toàn có thể làm tốt và phát triển.

Bằng cấp 3 tạo ra cơ hội phát triển cho ứng viên

Cuối cùng, bên cạnh những yếu tố tác động đến suy nghĩ của người tuyển dụng, bằng cấp 3 đôi khi còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề phát triển sự nghiệp của các bạn. Bằng cấp là một công cụ hữu hiệu trong việc thăng tiến, ngay cả trong thời điểm ban đầu, khi đi xin việc ở cấp bậc thấp, họ sẽ không quan tâm đến bằng cấp 3 của bạn.

Giải thích cho vấn đề này, sau khi có kinh nghiệm làm việc hay ý thức trách nhiệm, cấp trên sẽ xét đến cả học vấn của bạn để xem có nên thăng chức cho bạn hay không. Nguyên nhân là do khi này, có rất nhiều đồng nghiệp có khả năng làm việc như bạn, và giờ đây kiến thức học tập sẽ được xét đến để so sánh nhân viên.

Mong rằng lời giải đáp cho câu hỏi “Hồ sơ xin việc có cần bằng cấp 3 không?” trong bài viết của timviec365.vn sẽ giúp các ứng viên hiểu rõ hơn về vấn đề này, cũng như làm được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để xin việc thành công nhé!

Hồ sơ xin việc điện máy xanh

Nếu các bạn quan tâm đến việc làm tại Điện máy xanh, hãy tìm hiểu cách làm hồ sơ xin việc đúng chuẩn theo hướng dẫn trong bài viết dưới đây nhé!

Hồ sơ xin việc điện máy xanh

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để đảm bảo công tác phòng chống dịch, nhiều trường ĐH không phát bằng tốt nghiệp theo hình thức sinh viên đến nhận trực tiếp tại trường nữa. Thay vào đó, các trường có nhiều hình thức linh động để hỗ trợ sinh viên.

Chẳng hạn, tại Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó Hiệu trưởng, cho biết trường sẽ phát bản sao bằng tốt nghiệp photo công chứng gửi về địa chỉ nhà cho những sinh viên tốt nghiệp đợt 1. "Sinh viên chỉ cần truy cập vào cổng thông tin đào tạo của trường đăng ký, dùng email mã số sinh viên gửi đến email của phòng đào tạo để cung cấp họ tên, địa chỉ, số điện thoại. Khi nhận được yêu cầu, trường sẽ chuyển phát đảm bảo 5 bản sao bằng tốt nghiệp photo công chứng để các em có giấy tờ làm hồ sơ tuyển dụng. Thời gian nhận Bằng tốt nghiệp bản chính sẽ có thông báo sau", tiến sĩ Minh Khang thông tin.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM cho hay, đợt này trường có 54% - khoảng hơn 900 sinh viên tốt nghiệp. "Do không thể phát bằng trực tiếp nên chúng tôi cấp hình ảnh của giấy chứng nhận tốt nghiệp qua mạng cho các em. Trường nhận được rất nhiều email đề nghị gửi hình ảnh giấy này. Nhiều em đã được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau kỳ thực tập sau tết, nên giờ chỉ cần có hình ảnh giấy chứng nhận tốt nghiệp để hoàn thiện hồ sơ trực tuyến", theo tiến sĩ Trọng.

Trong khi đó, tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, đợt mới đây nhất có 448 sinh viên tốt nghiệp. Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên, chia sẻ: "Theo quy định, trường sẽ cấp bằng cho các em sau khi có quyết định một tháng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến việc này bị hoãn lại. Do đó, sinh viên có thể sử dụng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có giá trị trong thời hạn 3 tháng để đi xin việc. Nếu sinh viên cần tra cứu thì có thể thực hiện tại cổng thông tin đào tạo của trường. Nhà tuyển dụng cũng có thể tra cứu tại đây, hoặc có thể gửi đề nghị xác minh về phòng đào tạo để được hỗ trợ".

Tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang cũng thông tin, theo kế hoạch, tháng 8 là kỳ xét tốt nghiệp chính của trường với gần 2.000 sinh viên được tốt nghiệp, sau khi các bạn hoàn thành công tác bảo vệ đồ án, khóa luận và chuyên đề tốt nghiệp online. "Với diễn biến rất phức tạp của dịch Covid-19, trường đã lên phương án cấp một bảng điểm, một giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc một bản sao bằng tốt nghiệp để gửi qua bưu điện giúp các em thuận tiện làm hồ sơ xin việc.

Tương tự, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cũng đang cho khoảng 900 sinh viên bảo vệ đồ án tốt nghiệp trực tuyến để chuẩn bị tốt nghiệp. Theo thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo, giấy chứng nhận tốt nghiệp sẽ được gửi qua email cho sinh viên trong thời gian chờ trao bằng tốt nghiệp khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Được biết, hiện nhiều doanh nghiệp nhận hồ sơ tuyển dụng trực tuyến và phỏng vấn cũng bằng hình thức này. Thạc sĩ Đặng Kiên Cường cho rằng chỉ cần có hình ảnh của giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc sao y của bằng tốt nghiệp, ứng viên hoàn toàn có thể nộp hồ sơ xin việc trong thời điểm này.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề