Xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3

Mục lục bài viết

  • 1. Học sinh có được lái xe Honda Cup 50 hay không ?
  • 2. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
  • 3. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
  • 4. Mức phạt khi không có giấy phép lái xe:
  • 5. Chưa thành niên mà điều khiển xe máy

1. Học sinh có được lái xe Honda Cup 50 hay không ?

Thưa luật sư, Em học cấp 3 [Lớp 12] bố mẹ em có mua cho một chiếc xe Cup 50. Xin hỏi luật sư: Khi điều khiển xe này em có vi phạm luật giao thông hay không ạ ? Lái loại xe này có bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm hay không ạ ? và nếu không có bằng lái xe thì bị phạt bao nhiêu tiền ạ ? Bạn bè em chưa đủ tuổi đã chạy xe wave thì có bị phạt không ?

Cảm ơn!

Người hỏi: Thanh Phong [Hà nội]

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông [Luật giao thông đường bộ 2008]

“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a] Đăng ký xe;

b] Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c] Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d] Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

“1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c] Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc [FB2];

d] Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc [FC];

đ] Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc [FD];

e] Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”

Như vậy, việc bạn đang là học sinh trung học phổ thông mà lại điều khiển xe máy đã vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ bởi bạn chưa đủ khả năng để điều khiển xe máy. Do đó, cảnh sát giao thông đã thu giữ xe của bạn là đúng quy định pháp luật

2. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông [Luật giao thông đường bộ 2008]

“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a] Đăng ký xe;

b] Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c] Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d] Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

“1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c] Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc [FB2];

d] Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc [FC];

đ] Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc [FD];

e] Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”

Như vậy, việc bạn đang là học sinh trung học phổ thông mà lại điều khiển xe máy đã vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ bởi bạn chưa đủ khả năng để điều khiển xe máy. Do đó, cảnh sát giao thông đã thu giữ xe của bạn là đúng quy định pháp luật

Căn cứ vào những lỗi của bạn đã trình bày và Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt… thì chúng tôi xác định bạn phải chịu phạt số tiền như sau:

3. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

“3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i] Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.

Như vậy, đối với hành vi vi phạm là Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì bạn bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng tùy vào tính chất hành vi mà bạn thực hiện, thông thường là 250.000 đồng.

4. Mức phạt khi không có giấy phép lái xe:

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng. trong trường hợp điều khiển xe mô tô mà không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;….”

Như vậy, đối với trường hợp lái xe không có giấy phép lái xe thì bạn sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, thông thường là 1.000.000 đồng.

5. Chưa thành niên mà điều khiển xe máy

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”

Bạn còn đang là học sinh trung học phổ thông, theo quy định thì chưa đủ độ tuổi cũng như sức khỏe để điều khiển phương tiện giao thông, bạn đã vi phạm quy định điều khiển xe máy khi chưa đủ điều kiện và bạn sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng, thông thường là 500.000 đồng

Như vậy, theo như tính huống trên, bạn đã vi phạm rất nhiều lỗi khi tham gia giao thông, việc cảnh sát giao thông thu giữ xe của bạn là đúng với quy định của pháp luật. Bạn có thể chịu mức phạt cao nhất cho các hành vi của mình lên đến 2.000.000 VNĐ. Bạn cần thực hiện đúng theo quy định và sự hướng dẫn của cảnh sát giao thông. Nộp tiền đúng theo quy định và tuân thủ các quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ, nhất là không điều khiển xe máy khi chưa có giấy phép lái xe để bảo đảm an toàn cho chính mình và những người xung quanh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Khuyến cáo: Bài viết được Luật gia, Luật sư của Công ty Luật Minh Khuê thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật trong cộng đồng, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật Minh Khuê để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Trụ sở chính: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề