Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục

Mẫu kế hoạch thu chi xã hội hóa giáo dục

Kế hoạch xã hội hóa giáo dục năm học 2018 - 2019 là mẫu kế hoạch được Nhà trường lập ra nhằm xây dựng các mục tiêu, chương trình giáo dục cụ thể về việc xã hội hóa giáo dục.

Nội dung trong mẫu kế hoạch xã hội hóa giáo dục năm học 2018 - 2019 cần nêu rõ các nội dung quan trọng như: đặc điểm chung về tình hình, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, kế hoạch cụ thể và phương hướng thực hiện. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tại đây.

PHÒNG GD& ĐT ……….
TRƯỜNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc
----------------

Số….. / KH – TH.........ngày … tháng … năm 20…..

KẾ HOẠCH
VẬN ĐỘNG ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN HỖ TRỢ CSVC

Năm học ........ - ........…

[Đã thống nhất chủ trương và kế hoạch triển khai trong Ban Giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh tại cuộc họp ngày 31/8/20.....]

Căn cứ Công văn số 6890/BGDĐT- KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Căn cứ công văn……….. ngày… tháng… năm …. về việc hướng dẫn công tác tài chính, chuẩn bị cơ sở vật chất đầu năm học ........ - .........…

Thực hiện … ngày 31 tháng… năm ……. về việc hướng dẫn công tác tài chính, chuẩn bị cơ sở vật chất đầu năm học ........ - ............

Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất nhà trường cùng tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. Theo sự thống nhất chủ trương trong Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện Cha mẹ học sinh.

Trường ........ ........... xây dựng Kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục năm học ........ - ........... như sau:

I. Đặc điểm tình hình chung:

1. Về phía học sinh

Năm học ........ - ..........., nhà trường có…… học sinh, chia thành …… lớp, trong đó:

- Khối… lớp; … học sinh; có : …… Hộ nghèo, Gia đình cận nghèo: …

- Khối… lớp; … học sinh; có : …… Hộ nghèo, Gia đình cận nghèo: …

- Khối… lớp; … học sinh; có : …… Hộ nghèo, Gia đình cận nghèo: …

2. Điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường:

Cơ sở vật chất nhà trường hiện nay đảm bảo cơ bản cho việc tổ chức các hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, hệ thống sân, bãi tập để dạy thể dục hầu như chưa có, còn khoảng …..m2 sân trường chưa có bóng mát [vì cây xanh mới trồng còn nhỏ].nề đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của học sinh khi tham gia các hoạt động tập thể, một số phương tiện dạy học theo dự án tiếng anh chưa có như ti vi màn hình rộng. Nên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập, an toàn sức khỏe của học sinh.

II. Kế hoạch cụ thể trong năm học ........ - ...........

1. Nội dung huy động:

Tiến hành quy hoạch, san ủi tạo mặt bằng cơ bản diện tích gần 3500 m2, xây hệ thống thoát nước cho sân, làm ….. m2 mái che sân trường cho sinh tránh nắng và mua … ti vi màn hình …. inh để phục vụ việc học tiếng anh và học chương trình VNEN của học sinh.

2. Mục đích :

Năm học ........ - ..........., nhà trường tiến hành vận động nguồn xã hội hóa giáo dục từ sự đóng góp của phụ huynh học sinh, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho các hoạt động học tập, sinh hoạt của học sinh.

3. Đối tượng hưởng lợi:

- Phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt của học sinh nhà trường.

4. Hình thức vận động, huy động:

- Huy động từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức xã hội, cá nhân, cha mẹ học sinh.

5. Cách thức tổ chức thực hiện:

-Tiến hành khảo sát, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện

- Tổ chức họp Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường và thông qua Ban đại diện CMHS các lớp để thống nhất chủ trương và kế hoạch thực hiện

- Niêm yết công khai Kế hoạch công việc và nguồn kinh phí thực hiện để tiếp thu ý kiến của nhà trường và thông tin cụ thể trong cuộc họp CMHS đầu năm.

- Báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp để có ý kiến chỉ đạo thực hiện.

- Việc huy động đóng góp trên tinh thần tự nguyện, không chia đều bình quân, các trường hợp gia đình khó khăn thì phụ huynh các lớp chia sẻ, hỗ trợ.

- Toàn bộ quá trình xây dựng, quyết toán, nghiệm thu công trình do ban đại diện CMHS phối hợp cùng nhà trường kiểm tra, giám sát. Tổ chức công khai các nội dung trên cho phụ huynh biết vào các cuộc họp CMHS trong năm học.

6. Giá trị dự kiến vận động

- Dự kiến nguồn huy động đóng góp:………….đ [có bảng tổng hợp dự toán kèm theo].

7. Nội dung chi cụ thể [Nếu nhận đóng góp bằng tiền]

STTNội dung công việcKinh phí thực hiệnGhi chú
1.
2.
3

8. Chất lượng công trình:

- Công trình xây dựng được cơ quan chuyên môn thẩm định chất lượng, chất lượng ti vi được hãng sản xuất bảo hành theo quy định. Quá trình thực hiện được nhà trường và đại diện phụ huynh học sinh giám sát, đảm bảo thực hiện tiết kiệm, có hiệu quả sử dụng cho việc sinh hoạt của học sinh.

Kế hoạch này được niêm yết công khai tại trường từ ngày…… đến ngày ……… để nhận ý kiến góp ý. Hình thức góp ý: ghi bằng giấy gửi cho giáo viên chủ nhiệm, Văn phòng nhà trường hoặc ý kiến vào địa chỉ email của nhà trường là:…………..

Ngày ….. đến ngày…….., nhà trường sẽ tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh kế hoạch để trình cấp có thẩm quyền. Sau khi được cấp có thẩm quyền thống nhất chủ trương, Nhà trường sẽ tiến hành vận động.

Trên đây là Kế hoạch vận động đóng góp tự nguyện năm học ........ - ........... của Trường ........ ............ Rất mong sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân đối với sự phát triển của nhà trường./.

Nơi nhận:

- Phòng GD ……….. [xin phê duyệt]

- UBND xã……[xin phê duyệt]

- BĐDCMHS[t/h]

- Giáo viên [t/h]

- Lưu VT

HIỆU TRƯỞNG

PHÊ DUYỆT CÁC CẤP QUẢN LÝ

 PHÒNG GDĐT VÕ NHAI                                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS TRÀNG XÁ                                                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Số: 89/KH-THCS TX                                                                     Tràng Xá, ngày 23 tháng 9 năm 2019

KẾ HOẠCH 

Xã hội hóa giáo dục năm học 2019-2020

Căn cứ Công văn số 1512/SGDĐT-KHTC ngày 22/8/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2019-2020;

Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và biên bản Hội nghị BĐD CMHS nhà trường chiều ngày 16/9/2019, biên bản họp phụ huynh đầu năm học 2019-2020 của 10 lớp vào chiều ngày 16/9/2019 [Trường và Hội đồng trường đã công khai các khoản thu tại trường từ ngày 16/9/2019 đến ngày 23/9/2019 không có thông tin phản hồi theo nội dung cuộc họp phụ huynh học sinh];

Căn cứ vào công văn hướng dẫn về việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh;

Căn cứ tình hình thực tế nhu cầu cần bổ sung về cơ sở vật chất, trường THCS Tràng Xá lập kế hoạch hoạt động và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục năm học 2019-2020 với một số hoạt động cụ thể như sau:

I. Mục đích yêu cầu:

Làm chuyển biến nhận thức của các tổ chức, đoàn thể, các ngành, mọi cá nhân, tập thể trên địa bàn xã về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hóa giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương. Xác định rõ vai trò trách nhiệm, nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục.

Tham mưu cho cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, cộng đồng trách nhiệm vận động trong tổ chức mình thực hiện mục tiêu giáo dục.

Phối hợp với ban đại diện CMHS của trường trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ cơ sở vật chất của nhà trường.

Việc huy động nguồn đóng góp phải đảm bảo đúng nguyên tắc tự nguyện, công khai, đúng mục đích trong thu chi quỹ xã hội hóa giáo dục.

- Việc quản lý thu, chi đúng theo nguyên tắc tài chính.

II. Thuận lợi và khó khăn trong công tác xã hội hoá

1. Thuận lợi:  Cha mẹ học sinh và Ban đại diện CMHS rất quan tâm và hỗ trợ cho nhà  trường về mọi mặt. 100% đồng thuận với nhà trường về việc nâng cấp, trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho học tập, rèn luyện của học sinh được tốt hơn. Đa số cha mẹ học sinh đều đồng thuận với Ban đại diện CMHS về việc tự nguyện huy động các lực lượng hỗ trợ cho nhà trường về CSVC phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của em mình tại trường.

2. Khó khăn: Học sinh trong nhà trường một số là con em dân tộc thiểu số, gia đình khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ học tập xuống cấp. Nhận thức của đại bộ phận người dân cho rằng công tác xã hội hoá là của nhà trường và của ngành giáo dục.

III. Công tác vận động và tuyên truyền:

Triển khai các văn bản toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, nhân dân và học sinh trong trường. Triển khai Quyết định ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh đến toàn thể cha mẹ học sinh trong buổi họp phụ huynh đầu năm.

Ban giám hiệu cùng với các đoàn thể, Hội đồng trường kết hợp thống nhất cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động cha mẹ học sinh tham gia hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Vận động các mạnh thường quân và những cha mẹ HS có điều kiện hỗ cho nhà trường trên tinh thần tự nguyện. Tham mưu với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho nhà trường để thực công tác xã hội hoá giáo dục.

IV. Biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục:

Đầu năm học tiến hành họp cha mẹ học sinh bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện ở mỗi lớp gồm 3 thành viên, Ban đại diện trường gồm 3 thành viên. Ban đại diện CMHS phối hợp với BGH nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của cuộc họp đầu năm học, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng thời gian do BĐD đề ra. Nhà trường tổ chức các cuộc họp cha mẹ học sinh theo định kỳ 1 năm học ít nhất 3 lần để lắng nghe ý kiến góp ý của phụ huynh học sinh về công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Ban đại diện CMHS trích kinh phí hoạt động từ nguồn đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh theo Nghị quyết từ đầu năm học và các nguồn tài trợ hợp pháp khác do BĐD vận động. Kinh phí của Ban đại diện CMHS thực hiện theo thông tư số 55/2011/TT-BGD&ĐT ngày 20/11/2011của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh [Phụ huynh tự thu, chi và quản lý], phục vụ cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trên nguyên tắc công khai dân chủ, minh bạch. Báo cáo tình hình thu chi và quyết toán kinh phí tại các cuộc họp cha mẹ học sinh vào cuối năm học.

V. Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:

- Vận động các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện hỗ trợ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học trong từng năm học. Thống nhất với cha mẹ học sinh về việc hỗ trợ kinh phí tu sửa cơ sở vật và khuyến học trong năm học. Tham gia cùng nhà trường tổ chức các buổi họp cha mẹ học sinh ở trường, ở lớp. Cùng với nhà trường chăm lo công tác giáo dục và bồi dưỡng học sinh, phụ đạo học sinh yếu, giáo dục học sinh chưa ngoan. Khen thưởng học sinh đạt giải văn hoá, văn nghệ, TDTT qua các kỳ thi, hội thi các cấp. Chi khen thưởng giáo viên, học sinh cuối năm học. Cùng nhà trường tham gia Hội đồng kỷ luật giáo duc, xử lý những vi phạm của học sinh.

VI. Nội dung công tác XHH

1. Mục đích huy động.

Sử dụng nguồn kinh phí huy động được để làm nhà vòm sân khấu, thay bóng điện, quạt điện, sửa chữa máy tính phòng học tin, khen thưởng học sinh Giỏi, học sinh tiên tiến, hỗ trợ học sinh tham gia các kỳ thi, hội thi....

2. Đối tượng hưởng lợi:

Tất cả các em học sinh trong nhà trường.

3. Hình thức và nguyên tắc huy động:

Huy động trên cơ sở đóng gúp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật. Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất mức thu. Việc thu chi đảm bảo đúng mục đích, đúng quy định, thống nhất công khai, quyết toán đúng qui định.

Đối tượng huy động: Cha mẹ học sinh trong và ngoài nhà trường, các cá nhân hảo tâm, các tổ chức, doanh nghiệp.

Thời gian: Trong năm học 2019-2020 và các năm học tiếp theo.

4. Dự kiến các khoản thu theo quy định:

4.1. Học phí

Theo Nghị quyết số: 04/2019/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2019. Cụ thể: Thu 9 tháng/năm học.

- Đối tượng không được miễn giảm: 20.000đ/HS/tháng.

- Hộ nghèo: miễn không thu.

- Hộ cận nghèo: giảm 50% thu 10.000đ/HS/tháng.

- Đối tượng là dân tộc thiểu số ở xóm đặc biệt khó khăn: giảm 70%, thu 6.000đ/HS/tháng.

4.2. Thu phí trông xe đạp

 Theo Quyết định số: 42/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2016. Cụ thể:

- Thu: 15.000đ/HS/tháng. Tổng số học sinh: 220, dự kiến thất thu 30 em.

190 HS x 150.000 = 28.500.000đ.

+ Thuế 10% = 2.850.000đ

+ Trả công trông giữ xe: 1.600.000đ/tháng x 10 tháng = 16.000.000đ.

+ Sửa chữa nhà xe và mua dụng cụ trang thiết bị cho công tác bảo vệ trông xe 9.650.000đ

5. Dự kiến thu chi các khoản thu thỏa thuận

5.1. Tiền nước uống: Thu 5.000đ/HS/tháng. Tổng số học sinh: 348, dự kiến thất thu: 48 em có hoàn cảnh khó khăn.

 300 HS x 50.000đ = 15.000.000đ.

Chi trả tiền công đun nước: 1.500.000 x 10 tháng = 15.000.000đ

5.2. Học thêm: Theo Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 08/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Thu: 10.000đ/buổi/HS x 32 buổi  = 320.000đ/HS/năm. Tổng số học sinh: 348, dự kiến thất thu 48 em có hoàn cảnh khó khăn.

300 HS x 320.000đ = 96.000.000đ.

Chi: Theo Quyết định 33/2012/QĐ-UBND ngày 08/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

6. Các khoản thu hộ

6.1 Bảo hiểm y tế học sinh: Theo Hướng dẫn số 1284/HDLT-SGDĐT-BHXH ngày 26/7/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên và Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Thu 563.220đ/HS/12 tháng; thu 704.025đ/HS/15 tháng.

6.2 Bảo hiểm thân thể: Thu 60.000đ/HS/năm

6.3 Quỹ khuyến học: Thu 70.000đ/HS/năm học. Tổng thu: 300 x 70.000đ = 21.000.000đ.

Thu giáo viên 100.000đ/năm học tổng thu 23 x 100.000đ = 2.300.000đ

Tổng thu 23.300.000đ

- Chi 5% nộp Hội khuyến học xã: 1.165.000đ

- Chi khen thưởng: 19.000.000đ

- Chi Hỗ trợ học sinh đi thi các Hội thi: 3.135.000đ [ 20.000đ/lượt đi thi cấp huyện; Thi cấp tỉnh 30.000đ/ lượt]

6.4 Quỹ BĐDCMHS: Thực hiện theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Mức thu từ 50.000đ/HS/năm. Ban đại diện cha mẹ học sinh tự thu và tự chi cho các hoạt động của BĐDCMHS.

6.5 Quỹ Đội: Thu 40.000đ/HS/năm.

- Thực hiện thu, chi theo công văn số: 451/PGD&ĐT V/v thực hiện thu chi, quản lý và sử dụng quỹ đội trong trường học trong giai đoạn 2014 - 2017 theo hướng dẫn của tỉnh đoàn và sở GD&ĐT ngày 29/9/2014; Theo hướng dẫn số 20/HD/TĐTN-SGD&ĐT về việc hướng dẫn thu chi quản lý và sử dụng quỹ đội trong trường học giai đoạn 2014-2017 ngày 05/9/2014.

7. Tổ chức thực hiện:

Nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo đoàn thể, cùng cán bộ giáo viên, nhân viên; Hội đồng trường trong đơn vị thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS để thực hiện tốt kế hoạch của BĐDCMHS đã đề ra. Thực hiện đúng nội dung Điều lệ Ban đại diện CMHS. Cùng với Ban đại diện CMHS công khai quỹ cơ sở vật chất trong nhà trường. Tạo mọi điều kiện cho Ban đại diện CMHS hoạt động có hiệu quả.

Trên đây là nội dung kế hoạch xã hội hoá giáo dục của trường THCS Tràng Xá, đề nghị UBND xã Tràng Xá, Phòng GDĐT Võ Nhai tạo điều kiện giúp đỡ để nhà trường làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục trong năm học 2019-2020 và các năm học tiếp theo.

Nơi nhận:                                                                     

- Phòng GDĐT Võ Nhai;

- UBND xã Tràng Xá;

- Lưu: KT, NT.

HIỆU TRƯỞNG

Phạm Văn Hợp

Video liên quan

Chủ Đề