Chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước

Nghị Định 47/2021 thi hành Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị Định 10/2019 thi hành Luật Quản Lý Vốn Nhà Nước 2014 cung cấp thông tin làm rõ một cách hữu ích về [1] các chủ thể có thể đóng vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu của Nhà Nước trong một DNNN, và [2] cách tính tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước trong một doanh nghiệp. Đặc biệt,

·         Theo Nghị Định 10/2019, Cơ quan đại diện tổ chức chỉ bao gồm [i] Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp [CMSC]; [ii] Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh; và [iii] Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước [SCIC]. Theo đó, các DNNN khác như EVN hoặc PVN không được coi là Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu. Trước đây, không rõ rằng một DNNN có thể được coi là Cơ Quan Đại Diện của Nhà Nước trong một DNNN khác không.

·         Thống nhất với Nghị Định 10/2019, Nghị Định 47/2021 quy định rằng khi tính tỷ lệ sở hữu hoặc tỷ lệ biểu quyết của Nhà Nước tại doanh nghiệp, chỉ tính đến cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu trong doanh nghiệp đó. Trước đây, không rõ cổ phần hoặc phần vốn góp của một DNNN có được coi là vốn Nhà Nước tại một doanh nghiệp khác hay không. Quy định này rất quan trọng vì nó giúp làm rõ liệu một doanh nghiệp có là DNNN hay việc một doanh nghiệp thuộc sở hữu bao nhiêu [phần trăm] của Nhà Nước. Ví dụ, một DNNN [tức là các công ty có trên 50% vốn của Nhà Nước] phải tuân theo các quy tắc đấu thầu bắt buộc hoặc bị cấm đầu tư vào bất động sản và chứng khoán.

·         Nghị Định 47/2021 đề cập rõ ràng đến “các Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu” trong một doanh nghiệp. Do đó, dường như có thể có nhiều hơn một Đại diện thể chế trong một DNNN.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Thu Giang và Nguyễn Quang Vũ.

Ảnh Internet

Sự thay đổi về định nghĩa doanh nghiệp nhà nước qua các thời kỳ

Khoản 22, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước “sở hữu” trên 50% vốn điều lệ.

Đến Luật Doanh nghiệp 2014, theo khoản 8, Điều 4, doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa là những doanh nghiệp do Nhà nước “nắm giữ” 100% vốn điều lệ. Theo đó, những doanh nghiệp do Nhà nước “nắm giữ” từ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ, thì sẽ không bị coi là doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay, khoản 11, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã định nghĩa lại như sau: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”

Dẫn chiếu đến Điều 88, Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp nhà nước bao gồm hai nhóm công ty sau đây:

- Một là nhóm doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Hai là nhóm doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

“Sở hữu” và “Nắm giữ”?

Luật Doanh nghiệp năm 2020 sử dụng cụm từ “nhà nước nắm giữ” thay thế cho cụm từ “nhà nước sở hữu” nêu tại Luật Doanh nghiệp năm 2005. Sự thay thế này đã dẫn đến hai cách hiểu khác nhau về cụm từ “nhà nước nắm giữ”, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ chưa có hướng dẫn chi tiết nội dung này.

Cách hiểu thứ nhất: “nhà nước nắm giữ” tức là Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Đây là cách hiểu phổ biến từ trước tới nay khi xác định một doanh nghiệp có hay không có vốn nhà nước. Cách hiểu này dựa trên những quy định về sở hữu tài sản tại Bộ luật Dân sự năm 2015, một số quy định đề cập tới việc nắm giữ như là sở hữu nêu tại Điều 116, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều 6, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước năm 2014.

Cách hiểu thứ hai: “nhà nước nắm giữ” tức là Nhà nước có quyền chi phối, kiểm soát trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Đây là cách hiểu ít phổ biến nhưng lại là cách hiểu rộng, bảo vệ tốt hơn cho nguồn vốn nhà nước, tài sản nhà nước.

Vì vậy, trên thực tế, nếu có rủi ro phát sinh trách nhiệm có liên quan đến tài sản của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất có thể sẽ hiểu và diễn giải theo cách hiểu thứ hai dựa trên cơ sở như sau:

Theo khoản 1, Điều 179 về “Khái niệm chiếm hữu”, Bộ luật Dân sự năm 2015, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

Theo Điều 186 về “Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu”, Bộ luật Dân sự năm 2015: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.

Với những quy định này, việc trực tiếp nắm giữ hay không trực tiếp nắm giữ nhưng lại có quyền chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản đều được xác định là đang chiếm hữu tài sản.

Xét dưới góc độ thực tiễn kinh doanh, “người chủ thực sự” có thể không phải là chủ thể trực tiếp đứng tên sở hữu cổ phần, phần vốn góp mà có thể thông qua một chủ thể khác để có quyền kiểm soát được doanh nghiệp. Cho nên, việc “nắm giữ” có thể được hiểu với nghĩa rất rộng là có quyền kiểm soát, chi phối một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, chứ không chỉ dừng lại với ý nghĩa sở hữu vốn điều lệ như cách hiểu thứ nhất.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 tuy chỉ thay đổi một vài chữ trong định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước nhưng nếu không có quy định hướng dẫn rõ ràng từ Chính phủ, thì chắc chắn điều khoản này sẽ tác động và ảnh hưởng rất lớn đến việc khoanh vùng doanh nghiệp nhà nước, tài sản nhà nước, giới hạn trách nhiệm của những người làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp và những người quản lý của công ty.

Trong bối cảnh chưa có giải thích rõ ràng từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cách hiểu quy định mới nêu trên, để hạn chế rủi ro pháp lý phát sinh đối với những doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp nhà nước, việc quản lý và sử dụng vốn của những doanh nghiệp này cần bám sát các quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, với tài sản nhà nước và đặc biệt lưu ý đến những quy định của pháp luật về đấu thầu để đảm bảo sự công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong từng dự án, giao dịch có giá trị lớn.

Luật sư Nguyễn Thị Ngọc Anh – Công ty Luật BASICO

Doanh nghiệp nhà nước là một khái niệm quen thuộc đối với những cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên khi nhắc đến doanh nghiệp nhà nước thì đa phần mọi người đều chỉ hiểu đây là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước chứ không biết cụ thể về quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước cũng như đặc điểm và phân loại ngân hàng nhà nước. Vậy nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về loại hình doanh nghiệp này, trong bài viết này chúng tôi xin đi phân tích về khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp nhà nước cũng như đưa ra một vài ví dụ về doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước là một mô hình doanh nghiệp không chỉ có ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia lại có một định nghĩa riêng về mô hình doanh nghiệp nhà nước.

Trong đó, Liên Hợp Quốc quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau: “ Xí nghiệp quốc doanh là những xí nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quả trình ra quyết định của xí nghiệp’’. 

Song song với khái niệm trên thì Ngân hàng thế giới lại định nghĩa Doanh nghiệp nhà nước như sau: “ Doanh nghiệp nhà nước là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của chinh phủ mà phần lớn thu nhập của họ được tạo ra thông qua việc bán các hàng hoá và dịch vụ”.

Ngoài ra, tại New Zealand vào năm 1986 thì tất cả các công ty thuộc loại hình công ty TNHH đều được coi là doanh nghiệp nhà nước nếu như công ty đó có chủ sở hữu duy nhất của công ty đó.

Tuy có các khái niệm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước giữa những tổ chức quốc tế và những quốc gia trên thế giới, tuy nhiên hầu hết các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới đều thống nhất một khái niệm doanh nghiệp nhà nước, đó là:

Doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp mà nhà nước là chủ sở hữu duy nhất hoặc sở hữu một phần lớn vốn trong doanh nghiệp đó. Nhưng doanh nghiệp này có thể thuộc quyền quản lý hoàn toàn của nhà nước hoặc nhà nước có quyền quản lý chủ yếu đối với doanh nghiệp đó. Do đó, nhà nước có thể tác động, gây ảnh hưởng có tính chi phối đối với doanh nghiệp đó.

Tại Việt Nam, pháp luật về doanh nghiệp quy định về khái niệm doanh nghiệp nhà nước tại khoản 11, điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: “ Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”.

Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước có những đực điểm cơ bản sau đây:

– Đặc điểm về chủ đầu tư:

Chủ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước có thể 100% là nhà nước hoặc đầu tư của nhà nước cùng với một tổ chức, cá nhân nào đó.

Nếu là chủ đầu tư duy nhất, nhà nước có toàn quyền quyết định các chính sách quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm những quyết định liên quan đến sự tồn tại, hoạt động và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, quyết định mô hình tổ chức, quản lý của doanh nghiệp…

– Đặc điểm về sở hữu vốn trong doanh nghiệp:

Trong doanh nghiệp nhà nước, nhà nước có thể sỏ hữu 100% vốn điều lệ của công ty hoặc sở hữu phần vốn chi phối [trên 50% vốn điều lệ]. Trường hợp sử dụng số vốn chi phối thì số vốn còn lại có thể là của một tổ chức, cá nhân nào đó cung góp vào.

– Đặc điểm về hình thức tồn tại của doanh nghiệp:

Nếu như donh nghiệp có 100% vốn của nhà nước thì doanh nghiệp đó có thể tồn tại dưới các dạng như: Công ty nhà nước, Công ty cổ phần nhà nước, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH nhà nước. Còn nếu như doanh nghiệp nhà nước có một phần vốn thuộc sở hữu của một tổ chức, các nhân khác thì doanh nghiệp có thể tồn tại dưới các loại hình kinh doanh như Công ty cổ phần, Công ty TNHH.

– Đặc điểm về trách nhiệm tài sản:

Do doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại dưới dạng loại hình kinh doanh là Công ty cổ phần và Công ty TNHH nên mức độ chịu trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp nhà nước là hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

– Đặc điểm về tư cách pháo lý:

Doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân.

Để bạn đọc có cái nhìn thực tế hơn về doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ về một số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động tại Việt Nam như sau:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam…

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc những nội dung kiến thức liên quan đến Doanh nghiệp nhà nước cũng như đưa ra một số ví dụ về doanh nghiệp nhà nước.

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích hơn cho bạn đọc trong việc tìm hiểu về doanh nghiệp nhà nước.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Thành lập Doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề