Theo em giọng trần thuật của nhà văn trong đoạn trích có gì đặc biết

THPT Sóc Trăng hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 155 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?

Bạn đang xem: Bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm tối ưu nhất, THPT Sóc Trăng tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Nghệ thuật kể chuyện

– Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt [không theo trật tự thời gian] mà vẫn rành mạch sáng sủa, chặt chẽ.

– Giọng văn biến hóa, không đơn điệu, Nam Cao như nhập vai nhân

– Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống.

– Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp

Cách trình bày 2

Ngôn ngữ trong tác phẩm sống động, điêu luyện, nghệ thuật, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày

+ Giọng điệu của nhà văn biến hóa, đan xen lẫn nhau

+ Nhà văn có khả năng hòa nhập nhiều vai, chuyển đổi điểm nhìn của tác giả, trần thuật

+ Sự am hiểu về ngôn ngữ sống một cách chung chung, nắm vững dạng thức sống của từng loại ngôn ngữ

+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ có cả khẩu khí, cú pháp lẫn “phong cách học” cả lối tu từ học của nó nữa.

Cách trình bày 3

– Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối… Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở…

– Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ

=> Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Cách trình bày 4

Tác phẩm Chí Phèo đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao. Một trong số những nghệ thuật đó là nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Đó là giọng điều trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp. Đọc cả câu chuyện chúng ta có có thể cảm nhận được Nam Cao đang ở trong câu truyện đó, là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối… Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở… Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Cách trình bày 5

– Ngôn ngữ trong tác phẩm rất sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật, vừa rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

– Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau: Cách trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc. Lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Chí Phèo, khi lại trần thuật theo điểm nhìn của thị Nở, bá Kiến…

>> Tham khảo: Phân tích Chí phèo – Nam Cao

Bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Câu 4: trang 121 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện


  • Tác giả dùng ngôn ngữ trần thuật. Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính. Khi xây dựng hình tượng nhân vật, tác giả chủ yếu miêu tả tâm lí. Vì thế, ngôn ngữ trần thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật trong truyện.
  • Ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính. Lời kể thường dùng những câu ngắn, nhịp nhanh, tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình trước chiến tranh.


Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Những ngôi sao xa xôi

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 4 trang 121 văn 9 tập 2, soạn câu 4 trang 121 văn 9 tập 2, trả lời câu 4 trang 121 văn 9 tập 2, Những ngôi sao xa xôi văn 9

THPT Sóc Trăng hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 155 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?

Bạn đang xem: Bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm tối ưu nhất, THPT Sóc Trăng tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Nghệ thuật kể chuyện

– Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt [không theo trật tự thời gian] mà vẫn rành mạch sáng sủa, chặt chẽ.

– Giọng văn biến hóa, không đơn điệu, Nam Cao như nhập vai nhân

– Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống.

– Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp

Cách trình bày 2

Ngôn ngữ trong tác phẩm sống động, điêu luyện, nghệ thuật, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày

+ Giọng điệu của nhà văn biến hóa, đan xen lẫn nhau

+ Nhà văn có khả năng hòa nhập nhiều vai, chuyển đổi điểm nhìn của tác giả, trần thuật

+ Sự am hiểu về ngôn ngữ sống một cách chung chung, nắm vững dạng thức sống của từng loại ngôn ngữ

+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ có cả khẩu khí, cú pháp lẫn “phong cách học” cả lối tu từ học của nó nữa.

Cách trình bày 3

– Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối… Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở…

– Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ

=> Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Cách trình bày 4

Tác phẩm Chí Phèo đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao. Một trong số những nghệ thuật đó là nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Đó là giọng điều trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp. Đọc cả câu chuyện chúng ta có có thể cảm nhận được Nam Cao đang ở trong câu truyện đó, là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối… Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở… Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Cách trình bày 5

– Ngôn ngữ trong tác phẩm rất sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật, vừa rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

– Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau: Cách trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc. Lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Chí Phèo, khi lại trần thuật theo điểm nhìn của thị Nở, bá Kiến…

>> Tham khảo: Phân tích Chí phèo – Nam Cao

Bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Ngôn ngữ độc đáo và giọng điệu đa thanh trong tác phẩm của Nam Cao

Nam Cao là một nhà văn giàu sức sáng tạo trong ngôn ngữ. Giọng văn lạnh lùng nhưng ấm áp, ngôn ngữ bình dị nhưng đa thanh, đa tầng, giàu sức gợi. Đọc tác phẩm của Nam Cao, người ta không thể dừng lại bởi trước hết là do sự lỗi cuốn của cốt truyện, sau đó là ngôn ngữ dẫn dắt người đọc về phía trước cho đến những dòng cuối cùng.

Trong tác phẩm của Nam Cao ngôn ngữ không chỉ là công cụ, là phương tiện miêu tả mà còn là đối tượng miêu tả. Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại. Ông không chỉ sử dụng đắc địa đại từ nhân xưng: nó, hắn, y, thị, gã mà còn có khả năng hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói của nhân vật.

Trong sáng tác của Nam Cao có sự hòa quện giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, có sự chuyển hóa, trao đổi từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật. Trong “Chí Phèo” diễn ra mạch ngầm đối thoại giữa người kể chuyện với Chí Phèo, giữa nhân vật Chí Phèo với làng Vũ Đại. Nam Cao để một đoạn cụ Bá kể chuyện bà Tư nhưng thực chất là bày tỏ tâm trạng của mình. Đó là ngôn ngữ đối thoại nội tại, một đặc trưng của ngôn ngữ trong sáng tác Nam Cao.

Sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao còn thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang đầy chất văn xuôi đời thường, ngoài việc thực hiện chức năng tự sự còn là để khắc họa tính cách nội tâm nhân vật [Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc…].

Bên cạnh đó Nam Cao có nhiều đóng góp trong việc miêu tả lời thoại nội tâm, tạo điều kiện đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật, khiến nhân vật đối diện với chính mình tự phơi bày, tạo ra những cuộc tranh luận ngầm, bộc lộ ý kiến cá nhân của nhân vật về vấn đề nhân cách con người, sáng tạo nghệ thuật [Lão Hạc, Đời thừa, Giăng sáng, Sống mòn].

Giọng điệu là một yếu tố quan trọng đối với một tác giả. Mỗi một nhà văn thường cố gắng tạo cho mình một giọng điệu riêng, phù hợp với thái độ nghệ thuật của mình. Nguyễn Công Hoan nổi bật giọng điệu suồng sã, giễu cợt, châm biếm sâu cay. Vũ Trọng Phụng là giọng mỉa mai, cay độc, đầy phẫn uất, Nguyên Hồng đầy yêu thương thống thiết thì giọng điệu chủ yếu trong tác phẩm Nam Cao là giọng buồn thương, da diết. Đó là âm điệu chủ đạo làm nên tiếng nói nghệ thuật riêng, độc đáo của ông thể hiện sự cảm thông, thương xót của nhà văn trước những số phận nhỏ bé, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, quẩn quanh không lối thoát [Dì Hảo, lão Hạc, Một đám cưới, Nước mắt, Sống mòn…].

Cùng là giọng buồn thương, da diết nhưng ở mỗi tác phẩm Nam Cao lại thể hiện một sắc thái giọng điệu riêng. “Một đám cưới” là giọng buồn thương, chua xót ngậm ngùi, gợi lên nỗi niềm day dứt khôn nguôi về những kiếp sống mòn mỏi, dật dờ trong bóng tối, trong “Điếu văn” là giọng điệu buồn thương ai oán khi kể về cuộc đời nhục nhằn và cái chết tội nghiệp của một người bạn. Ở “Lão Hạc” là giọng buồn thương chua chát xen lẫn nỗi xót xa, tội nghiệp trước cuộc đời bất hạnh, đáng thương như lão Hạc.

Cùng là nhà văn có trái tim nhân đạo, hướng ngòi bút mình vào những con người nhỏ bé, những số phận đáng thương trong xã hội cũ nhưng giọng điệu chủ đạo của Nam Cao vẫn có âm sắc riêng khác với Thạch Lam. Trong truyện Thạch Lam ta bắt gặp giọng điệu nhỏ nhẹ, điềm đạm, dịu dàng thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng với tất cả những gì bình dị của cuộc sống. Còn ở Nam Cao trong cái giọng điệu buồn thương da diết ấy luôn chứa đựng những suy ngẫm triết lý sâu xa về cuộc đời, về con người. Ông không chỉ xót thương những kiếp người nhỏ bé, những con người dưới đáy của xã hội mà luôn day dứt, trăn trở, ráo riết truy tìm nguyên nhân của những tấn bi kịch không lối thoát của con người.

Trong truyện của Nam Cao ta thường bắt gặp một giọng điệu có sắc thái tưởng chừng đối lập nhau. Ấy là giọng khách quan lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thông, thương xót bên trong. Bề ngoài Nam Cao tỏ ra lạnh lùng, tàn nhẫn với cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, nhà văn luôn giữ khoảng cách, tách sự đồng cảm của mình ra khỏi đối tượng được miêu tả. Sử dụng giọng điệu này Nam Cao không tạo ra một giọng điệu chủ đạo, thống lĩnh. Ông đã có đóng góp lớn trong việc đa thanh hóa giọng điệu tự sự.

Trong một tác phẩm cụ thể, mỗi đoạn, mỗi tứ vẫn có sự chuyển hóa giọng điệu tạo nên sức hấp dẫn trong tác phẩm của Nam Cao. Trong mỗi tác phẩm của ông có sự pha trộn tài tình các kiểu giọng điệu. Người đọc có thể nhận ra trên những trang viết của nam Cao giọng khách quan lạnh lùng, giọng cảm thông thương xót, giọng buồn thương da diết, giọng triết lý…

Có thể nói Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam có tư tưởng, phong cách và thi pháp sáng tạo riêng độc đáo, có những cách tân lớn lao, góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.

  • Chí Phèo [Nam Cao]
  • Đời thừa [Nam Cao]
  • Giọng điệu nghệ thuật

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề