Vpbank hsc là gì

BizLive - 14/11/2021 11:13:52 SA


 Trong một thông tin tuyển dụng mới của công ty, ASC đã có tên mới là Công ty chứng khoán ASC-VPBank, kèm đó là thông tin tuyển dụng hàng loạt nhân sự mới...

Trong thời gian qua, Công ty Chứng khoán ASC (ASCS) đã thực hiện hàng loạt động thái tái cấu trúc lớn, bao gồm tăng mạnh vốn điều lệ tới 5 lần, bổ nhiệm bộ máy lãnh đạo mới sau những biến động lớn trong cơ cấu cổ đông.

Đặc biệt, việc công ty này chuyển trụ sở từ TP. HCM ra tòa tháp VPBank Tower - trụ sở chính của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) làm dấy lên đồn đoán công ty này đã về chung nhà với ngân hàng này.

Trong khi đó, về phía VPBank, tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, bà Lưu Thị Thảo – Phó tổng giám đốc ngân hàng cũng cho biết, trong bối cảnh hiện nay, VPBank đang cân nhắc việc mở thêm một công ty chứng khoán để mở rộng mạng lưới kinh doanh, khách hàng cũng như gia tăng các sản phẩm bán chéo.

Đồn đoán này dường như đã trở thành sự thật khi trong một thông tin tuyển dụng mới của công ty, ASC đã có tên mới là Công ty chứng khoán ASC-VPBank, kèm đó là thông tin tuyển dụng hàng loạt các nhân sự mới bao gồm Trưởng phòng Kinh doanh – Tư vấn Đầu tư và Môi giới chứng khoán, Trưởng nhóm Phát triển Đối tác, Trưởng nhóm Phát triển Sản phẩm Đầu tư, Trưởng nhóm Quản trị Môi giới và Khách hàng, Trưởng nhóm Phát triển Sản phẩm Chứng khoán Cơ sở, Trưởng nhóm Phát triển Hệ thống và Vận hành sản phẩm, chuyên viên dịch vụ khách hàng, chuyên viên phát triển đối tác...

Trước đó, ASCS từng có chuỗi dài kinh doanh ảm đạm với chỉ 2 mảng chính là hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính doanh nghiệp. Đến tháng 10/2016, công ty chính thức chấm dứt giao dịch tại HOSE và chấm dứt tư cách thành viên tại sở giao dịch này.

Tuy nhiên, đến giữa tháng 6/2021, công ty này bất ngờ có cuộc thay máu cổ đông lớn khi một nhà đầu tư cá nhân là ông Nguyễn Công Tuấn (sinh năm 1983) đã nhận chuyển nhượng 3,65 triệu cổ phần, trở thành cổ đông chi phối tại ASCS với tỷ lệ sở hữu 65,29% vốn điều lệ.

Ngoài ra, một nhà đầu tư cá nhân khác là ông Nguyễn Tiên Phong (sinh năm 1978) cũng đã nhận chuyển nhượng 1,22 triệu cổ phần, tương đương 21,86% vốn điều lệ ASCS.

Trước giao dịch trên, cả ông Nguyễn Công Tuấn và ông Nguyễn Tiên Phong đều không sở hữu cổ phiếu ASCS nào.

Vpbank hsc là gì

Sau thời gian kinh doanh ảm đạm, ASC bắt đầu tuyển dụng hàng loạt nhân sự mới.

Sau loạt chuyển động lớn trong cơ cấu cổ đông, tới ngày 8/7/2021, ASCS tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 để miễn nhiệm toàn bộ thành viên HĐQT cũ và bầu ra HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ông Nguyễn Công Tuấn được bầu làm Chủ tịch HĐQT ASCS.

Đến ngày 20/8/2021, ASCS tiếp tục tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 với quyết định chuyển trụ sở ra Hà Nội, đặt tại tòa nhà 89 Láng Hạ, cũng là trụ sở của ngân hàng VPBank.

Cũng tại đại hội này, một loạt các “dấu ấn” VPBank được thông qua khi có sự góp mặt của lãnh đạo ngân hàng trong Ban Kiểm soát mới của ASCS.

Cụ thể, bà Nguyễn Thanh Duyên (sinh năm 1984) Trưởng phòng kiểm toán - Ban kiểm toán nội bộ VPBank và bà Hoàng Thị Quỳnh Trang - Trưởng phòng tư vấn pháp luật ngân hàng và khách hàng doanh nghiệp miền Bắc - Khối Pháp chế & Kiểm soát tuân thủ - VPBank đã được bầu vào Ban Kiểm soát ASCS.

Ngoài ra, đại hội cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ của ASCS lên mức 268,8 tỷ đồng thông qua việc chào bán 21,28 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mức giá chào bán là 11.000 đồng/cổ phiếu. Vốn điều lệ của ngân hàng theo đó tăng mạnh lên gần 269 tỷ đồng.

Đồng thời, các cổ đông cũng chấp thuận việc bổ sung các ngành nghề môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho ASCS.

Các tin liên quan


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vpbank hsc là gì

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 12-2021)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Vpbank hsc là gì

Loại hình

Ngân hàng
Thành lập12 tháng 8 năm 1993; 29 năm trước
Khẩu hiệuVì một Việt Nam thịnh vượng
Websitehttps://www.vpbank.com.vn

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâu đời ở Việt Nam.[1] Sau 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh / phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2021.[2] Hết năm 2020, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 39.000 tỷ đồng.[3] Lợi nhuận trước thuế của VPBank năm 2020 đạt mức 13.019 tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch và tăng 26,1% so với năm 2019, xếp thứ 4 trong các ngân hàng tại Việt Nam.[4]

VPBank được đánh giá là một ngân hàng năng động, uy tín và có năng lực tài chính ổn định. Thương hiệu VPBank được tổ chức định giá thương hiệu quốc tế Brand Finance đánh giá nằm trong "Top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu". Cụ thể, giá trị thương hiệu của VPBank trong bảng xếp hạng 2020 đạt mức 502 triệu USD, tăng 41% so với năm 2019.[5]

Năm 2021, VPBank được tạp chí The Asian Banker bình chọn và trao giải thưởng “Quản trị rủi ro ngân hàng tốt nhất” (The Achievement in Enterprise Risk Management).[6] Đây là lần thứ hai VPBank đạt giải thưởng cấp châu lục về quản trị rủi ro. Trước đó, năm 2020, VPBank cũng được tạp chí The Asian Banker bình chọn và trao giải thưởng quốc tế “Quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất” (The Achievement in Liquidity Risk Management).[7]

VPBank là một trong những ngân hàng nhận được nhiều ghi nhận trong việc ứng dụng kỹ thuật số tiên tiến vào hệ thống vận hành, góp phần gia tăng trải nghiệm người dùng. Ngân hàng này đã có 3 năm liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu” do IDG Việt Nam phối hợp cùng với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức vào năm 2018, 2019 và 2020.[8][9][10] VPBank cũng được tạp chí The Asian Banker Vietnam bình chọn và trao giải thưởng quốc tế “Trải nghiệm Khách hàng tốt nhất” (Best Customer Experience) cho chủ trương số hóa phương tiện - sản phẩm - quy trình của ngân hàng trong năm 2020.[11]

Bên cạnh chú trọng hiệu quả kinh doanh, trong những năm trở lại đây, VPBank là một trong những ngân hàng tích cực nhất trong các hoạt động trách nhiệm xã hội. Kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra tại Việt Nam vào năm 2020, VPBank đã thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng bằng loạt chiến dịch an sinh xã hội thiết thực. Có thể kể đến như ủng hộ tiền cho UBMTTQ Việt Nam và một số địa phương phòng chống dịch,[12] ủng hộ 60 tỷ đồng vào Quỹ vaccine của Chính Phủ,[13] ủng hộ 5 xe container khám chữa bệnh lưu động,[14] ủng hộ 1.715 máy thở các loại cho khu vực phía Nam.[15] Năm 2020, VPBank được Tạp chí Asiamoney tôn vinh là “Ngân hàng có dự án trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam” (Best Bank for Corporate social responsibility - CSR).[16]

Ngân hàng này cũng dính líu tới nhiều bê bối liên quan đến các hoạt động đòi nợ và cho vay lãi suất cao của công ty con FE Credit.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Sửa giấy phép thành lập và hoạt động của Vietinbank, VPBank”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập 17 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ “Biến động nhân sự các doanh nghiệp top đầu sàn chứng khoán: Masan & Thế giới Di động cắt giảm hàng nghìn người, VPBank & FPT tuyển nhiều nhất”. cafef.vn. 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ VPBank. “Báo Cáo Thường Niên |VPBank”. www.vpbank.com.vn. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ News, VietNamNet. “Lộ diện Top 10 lợi nhuận ngân hàng năm 2020”. VietNamNet. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ “VPBank là ngân hàng tư nhân duy nhất ở Việt Nam lọt top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu”. cafef.vn. 23 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  6. ^ “VPBank wins Achievement in Enterprise Risk Management award for second consecutive year”. vietnamnews.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ “The Asian Banker Risk Management Awards”. www.asianbankerawards.com. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ VnExpress. “VPBank nhận giải thưởng 'Ngân hàng số tiêu biểu 2018'”. vnexpress.net. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  9. ^ VietnamPlus (27 tháng 11 năm 2019). “Vinh danh các ngân hàng Việt Nam tiêu biểu trong năm 2019 | Tài chính | Vietnam+ (VietnamPlus)”. VietnamPlus. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  10. ^ VietnamPlus (26 tháng 11 năm 2020). “Chuyển đổi số: Vinh danh 5 ngân hàng tiêu biểu trong năm 2020 | Tài chính | Vietnam+ (VietnamPlus)”. VietnamPlus. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ Banker, The Asian. “VP Bank was awarded Best Productivity, Efficiency and Automation and Best Customer Experience at The Asian Banker Vietnam Awards 2020”. www.theasianbanker.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ ONLINE, TUOI TRE (16 tháng 3 năm 2020). “VPBank và FE Credit ủng hộ 15 tỉ phòng chống dịch COVID-19”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  13. ^ “Ngân hàng ủng hộ gần 700 tỉ đồng cho Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19”. Báo Thanh Niên. 6 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  14. ^ “VPBank hỗ trợ xe container xét nghiệm Covid-19 thần tốc cho Thành phố Hồ Chí Minh”. https://www.qdnd.vn. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  15. ^ VietnamPlus (6 tháng 8 năm 2021). “VPBank hỗ trợ 1.000 máy thở oxy dòng cao cho 'tâm dịch' phía Nam | Doanh nghiệp | Vietnam+ (VietnamPlus)”. VietnamPlus. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ “Vietnam's best bank for CSR 2020: VPBank”. Asiamoney (bằng tiếng Anh). 18 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng VPBank