Vô can là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Tuyết Trinh - Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tăng huyết áp vô căn là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, khó phát hiện và điều trị. Bệnh viện Vinmec sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

Huyết áp bình thường của người khỏe mạnh là dưới 140/90 mmHg, nếu huyết áp từ 140/90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Tăng huyết áp vô căn, nghĩa là không xác định được nguyên nhân; tăng huyết áp có nguyên nhân chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp và là thứ phát sau một số bệnh. Trong đó, tăng huyết áp vô căn thường gặp ở người cao tuổi, từ 40 – 50 tuổi trở lên.

Tăng huyết áp vô căn chiếm đến khoảng 95% trường hợp mắc bệnh.

Một số triệu chứng hay gặp khi bị tăng huyết áp

  • Chóng mặt
  • Chảy máu cam
  • Đau đầu
  • Tức ngực
  • Tiểu ra máu
  • Thay đổi thị giác

Tức ngực là một trong những triệu chứng của cao huyết áp vô căn

Nếu gặp những triệu chứng bất thường trên nghi tăng huyết áp, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe và tim mạch, huyết áp.

Các chuyên gia Vinmec luôn khuyên: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bởi khi bệnh tăng huyết áp vô căn gây ra những triệu chứng rõ ràng thì cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất thấp.

Các động mạch khỏe mạnh sẽ giúp lưu thông máu tốt, không bị cản trở. Việc tăng huyết áp lâu dài khiến động mạch tổn thương, trở nên ít co giãn, cứng cáp và chặt chẽ hơn. Cũng vì thế chất béo trong máu cũng dễ dàng tích tụ trong động mạch, dần hạn chế lưu lượng máu, gây tắc nghẽn, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ.

Tăng huyết áp luôn khiến trái tim phải hoạt động quá sức, áp lực mạch máu càng cao thì cơ tim càng phải bơm nhiều hơn, tốn sức hơn. Lâu dần, tim bị giãn nở, đến một mức nào đó sẽ làm tăng các nguy cơ mắc: Rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột tử...

Não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường đều cần tới máu giàu oxy được tim bơm đến, nhưng não bộ luôn cần lượng máu rất lớn. Tăng huyết áp có thể tác động làm giảm lượng máu cung cấp đến não, gây ra những cơn thiếu máu não thoáng qua [TIAs]. Nếu dòng máu tắc nghẽn đáng kể lâu dài có thể khiến tế bào não chết, đột quỵ.

Tăng huyết áp sẽ làm tăng các nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột tử.

Khi huyết áp tăng sẽ dẫn đến tăng áp lực lọc lên tổ chức thận, lâu dần gây suy thận. Tại mắt có thể gây biến chứng phù đáy mắt, xuất huyết đáy mắt, giảm thị lực, mù mắt.

Tăng huyết áp không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, giao tiếp và suy đoán. Việc điều trị tăng huyết áp không khắc phục hoàn toàn những tác động đã gây ra nhưng cũng giúp làm giảm rủi ro cho tương lai.

Khi phát hiện những triệu chứng của tăng huyết áp, bạn cần sớm bệnh viện sớm để xác định chính xác nguyên nhân và chẩn đoán bệnh, từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị khắc phục.

Khi có những cơn tăng huyết áp cấp tính:

  • Đầu tiên, cần nghỉ ngơi trong 15 phút. Sau đó, đo lại huyết áp, có thể dùng thuốc hỗ trợ nếu đã được bác sĩ kê đơn trước đó hoặc liên hệ xin ý kiến bác sĩ để dùng thuốc.
  • Thả lỏng cơ thể , giữ tâm lý ổn định, không quá xúc động, không nên nói nhiều, nhất là những cơn cãi vã, sốc tâm lý.
  • Không uống nước gừng, nước chanh hay ăn những thức ăn có đường. Những cách này không hiệu quả, thậm chí còn khiến huyết áp lên cao hơn.
  • Nếu sau thời gian nghỉ ngơi mà huyết áp không giảm thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng xấu.

Tăng huyết áp vô căn do không xác định được chính xác nguyên nhân, do đó việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, đôi khi chỉ có thể khắc phục triệu chứng mà không giải quyết được triệt để vấn đề.

Người bệnh bị tăng huyết áp vô căn cần được theo dõi thường xuyên theo dõi sức khỏe và có liệu trình điều trị phù hợp

Tăng huyết áp vô căn nhẹ có thể không cần điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý thay đổi lối sống cũng như cách phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột, nguy cơ phát triển bệnh tim mạch...

Huyết áp tăng đồng nghĩa với nguy cơ phát triển thành bệnh tim mạch trong 10 năm tới là trên 20%, tỷ lệ khá cao nên việc sử dụng thuốc điều trị, khắc phục và phòng ngừa biến chứng. Việc điều trị kết hợp giữa toa thuốc và thay đổi lối sống, một số nhóm thuốc thường dùng là:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu
  • Nhóm thuốc ức chế canxi
  • Nhóm thuốc chẹn beta
  • Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương
  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể Angiotensin.

Nếu tăng huyết áp trầm trọng, huyết áp đạt đến 180/110 mmHg là báo hiệu vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân cần chuyển sang chuyên khoa để điều trị. Như tại Vinmec có khoa điều trị chuyên khoa sẽ giúp bạn khắc phục bệnh, giảm tối đa những biến chứng nguy hiểm làm tổn thương tim mạch và não bộ.

Bệnh nhân đã mắc tăng huyết áp cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và làm việc. Không được tự ý ngừng dùng thuốc điều trị khi thấy huyết áp tạm thời trở lại bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân tăng huyết áp không tự ý mua thuốc điều trị sử dụng khi không có chỉ dẫn và theo dõi của thầy thuốc, việc tự ý sử dụng thuốc không đúng bệnh, không đúng liều lượng cũng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người tăng huyết áp cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cholesterol, giảm muối

Trong chế độ ăn, người tăng huyết áp cũng cần ăn giảm muối, hạn chế những loại thức ăn muối chua có nhiều muối, những thức ăn loại phủ tạng động vật như lòng lợn, tim gan, thận, tiết canh, da các loại da cầm... vì chúng có thể làm tăng lượng cholesterol, triglyceride, gây rối loạn lipid máu và dẫn đến nguy cơ tim mạch nguy hiểm.

Nếu bạn đang thừa cân, béo phì, việc giảm cân là điều kiện tiên quyết, cắt giảm đường, điều chỉnh khẩu phần ăn và theo dõi huyết áp thường xuyên. Tăng huyết áp vô căn phát triển âm thầm nhưng có thể cướp đi sức khỏe và tính mạng của bạn bất cứ lúc nào.

Nếu có nhu cầu tư vấn thêm và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Những điều cần biết về bệnh cao huyết áp

XEM THÊM:

Nếu tăng huyết áp thứ phát xảy ra có nguyên nhân rõ ràng, thì tăng huyết áp vô căn khó phát hiện hơn, tiến triển âm thầm và gây ra nhiều hệ lụy khó lường.

Tăng huyết áp là tiền căn của nhiều bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim…

Tăng huyết áp vô căn là loại tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp xảy ra khi lực đẩy của máu mạnh hơn bình thường.

Hầu hết các trường hợp huyết áp cao được xếp vào loại tăng huyết áp vô căn, trong khi các loại tăng huyết áp khác thuộc nhóm tăng huyết áp thứ phát [loại cao huyết áp có nguyên nhân xác định được, chẳng hạn như tổn thương tim, mắt hoặc thận gây tăng huyết áp]. Tình trạng tăng huyết áp này có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở tuổi trung niên.

Xem thêm thông tin bệnh tăng huyết áp tại đây.

Di truyền được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tăng huyết áp nguyên phát. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Có lối sống ít vận động
  • Khẩu phần ăn nhiều muối, ít kali
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu quá mức cho phép [hơn 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày với nam giới]
  • Thường xuyên stress không kiểm soát được

Các triệu chứng của tăng huyết áp nói chung và tăng huyết áp vô căn nói riêng rất hiếm khi xảy ra. Người bệnh có thể bị huyết áp cao trong nhiều năm mà không biết rằng mình mắc bệnh. Một số người không phát hiện ra mình bị tăng huyết áp cho đến khi gặp phải một tình trạng liên quan đến tăng huyết áp, chẳng hạn như đột quỵ hoặc đau tim. Đó là lý do tại sao mỗi người, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, phải kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Một số người khi bị cao huyết áp vô căn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau đầu do tăng huyết áp
  • Chảy máu cam
  • Khó thở

Khi huyết áp của bạn càng cao, tim càng phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến:

  • Suy tim
  • Đau tim
  • Xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch do tích tụ cholesterol [căn nguyên của những cơn đau tim]
  • Tổn thương mắt
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương thần kinh

Để chẩn đoán tăng huyết áp vô căn, trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn bằng máy đo huyết áp. Nếu chỉ số cao quá mức cho phép, bác sĩ có thể đề nghị bạn tự kiểm tra huyết áp tại nhà trong những khoảng thời gian nhất định. Bạn sẽ được hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp để ghi được kết quả chính xác. Chỉ số cuối cùng được xác định bằng giá trị trung bình của các kết quả đo huyết áp tại các thời điểm khác nhau.

Bạn sẽ được đề nghị tự theo dõi huyết áp tại nhà nếu có dấu hiệu tăng huyết áp

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe của bạn để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim mạch. Tại buổi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra mắt, nghe tim, phổi và lưu lượng máu ở cổ. Các mạch máu nhỏ dưới mắt có thể là dấu hiệu cho thấy tổn thương do huyết áp cao, mạch máu ở những nơi khác cũng vậy.

Cuối cùng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các chẩn đoán cận lâm sàng sau để kiểm tra tim và thận:

  • Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ cholesterol;
  • Siêu âm tim;
  • Điện tâm đồ [EKG hoặc ECG];
  • Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm để kiểm tra chức năng thận và các cơ quan khác.

Tầm soát tăng huyết áp vô căn là bước không thể thiếu, nhất là đối với những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao huyết áp. Việc làm này giúp kiểm soát chỉ số huyết áp, phát hiện sớm nếu chỉ số cao bất thường để có phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng.

Để theo dõi huyết áp, cách tốt nhất là đo huyết áp thường xuyên. Các chỉ số huyết áp của bạn có thể dao động, lúc cao lúc thấp trong vòng 24 giờ. Chúng thay đổi ở mỗi thời điểm khi bạn tập thể dục, nghỉ ngơi, khi bạn bị đau và cả khi bạn căng thẳng hay tức giận. Thỉnh thoảng, chỉ số huyết áp lên cao không có nghĩa là bạn bị tăng huyết áp. Bạn sẽ không được chẩn đoán tăng huyết áp trừ khi bạn có kết quả đo huyết áp cao ít nhất 2 – 3 lần tại các thời điểm khác nhau.

Xem thêm: Hướng dẫn cách đo huyết áp đúng cách tại nhà

Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia, chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp đo tại phòng khám ≥140/90 mmHg. Tiền tăng huyết áp được xác định khi chỉ số nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg. Mức huyết áp tối ưu khi

Chủ Đề