Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 111

Tính từ - Tiếng Việt lớp 4

  • I. Tính từ Phần Nhận xét
    • Câu 1 [trang 110 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 2 [trang 111 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 3 [trang 111 sgk Tiếng Việt 4]
  • II. Ghi nhớ Tính từ
  • III. Tính từ Phần Luyện tập
    • Câu 1 [trang 111 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 2 [trang 112 sgk Tiếng Việt 4]
  • IV. Bài tập về Tính từ

Luyện từ và câu lớp 4: Tính từ là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 trang 110, 111 với lời giải chi tiết cho từng bài tập SGK giúp các em học sinh biết cách xác định tính từ, luyện tập các dạng bài về tính từ. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

>> Bài trước: Tập làm văn lớp 4 tuần 11: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

I. Tính từ Phần Nhận xét

Câu 1 [trang 110 sgk Tiếng Việt 4]

Đọc truyện sau:

Cậu học sinh ở Ác-boa

Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn... Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá.

Thế mà chỉ ít lâu sau, Lu-i đã khiến thầy rất hài lòng. Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

Theo ĐỨC HOÀI

- Lu-i: Lu-i Pa-xtơ [1822 - 1895], nhà bác học nổi tiếng người Pháp.

- Đồ sộ: hết sức to lớn.

- Nguy nga: [công trình kiến trúc] to lớn, đẹp đẽ.

Câu 2 [trang 111 sgk Tiếng Việt 4]

Tìm các từ trong truyện trên miêu tả.

a] Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i

b] Màu sắc của sự vật:

- Những chiếc cầu

- Mái tóc của thầy Rơ-nê

c] Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:

- Thị trấn

- Vườn nho

- Những ngôi nhà

- Dòng sông

- Da của thầy Rơ-nê

Đáp án

Tìm các tính từ trong truyện trên miêu tả.

a. Tính tình tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi.

b. Màu sắc của sự vật:

Những chiếc cầu: trắng phau

Mái tóc của thầy Rơ-uê: xám

c. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật: nhỏ con con, nhỏ bé, cổ kính hiền hòa nhăn nheo.

Câu 3 [trang 111 sgk Tiếng Việt 4]

Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

Gợi ý:

"nhanh nhẹn" dùng để miêu tả cho hành động gì?

Đáp án

Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.

Tham khảo lời giải VBT tương ứng:Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 11 - Luyện từ và câu -Tính từ

II. Ghi nhớ Tính từ

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...

III. Tính từ Phần Luyện tập

Câu 1 [trang 111 sgk Tiếng Việt 4]

Tìm tính từ trong các đoạn văn đã cho [SGK Trang 111]

a] Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

Theo Võ NGUYÊN GIÁP

b] Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

BÙI HIỂN

Gợi ý:

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...

Trả lời:

Các đoạn văn có những tính từ sau:

a] Gầy gò cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

b] Quang, sạch, bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.

Câu 2 [trang 112 sgk Tiếng Việt 4]

Hãy viết một câu có dùng tính từ

a] Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

b] Nói về một sự vật quen thuộc với em [cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,...].

Trả lời:

a] Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

Gợi ý:

  • Ông nội em đã bảy mươi tuổi mà da dẻ còn hồng hào lắm.
  • Bạn mai có mái tóc dài bóng mượt nhất lớp em

b] Nói về một sự vật quen thuộc với em.

  • Ai cũng khen chị gái của em xinh xắn dễ thương.
  • Dòng sông quê em sâu thăm thẳm

Tham khảo các đáp án khác: Hãy viết một câu có dùng tính từ nói về một người bạn hoặc người thân của em

>> Bài tiếp theo: Tập làm văn lớp 4: Mở bài trong bài văn kể chuyện

Chuyên mục mới VnDoc

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc.
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập

Các tài liệu câu hỏi tại đây trả lời nhanh chóng, chính xác!

IV. Bài tập về Tính từ

Câu 1. Viết các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà.

A

Tính từ chỉ màu sắc

B

Tính từ chỉ hình dáng

C

Tính từ chỉ tính chất phẩm chất

Câu 2: Viết tính từ miêu tả sự vật ghi ở cột trái vào mỗi cột phải:

Từ chỉ sự vật

Tính từ chỉ màu sắc của sự vật

Tính từ chỉ hình dáng của sự vật

Cái bút

Cái mũ

Câu 3: Gạch dưới những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn:

Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.

>> Chi tiết các bài luyện tập và đáp án: Bài tập về tính từ

Luyện từ và câu lớp 4: Tính từ được VnDoc sưu tầm, tổng hợp hướng dẫn giải các dạng bài tập xác định tính từ, đặt câu dùng tính từ, cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng làm bài Luyện từ và câu lớp 4 chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1, Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi:

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch

– ch:

     + Đồ chơi: M : chong chóng,……………..

     + Trò chơi: ………………………..

– tr:

     + Đồ chơi: M : trống cơm, …………………..

     + Trò chơi: …………………………….

b] Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã:

– thanh hỏi:

     + Đồ chơi: M : tàu hỏa, …………………….

     + Trò chơi: ………………………..

– thanh ngã:

     + Đồ chơi: M : ngựa gỗ, ……………….

     + Trò chơi:………………………….

Trả lời:

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch

– ch:

     + Đồ chơi: M : chong chóng, chó bông, que chuyền

     + Trò chơi: chọi dế, chơi chuyền.

– tr:

     + Đồ chơi: M : trống cơm, trống ếch, cầu trượt

     + Trò chơi: trốn tìm, cầu trượt, cắm trại,

b] Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã:

– thanh hỏi:

     + Đồ chơi: M : tàu hỏa, tàu thủy

     + Trò chơi: nhảy dây, thả diều, nhảy ngựa

– thanh ngã:

     + Đồ chơi: M : ngựa gỗ,

     + Trò chơi: bày cỗ, diễn kịch.

2, Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên :

[ Đồ chơi: hình dáng, cách chơi. Trò chơi: Tên trò chơi, cách chơi.]

Trả lời:

Học sinh chọn một đồ chơi, trò chơi mà mình thích rồi hoàn thành bài tập. Có thể theo baì sau:

Em rất thích trò chơi câu trượt. Đi từng bậc thang nhỏ lên đỉnh cầu rồi trượt xuống theo đường máng phẳng và bóng loáng, em có cảm giác như mình đang lướt trên mây hay đang cưỡi gió đi tìm những miền đất lạ.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 106, 107 – Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI

1, Viết tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau :

Trả lời:

a, – Đồ chơi: diều

– Trò chơi: thả diều

b,- Đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao, đàn

– Trò chơi: múa sư tử [múa lân], rước đèn.

c,- Đồ chơi: dây, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ chơi nấu bếp.

– Trò chơi: nhảy dây; cho búp bê ăn, lắp ghép mô hình, nấu ăn.

d,- Đồ chơi: bộ xếp hình, mấy bộ điều khiển.

– Trò chơi: trò chơi điện tử, xếp hình.

e,- Đồ chơi: dây thừng,chả ná [súng cao su] [không nên chơi]

– Trò chơi: kéo co, bắn [không nên chơi]

f,- Đồ chơi: khăn bịt mắt

– Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.

2, Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác :

– Đồ chơi:………………

– Trò chơi:……………..

Trả lời:

– Đồ chơi: bóng, bi, máy bay, xích đu, bàn cờ; búp bê, súng phun nước, kiếm .

– Trò chơi: đá banh, bắn bi, ngồi xích đu, chơi cờ, chơi với búp bê…

3, Trong các trò chơi, đồ chơi kể trên :

a] – Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: M : đá bóng, đấu kiếm,…….

– Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích:

– Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích:

b] – Những trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào ?

– Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại ?

c] Những đổ chơi, trò chơi có hại. Có hại thế nào?

Trả lời:

a] – Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: M : đá bóng, đấu kiếm,đấu kiếm, bắn bi, trò chơi điện tử, rượt bắt, chọi dế.

– Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích: Chơi với búp bê, nấu ăn, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô quan

– Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích: Thả diều, rước đèn, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê .

b] – Những trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào ? Thả diều [vui khỏe], chơi với búp bê [rèn tính dịu dàng, cẩn thận] nhảy dây [nhanh + khỏe]…

– Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại ? Chơi quá nhiều, quá sức sẽ mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe. Ham chơi quá độ quên ăn, quên ngủ cũng là không tốt.

c] Những đổ chơi, trò chơi có hại : Súng phun nước [ướt quần áo, đồ đạc, mang tính bạo lực], đấu kiếm [nguy hiểm, dễ làm nhau bị thương] .

4, Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi :

M: say mê

Trả lời:

M: say mê, say sưa, ham thích, hào hứng, mê, thích, nhiệt tình.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 108, 109 – Tập làm văn

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

1, Đọc bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư [sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 150 – 151] và trả lời câu hỏi :

a] Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M : – Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

b] Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

c] Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

d] Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tảLời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
……………..…………………..

Trả lời:

a] Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M : – Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

– Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau . – Nó đá đó.

– Kết bài: đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.

b] Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

Tả bao quát về ngoài chiếc xe : là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sánh bằng.

– Những đặc điểm nổi bật:

     + Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.

     + Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.

– Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe :

     + Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.

     + Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

     + Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe .

     + Chủ rất hãnh diện với chiếc xe của mình.

     + Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.

c] Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

– Bằng mắt : thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.

– Bằng tai : Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.

d] Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tảLời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: “Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây”, [chú hãnh diện với chiếc xe của mình].Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp.

2, Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

– Mở bài:

– Thân bài:

– Kết bài:

Trả lời:

– Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay : là một chiếc áo sơ mi màu xanh hòa bình, đồng phục của trường em.

– Thân bài:

– Tả bao quát chiếc áo

     + màu sắc : màu xanh hòa bình.

     + Kiểu dáng : tay ngắn, vừa vặn, rất thoải mái.

     + Chất vải : cô-tông, không có ni lông nên mùa đông ấm, mùa hè mát.

– Tả một số bộ phận nổi bật

     + Cổ áo mềm, được viền bằng những nếp gấp xinh.

     + Tay áo hơi phồng lên, cũng được viền thật khéo.

     + Một bên tay áo may logo của trường rất nổi bật.

     + Phía trước ngực thêu tên của em cùng tên lớp.

     + Hàng nút màu xanh nho nhỏ, được đơm rất chắc chắn.

– Kết bài:

– Em nói lên tình cảm của em với chiếc áo

     + Gắn bó thân thiết.

     + Em rất yêu quý, chiếc áo.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 110, 111, 112 – Luyện từ và câu

GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI

I – Nhận xét

1, Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con ?

– Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi …

– Câu hỏi:………………………………..

– Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép:…………………………

Trả lời:

– Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: tiếng gọi: Mẹ ơi?

2, Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp :

a] Với cô giáo hoặc thầy giáo em:

b] Với bạn em:

Trả lời:

a] Với cô giáo hoặc thầy giáo em:

– Thưa cô, cô có thích xem phim không ạ ?

– Thưa cô, những lúc cô rảnh rỗi cô thường làm gì ạ ?

b] Với bạn em:

– Bạn có thích đọc truyện tranh không ?

– Bạn có thích xem phim hoạt hình không ?

3, Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào ?

Trả lời:

– Để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung làm phiền lòng người khác.

II – Luyện tập

1, Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào ?

a] Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn … Thầy hỏi:

– Con tên là gì ?

Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.

– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ.

– Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi ?

– Thưa thầy, con muốn đi học ạ.

b] Một lần, l-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi:

– Thằng nhóc tên gì?

– l-u-ra.

– Mày là đội viên hà ?

– Phải.

– Sao mày không đeo khăn quàng ?

– Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.

Đoạn a:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : …………………..

– Tính cách mỗi nhân vật:

     + Thầy Rơ-nê ……………………

     + Lu-i Pa-xtơ ……………………

Đoạn b:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : ……………………

– Tính cách mỗi nhân vật:

     + Tên sĩ quan phát xít ……………………

     + Cậu bé ……………………

Trả lời:

Đoạn a:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : quan hệ thầy trò

– Tính cách mỗi nhân vật:

     + Thầy Rơ-nê ân cần, trìu mến và nhẹ nhàng …

Chứng tỏ thầy rất thương yêu học trò.

     + Lu-i Pa-xtơ lễ phép, ngoan ngoãn, chứng tỏ là một đứa con ngoan.

Đoạn b:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : tên cướp nước và em bé yêu nước

– Tính cách mỗi nhân vật:

     + Tên sĩ quan phát xít hống hách, xấc xược

     + Cậu bé cứng cỏi, dũng cảm: Câu trả lời trống không của cậu chứng tỏ cậu rất căm ghét tên phát-xít, tên giặc cướp nước.

2, So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

   Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

– Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? – Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :

– Chắc là cụ bị ốm ?

– Hay cụ đánh mất cái gì ?

– Chúng mình thử hỏi xem đi !

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

Câu các bạn hỏi cụ già :

– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này thế nào?

Những câu hỏi khác:

– Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

– Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

– Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Ba câu hỏi này thế nào?

Trả lời:

Câu các bạn hỏi cụ già :

– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.

Những câu hỏi khác:

– Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

– Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

– Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 113, 114- Tập làm văn

QUAN SÁT ĐỒ VẬT

I. Nhận xét

1, Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được [Dựa vào gợi ý ở sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 154] :

Trả lời:

Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về chú gấu bông

Màu lông : màu nâu.

Hình dáng : đứng hơi nghiêng, “quay” mãi ra như muốn mỉm cười thân thiện.

– Đầu: Tròn

– Tai: Tròn và be bé xinh xinh

– Hai con mắt : tròn xoe như hai hòn bi

– Mũi : Tròn

– Miệng : rộng, đang nhoẻn cười

– Chân tay : múp, mập ú, xinh xắn và rất đáng yêu.

2, Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì ?

Trả lời:

– Phải chú ý quan sát theo một trình tự hợp lý; từ bao quát rồi mới đến các bộ phận.

– Quan sát bằng nhiều giác quan, mắt, tai.

– Tìm ra những điểm riêng biệt của đồ vật để có thể phân biệt, nhận dạng dễ dàng, nhất là những đồ vật cùng loại.

II. Luyện tập

Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn :

Trả lời:

Mở bài : Giới thiệu chú gấu bông – một trong những đồ chơi mà em thích.

Thân bài :

Hình dáng : Gấu bông nhỏ, là gấu ngồi dáng người tròn, hai tay cầm bình sữa để trước bụng, mặc một bộ quần áo yếm màu xanh.

– Bộ lông : màu vàng sáng, mượt mà

– Hai mắt : đen và sáng, trông như mắt thật.

– Mũi : màu nâu, nhỏ.

– Cái miệng rộng, đang mỉm cười vui vẻ.

– Hai hàng lông mày nhỏ xíu làm gương mặt xấu trông rất tinh nghịch.

Kết bài : Em rất yêu gấu bông.

✅ Giải vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

Video liên quan

Chủ Đề