Viet nam lot top 10 nuoc dang song

Theo trang International Investment hôm 4-7, cuộc khảo sát của HSBC đã bước sang năm thứ 12, nhằm thu thập quan điểm, ý kiến ​​và kinh nghiệm của những người sống ở nước ngoài.

Bảng xếp hạng "Những địa điểm đáng sống và làm việc nhất thế giới 2019" của HSBC vinh danh Thụy Sĩ ở vị trí đầu tiên nhờ chất lượng cuộc sống tốt, mức lương cạnh tranh cao và cảnh quan tuyệt đẹp. Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng là Singapore. Hồi năm ngoái, Thụy Sĩ đứng ở vị trí số 8, còn Singapore chiếm ngôi đầu.

Đảo quốc sư tử cũng là quốc gia châu Á duy nhất nằm trong tốp 3, thậm chí còn vượt qua các thị trường quốc tế quan trọng bao gồm Úc, Đức và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

Viet nam lot top 10 nuoc dang song

Thụy Sĩ ở vị trí đầu nhờ chất lượng cuộc sống tốt, mức lương cạnh tranh cao và cảnh quan tuyệt đẹp. Ảnh: Holiday Me

Trang International Investment nhận định Singapore vẫn là điểm đến tốt nhất cho những người tái định cư đi kèm trẻ em vì sở hữu hệ thống giáo dục được đánh giá cao, sự ổn định trong công việc, chất lượng cuộc sống và môi trường sạch sẽ, an toàn mà đảo quốc này mang lại.

Khoảng 85% người nước ngoài "cảm thấy an toàn hơn" khi ở Singapore. Họ đánh giá cao "không gian công cộng sạch sẽ " tại quốc gia này. Tỉ lệ 85% cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu lần lượt là 48% và 41%.

Singapore cũng đạt điểm cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu khi có "hệ thống giáo dục tuyệt vời" (47% so với 26%) và là "nơi rất tốt để nuôi dạy trẻ em" (54% so với 28%).

Những cái tên đáng chú ý khác là Thổ Nhĩ Kỳ, tăng 15 bậc lên vị trí số 7 và Tây Ban Nha, tăng từ vị trí số 13 lên vị trí số 4. Đáng chú ý, Việt Nam cũng lần đầu tiên góp mặt trong bảng xếp hạng với vị trí số 10.

Thành viên HSBC (Singapore) Ian Yim nói: "Năm 2018, chúng tôi nhận thấy các quốc gia khác bắt đầu thu hút nhân tài quốc tế và sự tiến bộ nhanh chóng của Thụy Sĩ. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Singapore vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với người nước ngoài, đặc biệt nếu họ đang tìm cách xây dựng sự nghiệp lâu dài trong khi vẫn muốn quán xuyến gia đình".

Tốp 10 địa điểm đáng sống và làm việc nhất thế giới của HSBC bao gồm Thụy Sĩ, Singapore, Canada, Tây Ban Nha, New Zealand, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, UAE và Việt Nam.

Theo danh sách khảo sát 12.000 người từ 171 quốc gia, vùng lãnh thổ của Internations, năm nay Việt Nam được xếp hạng 14 trong danh sách 53 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài. Các quốc gia dẫn đầu danh sách năm 2023 gồm Mexico, Tây Ban Nha, Panama và Malaysia. Internations đã thực hiện cuộc khảo sát dựa trên 56 yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của một người tại nước ngoài như chi phí sinh hoạt, nhà ở hay khả năng sử dụng Internet tốc độ cao.

Việt Nam được đánh giá cao ở chỉ số "an toàn và an ninh" tại khu vực châu Á. Chúng ta đứng thứ 34 toàn cầu về chỉ số này nhưng ở châu Á chỉ xếp sau Đài Loan (Trung Quốc), UAE, Singapore, Bahrain, Qatar, Oman, Hàn Quốc, Nhật Bản, Saudi Arabia.

Viet nam lot top 10 nuoc dang song

Theo bảng xếp hạng, Việt Nam được nhiều người nước ngoài đánh giá dễ tới định cư ở các yếu tố như: "văn hóa và sự chào đón" (xếp hạng16); "tìm kiếm bạn bè" (xếp hạng 11) và "sự mến khách của người bản địa" (xếp hạng 5). Internations cho biết, hơn 4/5 (82%) người nước ngoài đánh giá người Việt Nam thân thiện, mến khách trong khi chỉ số này ở toàn cầu chỉ khoảng 67%. Họ cảm thấy hài lòng khi được chào đón ở Việt Nam.

Việt Nam cũng được nhận định là nơi đáng sống với giá cả phải chăng. Ở chỉ số tài chính cá nhân, Việt Nam dẫn đầu danh sách thế giới. Chỉ số này dựa trên 3 yếu tố, bao gồm mức độ hài lòng về tình hình tài chính, chi phí sinh hoạt chung và khả năng thu nhập của người tham gia khảo sát có đủ để sống thoải mái hay không. Cụ thể, 77% số người tham gia khảo sát cho rằng chi phí sinh hoạt thuận lợi. Trong khi đó, mức trung bình toàn cầu là 44%.

Tuy nhiên, Việt Nam cùng Indonesia, Ấn Độ và Philippines là những nước châu Á có chất lượng môi trường kém nhất. Khoảng 55% người nước ngoài sống tại Việt Nam cảm thấy khó chịu với chất lượng không khí, cao gấp ba lần so với tỷ lệ chung trên thế giới.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 6,6 triệu lượt người, tăng xấp xỉ 7 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt trong tháng 7/2023 ngành du lịch đã đón được 1,038 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,5% so với tháng trước. Tháng 7 là tháng đầu tiên Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tính từ khi mở cửa du lịch quốc tế vào 15/3/2022.

Theo tạp chí Insider Monkey, Việt Nam đứng thứ 12 trong số những quốc gia có chất lượng sống tốt nhất châu Á.

12 quốc gia có chất lượng sống tốt nhất châu Á bao gồm Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Brunei, Qatar, Malaysia, Bahrain, Indonesia, Saudi Arabia, Bhutan, Việt Nam.

Để xếp hạng 12 quốc gia châu Á có chất lượng cuộc sống tốt nhất, tạp chí kinh tế Insider Monkey xem xét ba chỉ số bao gồm: Phát triển con người (HDI), chỉ số tự do kinh tế và hiệu quả của Chính phủ.

Đáng chú ý, Việt Nam được xếp hạng 12 trong danh sách kể trên, với báo cáo HDI là 0,703 vào năm 2021. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có chỉ số hiệu quả của Chính phủ là 59,43%. Xếp hạng chỉ số tự do kinh tế của quận là 61,80 vào năm nay.

Viet nam lot top 10 nuoc dang song
Việt Nam có các chỉ số ấn tượng để đạt chất lượng sống tăng đáng kể.

Các chuyên gia kinh tế nhận định châu Á là khu vực đa dạng với một số quốc gia đang có những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, các quốc gia phải tiếp tục tăng cường đầu tư, nỗ lực lập kế hoạch nhân khẩu học phù hợp và các sáng kiến ​​về bình đẳng giới để chuyển từ nghèo đói và kém phát triển sang trạng thái an ninh, thịnh vượng và chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Mặc dù còn một số thách thức này cản trở sự tiến bộ, nhiều quốc gia châu Á thực hiện các chiến lược tiến bộ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách nỗ lực tăng GDP, nâng cao sức mua công cộng và cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh tế, phúc lợi và dịch vụ.

Theo nghiên cứu “Tổng quan về chất lượng cuộc sống trên khắp châu Á: Đánh giá xã hội học” của một nhà xã hội học, các nước châu Á đang liên tục cạnh tranh với nhau để nâng cao chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố chính như giáo dục, thu nhập, việc làm, sức khỏe và môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trong khu vực.

Hiện nay, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết châu Á - Thái Bình Dương báo cáo GDP là 37,04 ngàn tỉ USD, tăng trưởng 4,4% tính đến năm 2023. GDP bình quân đầu người trong khu vực là 8.390 USD. Lạm phát trong khu vực được dự báo sẽ giảm từ 4,4% vào năm 2022 xuống còn 3,6% vào năm 2023 và 3,5% vào năm 2024.