Vì sao phụ nữ mang thai không có kinh nguyệt

Có hai thời điểm trong cuộc đời của một người phụ nữ khi mà kinh nguyệt không đều và điều này là hoàn toàn bình thường. Đó là lần đầu tiên bắt đầu và khi bắt đầu mãn kinh. Khi cơ thể của phụ nữ trải qua quá trình chuyển đổi, chu kỳ bình thường có thể trở nên bất thường.

Hầu hết phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh thường có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày một lần. Tuy nhiên, một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh có thể dao động từ 21 - 35 ngày một lần. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không nằm trong những khoảng này, thì có thể là do một trong những lý do sau đây:

1.1 Căng thẳng cũng có thể gây chậm kinh

Căng thẳng có thể làm mất nội tiết tố, thay đổi thói quen hàng ngày của phụ nữ và thậm chí ảnh hưởng đến phần não chịu trách nhiệm điều hòa kinh nguyệt - vùng dưới đồi. Theo thời gian, căng thẳng có thể dẫn đến bệnh tật hoặc tăng hoặc giảm cân đột ngột, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của phụ nữ.

Nếu nghĩ rằng căng thẳng có thể làm mất kinh, hãy thử thực hành các kỹ thuật thư giãn và thay đổi lối sống.

1.2 Trọng lượng cơ thể thấp

Phụ nữ chán ăn cũng có thể gây ra chậm kinh.

Phụ nữ bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn tâm thần hoặc ăn uống vô độ, có thể bị chậm kinh. Cân nặng thấp hơn 10% so với mức được coi là bình thường đối với chiều cao có thể thay đổi cách cơ thể hoạt động và ngừng rụng trứng. Điều trị chứng rối loạn ăn uống và tăng cân một cách lành mạnh có thể đưa chu kỳ kinh trở lại bình thường. Những phụ nữ tham gia các bài tập thể dục quá sức như chạy marathon cũng có thể bị ngừng kinh.

1.3. Béo phì

Cũng giống như trọng lượng cơ thể thấp có thể gây ra thay đổi nội tiết tố, do đó, thừa cân cũng có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ đề nghị một chế độ ăn kiêng và kế hoạch tập thể dục nếu họ xác định rằng béo phì là một yếu tố khiến phụ nữ bị chậm kinh.

Hội chứng buồng trứng đa nang là một tình trạng khiến cơ thể phụ nữ sản xuất nhiều nội tiết tố nam androgen. U nang hình thành trên buồng trứng là kết quả của sự mất cân bằng hormone này. Điều này có thể làm cho quá trình rụng trứng không đều hoặc ngừng hoàn toàn.

Các hormone khác, chẳng hạn như insulin, cũng có thể mất cân bằng. Điều này là do sự kháng insulin, có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang. Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngừa thai hoặc thuốc khác để giúp điều chỉnh chu kỳ kinh.

1.5 Kiểm soát sinh sản

Phụ nữ có thể gặp sự thay đổi trong chu kỳ của mình khi thực hiện hoặc không sử dụng biện pháp tránh thai. Thuốc tránh thai chứa các hormone estrogen và progestin, ngăn cản buồng trứng phóng thích trứng. Có thể mất đến sáu tháng để chu kỳ ổn định trở lại sau khi ngừng thuốc. Các loại biện pháp tránh thai khác được cấy hoặc tiêm cũng có thể gây chậm kinh.

1.6 Các bệnh mạn tính

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Các bệnh mạn tính như đái tháo đường và bệnh celiac cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Những thay đổi về lượng đường trong máu có liên quan đến thay đổi nội tiết tố, vì vậy, mặc dù hiếm gặp, nhưng bệnh đái tháo đường được kiểm soát kém có thể khiến kinh nguyệt không đều.

Bệnh Celiac gây ra chứng viêm có thể dẫn đến tổn thương ở ruột non, có thể ngăn cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Điều này có thể gây ra chậm kinh.

1.7 Tiền mãn kinh sớm

Hầu hết phụ nữ bắt đầu mãn kinh trong độ tuổi từ 45 đến 55. Những phụ nữ xuất hiện các triệu chứng vào khoảng 40 tuổi hoặc sớm hơn được coi là tiền mãn kinh sớm. Điều này có nghĩa là nguồn cung cấp trứng đang giảm dần, và kết quả là bị chậm kinh và cuối cùng là kết thúc kinh nguyệt.

1.8 Các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hoạt động cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh. Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, do đó, mức độ hormone cũng có thể bị ảnh hưởng. Các vấn đề về tuyến giáp thường có thể được điều trị bằng thuốc. Sau khi điều trị, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

2. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác lý do chậm kinh và nói về các lựa chọn điều trị. Hãy ghi chép lại những thay đổi trong chu kỳ cũng như những thay đổi khác về sức khỏe để cho bác sĩ biết. Điều này sẽ giúp chẩn đoán tốt hơn.

Nếu có các triệu chứng như chảy máu nhiều bất thường, sốt, đau dữ dội, buồn nôn và ói mửa, chảy máu kéo dài hơn bảy ngày, chảy máu sau khi bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh và không có kinh trong một năm hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mách phái đẹp cách dùng cốc nguyệt san an toàn khi du xuân

Xem thêm video đang được quan tâm:

Kỳ tích: Vaccine ngừa COVID-19 làm nên lịch sử | SKĐS


Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng liệu có kinh nguyệt khi mang thai hay không đặc biệt là các mẹ chuẩn bị mang thai lần đầu. Trên thực tế có một số trường hợp mẹ bầu bị ra máu trong thai kỳ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Nếu các mẹ đang có thắc mắc tương tự thì hãy cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Câu trả lời là Không. Mẹ không thể có kinh nguyệt khi mang thai. Nguyên nhân là bởi chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng.

Khi quá trình thụ tinh không diễn ra thì thì nồng độ kích thích tố trong cơ quan sinh sản sẽ giảm xuống. Đây chính là những chất kiểm soát sự phóng thích của trứng vào ống dẫn trứng đồng thời làm niêm mạc tử cung dày lên, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã được thụ tinh vào “làm tổ”. Khi không có sự thụ tinh, bộ phận này sẽ tách khỏi thành tử cung, tạo ra kinh nguyệt.

Khi trứng và tinh trùng được thụ tinh, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt khi mang thai

Nếu bạn mang thai, niêm mạc tử cung sẽ không bị bong ra và đây chính là lý do tại sao trễ kinh được coi là một trong nhưng dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất.

Tuy nhiên trên thực tế, có một số mẹ bầu đang mang thai nhưng lại bị chảy máu vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng dù do nguyên nhân nào thì mẹ cũng cần theo dõi và lưu ý.

Có thể bạn quan tâm: 

Trong tam cá nguyệt thứ nhất

Có khoảng 15 – 25% phụ nữ có hiện tượng ra máu nhỏ giọt đầu thai kỳ. Chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên là hiện tượng khá phổ biến. Đây là hiện tượng ra máu lốm đốm, xảy ra khi nhau thai bám thành công vào trong tử cung hay còn gọi là máu báo thai.

Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân máu báo thai, còn có nhiều lí do khác khiến mẹ bầu bị ra máu trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ bao gồm:

Thai ngoài tử cung

– Nhiễm trùng

– Sảy thai

– Xuất huyết dưới màng đệm, tụ máu dưới màng đệm

– Bệnh nguyên bào nuôi do thai nghén – tình trạng rất hiếm gặp bởi sẽ khiến tử cung chứa mô thai bất thường.

Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Trong tam cá nguyệt thứ hai và ba

Khi bị ra máu trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, dù là nhiều hay ít, kèm các triệu chứng khác hay không thì mẹ đều phải đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám, can thiệp kịp thời. Nguyên nhân khiến mẹ bầu chảy máu âm đạo trong thời gian này là:

Nhau tiền đạo: Là tình trạng nhau thai bám ở vị trí quá thấp trong tử cung và rất gần, hoặc che phủ cổ tử cung. Mức độ ra máu khi bị nhau tiền đạo ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau nhưng thường không đi kèm các triệu chứng khác. Nhau tiền đạo gây cản trở thai nhi trong quá trình sinh thường và có thể phải mổ lấy thai.

– Sinh non hoặc chuyển dạ: Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn ra và t6ử cung sẽ co lại giúp đẩy thai nhi xuống. Điều này dẫn đến hiện tượng chảy máu.

– Quan hệ tình dục: Phần lớn phụ nữ có thể quan hệ tình dục khi mang thai mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu có thể sẽ chảy máu nhẹ do sự nhạy cảm ở mô âm đạo và cổ tử cung đang tăng.

– Vỡ tử cung: Là tình trạng tử cung bị rách trong qua trình chuyển dạ. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những phụ nữ đã từng sinh mổ trước đó. Tử cung thường rách dọc theo vết sẹo cũ.

– Nhau bong non: Nhau bong non thường xảy ra trong vài tháng cuối của thai kỳ. Đây là tình trạng nhau thai tách ra khỏi tử cung, gây chảy máu và đau bụng dữ dội. Một số sản phụ bị cao huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ bị nhau bong non.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Nếu gặp các tình trạng dưới đây, mẹ bầu nên đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời:

– Dịch âm đạo có màu đỏ tươi

– Chảy máu nhiều hoặc có cục máu đông

– Ngất xỉu, chóng mặt

– Đau dữ dội ở vùng bụng

– Đau vùng xương chậu

Nếu mẹ bầu chảy máu âm đạo kèm theo các triệu chứng đa bụng dữ dội, chóng mặt… thì cần tới bệnh viện ngay để được thăm khám

Hiện tượng ra máu âm đạo khiến không ít mẹ bầu lầm tưởng rằng mình đang có kinh nguyệt khi mang thai. Tuy nhiên, điều này là không thể xảy ra. Nếu bị xuất huyết bất thường trong thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám nhằm xác định chính xác nguyên nhân để biện pháp khắc phục kịp thời.


**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Để được tư vấn về các chương trình ưu đãi cũng như những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe, vui lòng truy cập fanpage:  //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề