Vì sao ngành dược liệu mãi chưa lớn congthuong

Xã hội càng phát triển nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân càng lớn. Đây là những nhân tố cơ bản dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành Dược ở Việt Nam, mang đến cơ hội việc làm vô cùng tiềm năng và rộng mở cho sinh viên ngành Dược.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chi tiêu cho thuốc của người dân không ngừng tăng cao

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng thuốc của người dân Việt Nam không ngừng tăng cao trong những năm gần đây.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi sẽ chiếm 18% và sẽ tăng lên 26% vào năm 2050. Tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh chóng đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng thuốc sẽ tăng lên không ngừng.

Bà Lê Thị Minh Chính – Chủ tịch Hội Nhà thuốc Hà Nội, giảng viên Khoa Dược Trường ĐH Đại Nam cho biết: “Không chỉ nhu cầu về thuốc điều trị thường xuyên, nhu cầu về thực phầm chức năng cũng tăng lên không ngừng trong những năm gần đây. Người dân ngày càng quan tâm sát sao hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sẵn sàng chi trả cho các loại thuốc tốt, các dịch vụ y tế chất lượng…”

Khảo sát của Nielsen - Công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu cũng đã chỉ ra rằng: "Sức khỏe là mối quan tâm thứ 2 [sau công việc ổn định] của người tiêu dùng Việt Nam”.

Lý giải thực tế này, ông Nguyễn Thế Tin – Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Dược học Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đào tạo liên tục ngành Dược Trường ĐH Đại Nam cho biết: “Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, trình độ dân trí được cải thiện, môi trường sống ô nhiễm làm gia tăng các loại bệnh tật nguy hiểm đã khiến người dân Việt Nam ngày càng quan tâm hơn về sức khỏe. Người dân chủ động hơn trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ, mong muốn và tìm mọi cách để được sử dụng các loại thuốc điều trị tốt, các loại thực phẩm chức năng an toàn, hiệu quả… Đây là những nhân tố cơ bản dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành Dược ở Việt Nam.”

Thống kê của Hãng nghiên cứu BMI Research, quy mô thị trường ngành Dược Việt Nam đã hơn giá trị 5,9 tỉ USD [năm 2018], đưa Việt Nam trở thành thị trường Dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á. Dự báo đến năm 2021 sẽ tăng lên đến 7,7 tỉ USD và năm 2026 sẽ lên đến 16,1 tỷ USD. Tỷ lệ chi tiêu cho thuốc tại Việt Nam đang ở mức khá cao với 33%, trong khi ở Campuchia là 44%, Trung Quốc 39%, Thái Lan 34%, Australia là 16%.

Vietnam Report đánh giá, trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành Dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới. 100% các chuyên gia nhận định ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số.

Ngành Dược luôn trong trong tình trạng “khát” nhân lực

Trải qua thời gian Dược vẫn luôn là ngành học giữ được "phong độ" đỉnh cao.

Số liệu từ Bộ Y tế tính tới năm 2021, dù lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về Dược đã cao gấp 2 lần so với trước đây nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nhân lực của ngành này.

Các chuyên gia y tế cho biết, chính sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu của người tiêu dùng và quy mô thị trường đã đặt ngành Dược của Việt Nam vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng.

Theo đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường cần phải có 25.000 cán bộ ngành Dược có trình độ từ đại học trở lên, nhu cầu đối với Dược sĩ Đại học chiếm 85,63%; nhu cầu đối với các nhân lực trình độ cao hơn như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Dược sĩ chuyên khoa I và Dược sĩ chuyên khoa II chiếm 14,3%.

Kết quả khảo sát trên 600 ứng viên và 43 doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thiết bị y tế của Navigo Group [công bố tháng 6/2020] cho thấy, gần 1/2 ứng viên và doanh nghiệp cho biết luôn trong tình trạng thiếu nhân sự. Trong đó, 81% nhà tuyển dụng “khan hiếm nguồn ứng viên đạt yêu cầu”, 51% luôn có nhu cầu tuyển dụng trình dược viên; 30% có nhu cầu tuyển quản lý kinh doanh khu vực; 23% có nhu cầu tuyển dụng các vị trí khác như phát triển thị trường, dược sĩ…

Số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về Dược hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nhân lực của ngành.

Đào tạo Dược sĩ năng động, chuẩn mực tại ĐH Đại Nam

Trường ĐH Đại Nam tham gia đào tạo nhân lực cho ngành Y tế bắt đầu từ năm 2013 với 03 ngành đào tạo mũi nhọn là: Y khoa, Dược học và Điều dưỡng thu hút hàng ngàn sinh viên theo học. Riêng với ngành Dược, tính đến năm 2021, trường đã có hơn 1.200 sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Để đào tạo tốt ngành Dược, ĐH Đại Nam đã đầu tư thời gian, tâm sức và tiền bạc đảm bảo cơ sở vật chất, trình độ giảng viên, chương trình đào tạo, hệ thống học liệu ngang tầm với các trường y dược lớn trong nước và khu vực, tiến tới hội nhập quốc tế.

>>> Xem thêm thông tin về chương trình đào tạo Dược sĩ năng động, chuẩn mực tại ĐH Đại Nam TẠI ĐÂY

Sinh viên Dược ĐH Đại Nam được học thực hành với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại ngay tại trường.

Trung tâm Thực hành Dược tách riêng, đặt ngay tại trường với 4 xưởng thực hành thí nghiệm dược hóa hơn 50 phòng; 10 xưởng thực hành kỹ thuật với diện tích 1.000 m2 đạt chuẩn quy định của Bộ Y tế đối với cơ sở đào tạo Dược sĩ đại học.

Nhà thuốc thực hành được trang bị theo mô hình nhà thuốc GPP để sinh viên thực hành bán thuốc, thực hành kỹ năng giao tiếp bán hàng, thực hành về tư vấn sử dụng thuốc và thực hành về phân tích đơn thuốc.

02 vườn cây thuốc được xây dựng theo danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Chương trình đào tạo thực tế, đội ngũ giảng viên nhiệt huyết giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại của Khoa Dược Trường ĐH Đại Nam đảm bảo mọi lý thuyết đều được minh họa bằng thực tiễn, giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt, vận dụng kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả.

100% sinh viên Khoa Dược ĐH Đại Nam tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành.

Năm học 2021-2022, Trường ĐH Đại Nam tuyển sinh ngành Dược học – mã ngành 7720201 - mã tổ hợp xét tuyển A00, A11, B00, D07 theo hai hình thức xét tuyển, xét học bạ lớp 12 và điểm thi tốt nghiệp THPT. Với phương thức xét tuyển học bạ lớp 12, thí sinh cần phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi và tổng điểm điểm 03 môn theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 24 điểm trở lên. Với phương thức xét tuyển điểm thi THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng được Hội đồng tuyển sinh công bố công khai trước ngày 30/07/2021. Xem chi tiết thông tin tuyển sinh 2021 của ĐH Đại Nam TẠI ĐÂY.

BTT

Việt Nam còn khá nhiều tiềm năng để phát triển dược liệu. Nguồn: Internet

Phát biểu tại buổi Họp báo Hội chợ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm 2019 do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp [Bộ NN&PTNT] phối hợp với Cục Quản lý y, dược cổ truyền [Bộ Y tế] tổ chức chiều nay 4/3, tại Hà Nội, ông Phạm Vũ Khánh-Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền cho hay: Ngành dược liệu có nhiều tiềm năng phát triển song hiện vẫn phải nhập khẩu khá nhiều. Lý do là bởi dược liệu sản xuất ra giá thành khá cao. Bên cạnh đó, dược liệu làm ra chất lượng tốt nhưng chính đơn vị sản xuất lại không biết giới thiệu.

“Hiện nay, thế giới đa phương nên phải tìm cách để giảm chi phí đầu vào và tăng đầu ra. Muốn đạt được điều đó, yếu tố đầu tiên là phải sản xuất lớn với nguồn giống tốt, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Nếu chỉ sản xuất nhỏ lẻ thì không thể cạnh tranh được”, ông Khánh nói.

Liên quan tới vấn đề này, ông Bùi Thanh Tùng-Trưởng phòng Quản lý dược cổ truyền [Cục Quản lý y, dược cổ truyền] thông tin thêm: Nói tới dược liệu, phần nhiều là nhập khẩu nhưng hiện nay Việt Nam cũng xuất ngược sang Trung Quốc, nhất là dược liệu thu hái tự nhiên và cả một số dược liệu nuôi trồng.

Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu cả ngải cứu, ích mẫu nhưng hiện nay có nhiều dược liệu không phải nhập khẩu và tiến tới sẽ ngày càng có nhiều dược liệu khác không phải nhập khẩu. “Phải công nghiệp hoá nuôi trồng dược liệu cộng với yếu tố giống, năng suất cao… mới mong giảm giá, từ đó cạnh tranh được với dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc”, ông Tùng nói.

Xung quanh vấn đề này, ông Đào Văn Hồ-Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp [Bộ NN&PTNT] nêu quan điểm: Việt Nam có nhiều dược liệu có tiếng nhưng một trong những điểm hạn chế là chưa làm tốt khâu xúc tiến thương mại; giữa sản xuất, chế biến, đưa sản phẩm y dược cổ truyền ra thị trường chưa được kết nối tốt.

Ông Hồ thông tin thêm: Để tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền của các doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác, kinh doanh dược liệu; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sâu rộng các sản phẩm dược liệu sạch an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng và nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề an toàn, sức khỏe trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm dược liệu, thuốc cổ truyền, từ ngày 20-25/3 tới, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp [489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội] sẽ diễn ra Hội chợ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm 2019.

Với quy mô dự kiến từ 120-150 gian hàng, các gian hàng được phân chia thành các khu vực như: Khu gian hàng của các địa phương, hợp tác xã, cơ sở trồng cây dược liệu; khu các bệnh viện y học cổ truyền trên cả nước; khu gian hàng của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền; khu gian hàng các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền; khu thăm khám bệnh, tư vấn kiến thức về các loại dược liệu, thuốc cổ truyền miễn phí…

Thông tin sâu hơn về hội chợ này, ông Tùng cho hay: Các doanh nghiệp tham gia hội chợ có cả lĩnh vực dược liệu, sản phẩm tinh làm từ dược liệu như thuốc nước, thuốc viên nén…, thậm chí có cả doanh nghiệp dược liệu nước ngoài.

“Đáng chú ý, các doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ đem đến hội chợ các dược liệu với phẩm cấp theo quy định mà còn có cả những dược liệu phẩm cấp cao nhất và giá sẽ đắt. Hội chợ sẽ là nơi có đầy đủ các loại dược liệu giống như thị trường Trung Quốc với chất lượng tốt”, ông Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng: “Qua hội chợ này, chúng tôi đã kết nối những doanh nghiệp cung cấp giống, kỹ thuật đi đến sơ chế, chế biến… Trước nay chúng tôi làm bà mối kết nối người nuôi trồng và sử dụng thì nay, hội chợ sẽ là sàn giao dịch để các bên biết nhau. Những hợp đồng cho vấn đề dược liệu sẽ được liên thông hơn. Nhiều người ký kết được hợp đồng sẽ chủ động ký kết vùng nuôi trồng từ quy mô nhỏ đến lớn”.

Video liên quan

Chủ Đề