Vì sao mật ong có bọt


Hầu hết khách hàng khi thấy mật ong tạo khí ga dữ dội và trào bọt ra khỏi miệng chai thì cho rằng mật giả, mật kém chất lượng, thậm chí là vứt luôn cả chai mật không thương tiếc. Liệu sự hoang mang, dè chừng, hoài nghi về chất lượng mật của khách hàng có đúng hay không ? Dưới đây là đáp án cho câu hỏi này, quý khách hãy lưu ý để có cách bảo quản và sử dụng mật tốt nhất nhé !

Quả thật, khi gặp hiện tượng mật tạo ga và trào bọt thì sự hoài nghi, dè chừng của khách hàng về chất lượng mật là lẽ tất nhiên. Bởi lẽ, khách hàng không trực tiếp khai thác mật, không trực tiếp vắt mật sau khi khai thác, không tự tay rót mật vào chai nên chưa từng gặp hiện tượng này. Còn đối với tôi, sinh ra và lớn lên tại vùng rừng núi Hương Sơn, được tiếp xúc với mật ong rừng từ nhỏ nên các hiện tượng này là điều hết sức bình thường. Với kinh nghiệm và nghiên cứu lâu năm về mật ong rừng, hôm nay tôi xin chia sẻ với quý khách hàng về hiện tượng mật ong rừng tạo ga và trào bọt.

Mật ong rừng tạo khí ga và trào bọt dữ dội


Mật ong rừng tạo rất nhiều khí Gas, dù rằng mật ong nuôi cũng tạo khí nhưng chưa là gì so với mật ong rừng. Đặc biệt là khi rót mật vào thời tiết nóng, tôi đã vô cùng mệt mỏi khi phải rót mật ong rừng vào mùa hè. Mặc dù mật phải rót từ sáng sớm khi trời còn mát mẻ, và ngay từ đêm hôm trước cũng đã phải đặt can mật vào chậu nước lã cho giảm nhiệt, nhưng hầu hết phải rót làm 2 lần, mỗi lần nửa chai! Đặc biệt là mật ong rừng sau khi rót vào chai, tuyệt đối không bao giờ được đóng kín hoàn toàn, không bao giờ được dán niêm phong, luôn phải để hơi hở 1 chút để mật “thở”. Kẻo khi trời mùa hạ nắng nóng, chai mật để vài ngày không sử dụng, các anh chị mà mở nắp, mật phụt hết ra ngoài. Tuy nhiên, mật ong rừng cuối mùa, [Tầm cuối tháng 5 đến tháng 6 Dương Lịch] thường là khi ong đã ăn gần hết mật trong tổ, chỉ còn sót lại 1 ít, mật có màu đen sậm, mùi hắc thì tạo gas rất ít. 


Dưới đây là những nguyên nhân khiến mật tạo khí ga và trào bọt

1.  Mật chưa qua xử lý công nghiệp 

Như tôi đã nói ở trên, mật ong rừng nguyên chất/ mật ong thô tạo rất nhiều khí Gas. Khi mật chưa qua xử lý công nghiệp, nó có thể bật tung nắp chai và trào bọt ra ngoài khi gặp thời tiết nóng.

Còn đối với mật đã qua xử lý công nghiệp thì không bao giờ có hiện tượng này. Thông thường, những công ty lớn trong ngành công nghiệp mật ong đều sử dụng máy móc để xử lý mật trước khi đưa ra thị trường. Quý anh chị cứ thử hình dung, 1 hũ mật ong hình dáng đẹp tuyệt được nhập khẩu từ ngoại quốc, hay bày bán trong siêu thị đã được dán tem niêm phong, nắp kín như bưng! Vậy mà để vài năm cũng đâu có thấy...xì gas. Sản xuất hàng loạt & công nghiệp họ phải có phương pháp xử lý riêng của họ, chứ không làm sao sản xuất hàng vạn hũ mật ong để bán đi khắp thế giới được! Có đúng không nào?


Mật qua xử lý công nghiệp sẽ không trào bọt

Khi khai thác mật ong rừng, dù có cẩn thận đến bao nhiêu thì mật cũng sẽ bị dính phấn hoa, sáp ong, con ong, đây là những tác nhân khiến mật dễ tạo khí và trào bọt. Sở dĩ mật ong nuôi tạo ít khi ga hơn là bởi người nuôi ong có khung sẵn, khi thu hoạch mật họ sẽ cắt sát tổ ong nên hầu như không bị dính phấn hoa.Và mật ong nuôi không vắt bằng tay mà sẽ quay bằng máy li tâm nên sẽ lọc sạch được sáp ong, con ong.

3. Do tác động của việc vận chuyển

Khi vận chuyển mật ong sẽ không tránh khỏi tình trạng lắc mạnh. Khi bạn vừa nhận chai mật ong từ người giao hàng, chắc chắn chai mật của bạn sẽ bị sủi bọt do trong quá trình vận chuyển mật ong trong chai bị lắc mạnh tạo ra bọt. Chỉ cần để một lúc là mật sẽ lắng đọng lại, chỉ còn một ít bọt nổi lên trên miệng chai, nếu bạn muốn nhìn đẹp mắt thì có thể vớt bọt đó đi, còn không thì để vậy, chất lượng mật không hề bị biến đổi.

Đặc biệt là khi rót mật vào thời tiết nóng, tôi đã vô cùng mệt mỏi khi phải rót mật ong rừng vào mùa hè. Mặc dù mật phải rót từ sáng sớm khi trời còn mát mẻ, và ngay từ đêm hôm trước cũng đã phải đặt can mật vào chậu nước lã cho giảm nhiệt, nhưng hầu hết phải rót làm 2 lần, mỗi lần nửa chai!

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi đột ngột thì mật sẽ nổi bọt khí. Điều này được giải thích là do nhiệt độ thay đổi đột ngột và chênh lệch nhiệt độ cao giữa nhiệt độ của mật và nhiệt độ ngoài trời.

Quý anh chị hãy nhớ rằng, dù mật ong có tạo ga hay trào bọt thì đều không ảnh hưởng đến chất lượng mật ong. Hy vọng với những chia sẻ này, quý khách sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn và sử dụng mật ong đúng chất lượng.



                                                VIDEO KHAI THÁC MẬT ONG RỪNG

VIDEO KHAI THÁC MẬT ONG RỪNG DO TÔI QUAY LẠI TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC

[Quý anh chị mở full màn hình, chế độ HD để xem cho rõ nhé]


Những hình ảnh về quá trình khai thác mật ong rừng Hương Sơn.

Anh em dân bản vào rừng khai thác mật ong rừng

Theo dõi ong xuống suối lấy nước mang về tổ, từ đó xác định hướng ong làm tổ

Sau khi xác định được hướng tổ ong, anh em dân bản đang leo rừng để tìm kiếm và khai thác mật ong

Chúng tôi thấy tổ ong rừng trên cây cổ thụ

Bó bột hun khói đuổi ong rời khỏi tổ

Leo lên cây khai thác mật ong rừng

Tổ ong được anh em dân bản chụp cận cảnh

Tảng ong non sau khi khai thác tổ ong

Mật sau khi khai thác sẽ được vắt bằng tay

Mật sau khi vắt sẽ được rót vào chai thủy tinh


Mật sau khi vận chuyển vào Sài Gòn sẽ được đóng vào chai và dán nhãn mác

Sáp ong sau khi vắt mật

Dưới đây là một số hình ảnh về nơi ăn chốn ở của chúng tôi tại rừng già trong những chuyến khai thác mật ong rừng. 

Bữa cơm tại rừng biên giới. 

Chúng tôi phải nằm ngủ trên tảng đá sần sùi, vừa lạnh thấu xương vừa đau hết cả người, đã thế lại còn bị muỗi đốt và sợ rắn rết.



Chúng tôi chỉ mang gạo và gia vị theo mà thôi, còn thực phẩm thì bắt cá suối làm thực phẩm dự trự và hái rau rừng ăn.

Nướng cá để bảo quản được lâu hơn. 

Thực phẩm chủ yếu của chúng tôi là cá suối, bữa thì ăn cá nướng, bữa thì ăn cá nấu canh với rau rừng.

Mật ong rừng Hương Sơn là ai?


Úy Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề