Vì sao khi viêm cần uống nhiều nước

Thận yếu nên uống nhiều nước không? Uống như nào thì tốt cho thận hay nên uống nước gì, không nên uống nước gì? Những thắc mắc này được rất nhiều người quan tâm. Bởi uống nước đầy đủ mỗi ngày sẽ giúp cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, thận hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, người bị thận yếu khả năng lọc của thận bị suy giảm thì việc uống bao nhiêu nước là đủ, là tốt cho thận?

Thận yếu có nên uống nhiều nước không?

Các chuyên gia tiết niệu hàng đầu cho biết, những người bị thận yếu dù uống nhiều nước hay ít nước cũng đều tác động trực tiếp không tốt đến thận.

  • Uống nhiều nước: Thận yếu sẽ làm cho chức năng thận bị ảnh hưởng, khi cơ thể được cung cấp quá nhiều nước sẽ làm loãng chất điện giải trong mái, cơ thể bị mệt mỏi, thận làm việc quá tải, thậm chí hoạt động của não bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Người bệnh uống ít nước: Thận yếu dẫn đến khả năng lọc, đào thải độc tố, cặn bã ra ngoài cơ thể cũng giảm sút. Uống ít nước sẽ khiến cho tình trạng nhiễm độc tố của cơ thể trở nên nặng nề hơn. Nếu kéo dài thì sẽ hình thành các viên sỏi trong thận, gây bệnh sỏi thận.

Như vậy, có thể khẳng định rằng bệnh thận yếu không nên uống nhiều nước, cũng không nên uống ít nước. Người bệnh cần phải cung cấp nước cho cơ thể lượng vừa đủ theo khuyến cáo của các chuyên gia. Khi uống nước cần phải chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày thay vì uống quá nhiều hoặc quá ít mỗi lần.

Bên cạnh đó, vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy người bệnh nên uống nước để thận được khỏe hơn. Ngoài uống nước lọc thì có thể bổ sung nước ép hoa quả, nước canh, súp…

Cách uống nước tốt cho người bị thận yếu

Người bị bệnh thận yếu, triệu chứng thận ứ nước cũng như người bình thường đều cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Lượng nước cần thiết cho cơ thể trong một ngày là từ 2 – 2,5 lít nước. Lượng nước này giúp bù nước và giúp cho việc lọc, đào thải các chất cặn bã, độc tố trong cơ thể ra ngoài tốt hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải uống nước đúng cách, không nên uống quá nhiều nước một lúc hoặc quá ít, đợi khi khát mới uống. Sau đây là hướng dẫn cách uống nước tốt cho thận của chuyên gia:

Không nên để có cảm giác khát nước mới uống

Cần bổ sung nước cho cơ thể khi thấy đã tiêu hao nhiều nước. Nên uống nước đều đặn vào các thời điểm trong ngày như buổi sáng, trưa, chiều, tối. Không nên để cho cơ thể có cảm giác mới uống nước. Thay vào đó, hãy uống nước ngay cả khi không khát. Bởi cơ thể vẫn luôn tiêu hao một lượng nước nhất định. Đến khi có cảm giác khát là đã tiêu hao quá nhiều.

Uống nước ấm, hạn chế uống nước lạnh

Nên uống nước ấm thay vì uống nước đá lạnh. Điều này sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể và tăng nhu động ruột. Bên cạnh đó, uống nước ấm còn giúp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ bị mắc một số bệnh đường hô hấp, tiêu biểu như viêm họng.

Uống từ từ, từng ngụm nhỏ

Cách uống nước châm, uống từng ngụm nhỏ là cách tốt nhất mà chúng ta nên áp dụng. Uống từng ngụm nhỏ khoảng 200ml, sau đó từ từ nuốt xuống khi nước đã ngấm được tới khoang miệng. Cách uống chậm, uống từng ngụm nhỏ sẽ giúp thận hoạt động tốt hơn và không phải chịu áp lực quá lớn.

Thận yếu nên uống nước gì?

Ngoài việc uống đúng cách, người bị thận yếu cũng cần chú ý đến loại nước bổ sung vào cơ thể. Sau đây là những loại nước mà người bệnh nên uống:

Nước lọc

Đây là lựa chọn tốt cho tất cả mọi người, kể cả người bị thận yếu. Bổ sung nước lọc vào cơ thể giúp thanh lọc, giải khát, giải nhiệt và giúp thận đào thải được chất cặn, độc tố trong cơ thể ra ngoài tốt hơn.

Nước ép hoa quả

Bên cạnh nước lọc, người bệnh cũng có thể bổ sung các loại nước ép trái cây. Nước ép trái cây mang đến cảm giác ngon miệng cho người bệnh. Không những thế, uống nước hoa quả không chỉ cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể mà còn bổ sung vitamin, dưỡng chất tốt cho cơ thể. Chẳng hạn như nước ép dứa, nước ép rau má…

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý không nên uống quá nhiều mà chỉ uống vừa đủ. Các chuyên gia khuyến cáo, không nên sử dụng nước ép trái cây, nước ép rau củ thay nước lọc, mà chỉ nên uống bổ sung tối đa 1 – 2 ly mỗi ngày.

Nước râu ngô

Nước râu ngô giúp thanh lọc cơ thể, giải khát, giải nhiệt và rất lợi tiểu nên người bị thận yếu nên uống hàng ngày. Có thể sử dụng nước râu ngô uống thay nước lọc hàng ngày.

Ngoài tốt cho người bị thận yếu, nước râu ngô cũng giúp cải thiện tình trạng tiểu nhiều, tóc bị khô rụng hiệu quả.

Nước cây nhân trần

Nước nhân trần được sử dụng rộng rãi trong những ngày hè nóng nực. Loại nước này không chỉ giúp thanh nhiệt, giải khát mùa hè mà còn rất tốt cho thận. Người bị thận yếu có thể uống nước nhân trần thay cho nước lọc hàng ngày.

Nước kim tiền thảo

Nước kim tiền thảo hay nước cây mắt trâu có tác dụng lợi tiểu. Những người gặp vấn đề về thận, uống loại nước này sẽ giúp cải thiện được khả năng lọc của thận, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đây cũng là bài thuốc nam chữa thận yếu rất hiệu quả.

Nước đỗ đen

Nước đỗ đen mát, thanh nhiệt, lợi tiểu và bổ sung vitamin, dưỡng chất tốt cho cơ thể. Uống nước đỗ đen hàng ngày sẽ hỗ trợ làm mát gan, giải độc, cải thiện chức năng của thận và rất tốt cho sức khỏe.

Thận yếu nên không nên uống nước gì?

Khi bị thận yếu, người bệnh cần phải tránh xa những loại nước uống sau:

Trà đặc và cà phê

Thói quen của nhiều người là uống trà đặc hoặc cà phê thay cho nước lọc. Thói quen này có hại cho thận, cho sức khỏe. Đặc biệt đối với người bị thận yếu, tình trạng bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng hơn.

Bia rượu, đồ uống có cồn và có ga

Những loại đồ uống này bổ sung vào cơ thể sẽ khiến cho thận bị tăng áp lực, và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người bị thận yếu uống bia rượu, đồ uống có cồn, có ga sẽ khiến chức năng của thận càng suy giảm, khả năng lọc thận, đào thải độc tố, chất cặn ra ngoài bị cản trở.

Trên đây là giải đáp thận yếu có nên uống nhiều nước không, cũng như hướng dẫn cách uống nước đúng cho người bệnh, các loại nước nên uống và không nên uống khi bị yếu thận. Mong rằng, những thông tin chia sẻ này giúp ích cho người bệnh, từ đó hỗ trợ việc điều trị bệnh tốt hơn.

Nguồn: //indembassy.com.vn/

Điều gì xảy ra nếu uống nước ngay sau khi thức dậy

SKĐS - Phụ nữ Nhật Bản nổi tiếng với vóc người thon thả, khỏe mạnh, và săn chắc. Trong khi di truyền học đóng vai trò quan trọng, các thói quen lành mạnh buổi sáng của họ cũng có thể giúp họ khỏe mạnh hơn. Đơn giản là hầu hết phụ nữ Nhật đều uống nước ngay khi thức dậy.

70% cơ thể bạn tạo ra từ nước, vì vậy, nước rất cần thiết để giúp cho cơ thể tỉnh táo và khỏe mạnh. Khi nhu cầu nước của cơ thể không được đáp ứng, nó có thể gây ra những hậu quả sức khỏe tiêu cực trước mắt và lâu dài.

Mất nước kéo dài có thể dẫn tới viêm khớp dạng thấp, đau nửa đầu, đau thắt ngực, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, béo phì, bệnh trĩ, ung thư vú, bệnh lao phổi, sỏi thận, viêm xoang và ung thư tử cung.

Hãy giúp cơ thể phòng tránh những tình trạng này bằng cách uống nước ngay sau khi thức dậy và đảm bảo cơ thể có đủ nước cả ngày.

Nước giúp cho việc điều trị như thế nào?

Đây là một phương pháp đã được chứng minh là giúp đối phó với các rối loạn cơ thể, rối loạn kinh nguyệt và các bệnh liên quan tới mắt. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy được tiếp thêm sinh lực cả ngày sau khi thực hiện phương pháp điều trị với nước này.

Uống khoảng 160ml nước 4 lần ngay sau khi thức giấc, trước khi đánh răng và khi bụng đói

Không ăn bất cứ thứ gì trong 45 phút tiếp theo

Uống nước trước khi ăn ít nhất 30 phút nhưng không uống vào 2 giờ sau bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.

Nếu bạn không thể uống 4 cốc nước khi dạ dày đang rỗng thì bạn có thể bắt đầu với một cốc nước hoặc nhiều nhất có thể. Bạn có thể tăng dần lượng nước cho tới khi đạt đến mức độ mong muốn là 640ml.

Khi nào có thể mong đợi kết quả:

Bệnh nhân tiểu đường hoặc huyết áp cao: có kết quả sau 30 ngày.

Người bị táo bón và viêm dạ dày: có kết quả sau 10 ngày.

Bệnh nhân lao: có kết quả sau 90 ngày.

Những lợi ích chủ yếu của việc uống nước khi đói:

Uống nước ngay sau khi thức dậy có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang. Ảnh minh hoạ.

Khi bạn uống nước, nước thúc đẩy nhu động ruột. Khi uống nước vào buổi sáng lúc đói, bạn sẽ loại bỏ được tất cả những độc tố trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái. Uống nhiều nước có thể giúp tăng cường sản xuất các tế bào cơ và tế bào máu mới.

2. Cải thiện trao đổi chất

Uống nước khi đói có thể làm tăng tốc độ chuyển hóa lên ít nhất 24%. Điều này quan trọng đối với những người thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Tăng tốc độ chuyển hóa có nghĩa là cải thiện hệ thống tiêu hóa. Bạn sẽ có thể thực hiện chế độ ăn thường xuyên đơn giản hơn nếu tiêu hóa nhanh hơn. Uống nước ngay sau khi thức giấc giúp thanh lọc đại tràng, khiến bạn hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.

3. Giúp giảm cân lành mạnh

Khi uống nước vào buổi sáng lúc đói, cơ thể sẽ loại bỏ tất cả độc tố và nó sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bạn sẽ cảm thấy ít đói hơn và sẽ giảm cảm giác thèm ăn. Điều này giúp phòng ngừa tăng cân do ăn quá nhiều.

4. Giảm bớt chứng ợ nóng và khó tiêu

Khó tiêu là do hàm lượng axit tăng trong dạ dày. Bạn bị ợ nóng khi axit trào ngược trong thực quản. Khi uống nước lúc đói, axit này bị đẩy xuống và bị loãng đi, rối loạn này được giải quyết. Ngoài ra, cách này cung cấp sự khởi đầu tuyệt vời cho dạ dày để chuẩn bị cho bữa sáng sắp tới.

5. Cải thiện làn da

Mất nước gây ra nếp nhăm sớm và lỗ chân lông sâu trên da.  Trong một nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng uống 500ml nước khi đói làm tăng lưu thông máu trên da và làm sáng da. Ngoài ra, uống nhiều nước cả ngày có nghĩa cơ thể giải phóng được độc tố, điều này sẽ giúp làn da của bạn rạng rỡ hơn.

6. Giúp tóc trơn, bóng và khỏe mạnh

Mất nước có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự phát triển của tóc. Uống nhiều nước nuôi dưỡng mái tóc của bạn từ trong ra ngoài. Nước chiếm gần ¼ trọng lượng của một sợi tóc. Hấp thu đủ không đủ nước có thể khiến sợi tóc giòn và mảnh, nhưng uống nước khi đói có thể cải thiện chất lượng tóc

7. Ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang

Uống nước ngay sau khi thức dậy có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang. Có một sự thật rằng uống nước khi đói làm loãng axit do vậy ngăn ngừa hình thành sỏi trong thận. Bạn càng uống nhiều nước [tới giới hạn khỏe mạnh], bạn càng tránh được các nhiễm trùng bàng quang gây ra bởi độc tố.

8. Tăng cường hệ miễn dịch

Uống nước khi đói giúp loại bỏ và cân bằng hệ bạch huyết, dẫn đến tăng cường hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bạn an toàn trước nhiều bệnh và phòng ngừa ốm thường xuyên.

Uống nước ngay sau khi thức giấc chính là một cách đơn giản giúp bạn khỏe mạnh mà không cần tốn tiền.

BS Nhật Nguyệt

[Theo LH]


Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề