Vì sao khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập

Tại sao không dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu?

Nguyên lí khi nước tiếp xúc với xăng dầu

Khi đám cháy xăng dầu xảy ra, chúng ta tuyệt đối không được sử dụng nước để dập tắt đám cháy trong trường hợp này. Vì xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Nên khi tiếp xúc xăng, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước. Khiến cho đám cháy càng lan rộng hơn gây hậu quả càng nghiêm trọng. Chính vì không nhận thức được điều này mà rất nhiều trường hợp nghiêm trọng đã xảy ra do người dân thiếu kiến thức về phòng cháy chữa cháy.

Tại sao không dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu

Các bài viết liên quan:

  • Khi chữa đám cháy xăng dầu ta không được sử dụng loại gì ?
  • Bình cứu hỏa cho gia đình nên chọn mua loại nào?

1. Tại Sao Không Thể Sử Dụng Nước Để Dập Tắt Đám Cháy Bằng Xăng Dầu ?

Theo nguyên lí, xăng dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Vậy nên khi tiếp xúc xăng, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước khiến cho đám cháy càng lan rộng hơn. Trong trường hợp này nước không hề có tác dụng ngăn cản chất liệu cháy và lửa với oxy. Chính vì vậy chúng ta tuyệt đối không sử dụng nước để dập các đám cháy có chứa nguyên liệu xăng dầu. Đây là kiến thức mà tất cả người dân cần phải nắm rõ để giảm thiểu những thiệt hại không đáng có xảy ra.

2. Xử Lý Đám Cháy Xăng Dầu Bằng Cách Nào ?

2.1: Sử dụng cát.

Đây là phương pháp có phát huy tác dụng đối với các đám cháy nhỏ và dễ dàng sử dụng. Cát dễ tìm ở quanh các khu vực tập trung dân cư, chi phí thấp. Đồng thời cát có tính chất hấp thụ nhiệt và ngăn cản vật liệu cháy tiếp xúc với oxy. Trong trường hợp này cát còn có tác dụng ngăn chất lỏng lây lan làm cho vùng cháy lan rộng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao các cây xăng đều dự trữ cát, nhằm mục đích chữa cháy.

2.2: Sử dụng chăn ướt.

Khi đám cháy xảy ra, hãy lấy chăn nhúng cho thấm nước rồi chụp lên đám cháy. Khi thấm nước các sợi cotton bị thấm nước sẽ nở ra, làm cho chăn trở nên khít hơn. Giúp ngăn chặn vật liệu cháy tiếp xúc với oxy, hấp thụ một lượng nhiệt lớn ngăn cản đám cháy bùng phát. Chăn cũng là vật dụng gia đình nào cũng có, vậy nên phương pháp này thích hợp với tất cả các hoàn cảnh.

2.3: Sử dụng bình chữa cháy.

Những phương pháp trên chỉ mang tính tạm thời và không thể phát huy hết công năng đối với các đám cháy lớn. Vậy nên phương pháp an toàn và hiệu quả nhất chúng ta cần làm lúc này là sử dụng các trang thiết bị Pccc chuyên dụng để xử lý. Các nhóm bình chữa cháy thường được sử dụng trong trường hợp này là:

Bình chữa cháy bọt Foam: Bọt Foam trong bình bọt Foam chữa cháy được tạo thành từ bọt cô đặc, nước và không khí.Dung dịch bọt Foam có khả năng giãn nở tốt và có tỉ trọng nhỏ hơn xăng, dầu, nước nên dễ dàng nổi lên khỏi bề mặt cộng thêm độ bao phủ tốt nên dễ dàng tách chúng ra khỏi không khí. Vai trò của nó là làm mát ngọn lửa và bao phủ nhiên liệu, ngăn chặn sự tiếp xúc của nó với oxy, dẫn đến sự ức chế quá trình đốt cháy. Có khả năng dập tắt đám cháy ở một phạm vi rất rộng và đảm bảo không phát sinh cháy trở lại ở các nguyên liệu cháy.

Bình chữa cháy bột khô: Bột khô trong bình chữa cháy khi được sử dụng chính xác và ở tốc độ cần thiết có khả năng đảm bảo dập tắt đám cháy mới bắt đầu hết sức nhanh chóng. Lớp bột bột này sẽ tạo ra khoảng cách với oxy nên đám cháy bị dập tắt nhanh. Bột trong bình khi phun ra sẽ tạo ra CO2 và hơi nước làm mất nhiệt của đám cháy và hút oxy một cách nhanh chóng. Với ưu thế sử dụng trong khoảng từ -20 độ C đến +60 độ C và không có tính năng dẫn điện. Vậy nên bình chữa cháy dạng bột thường được sử dụng trong các đám cháy nhóm A, B , C.

3: Tìm mua các bình chữa cháy ở đâu ?

Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại của các đám cháy xuống mức tối thiểu nhất. Bạn nên tìm mua các thiết bị Pccc tại các nhà cung ứng uy tín, chất lượng. Với hơn 10 năm phấn đấu xây dựng chất lượng cũng như uy tín. Công ty TNHH Pccc Nhất Việt tự hào là doanh nghiệp đứng đầu về thiết kế, thi công hệ thống và cung cấp thiết pccc an toàn khu vực Miền Trung. Chúng tôi luôn đem đến cho bạn hệ thống PCCC an toàn nhất, hiện đại nhất và đảm bảo nhất.

Xem thêm: Series kiến thức phòng cháy chữa cháy

=============

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐓𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐏𝐂𝐂𝐂 𝐍𝐡𝐚̂́𝐭 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭

Hotline: 0911381868

Email:

Website: //pcccnhatviet.vn/

Địa chỉ: Nhà biệt thự liền kề 1 -08, KDT Trường Thịnh Phát 2, Đại lộ Lê Nin, Phường Hà Huy Tập, TP.Vinh – Nghệ An

Giải thích vì sao em không được dùng nước để dập đám cháy gây ra a] do xăng, đầu. b] do điện.

Bài 6 trang 99 SGK Hóa học 8

Quảng cáo

Đề bài

Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao ?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức đã được học trong mục 3 sgk hóa 8 - trang 97 để trả lời

Lời giải chi tiết

Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước.

Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Bài 7 trang 99 SGK Hóa học 8

    Giải bài 7 trang 99 SGK Hóa học 8. Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó...

  • Bài 5 trang 99 SGK Hóa học 8

    Giải bài 5 trang 99 SGK Hóa học 8. Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là gì ?

  • Bài 4 trang 99 SGK Hóa học 8

    Giải bài 4 trang 99 SGK Hóa học 8. Điểm giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì ?

  • Bài 3 trang 99 SGK Hóa học 8

    Giải bài 3 trang 99 SGK Hóa học 8. Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi ?

  • Bài 2 trang 99 SGK Hóa học 8

    Giải bài 2 trang 99 SGK Hóa học 8. Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra tác hại gì ? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành ?

  • Bài 6 trang 94 SGK Hóa học 8
  • Bài 8 trang 101 SGK Hóa học 8
  • Báo cáo thực hành 4

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 8 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề