Tại sao Trung Quốc và ấn Độ la hai nước sản xuất gạo nhiều nhất nhưng xuất khẩu gạo chiếm tỉ lệ thấp

Theo báo cáo ngày 11/6 của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc [FAO], Trung Quốc sẽ là nước sản xuất thóc gạo lớn nhất thế giới với 142,3 triệu tấn, và Ấn Độ xếp thứ hai với 110,4 triệu tấn. Tiếp theo là Indonesia, Bangladesh và Việt Nam.

  • Việt Nam dự Hội nghị FAO lần thứ 33 khu vực châu Á-Thái Bình Dương

  • Việt Nam tham dự phiên họp lần thứ 39 của Đại hội đồng FAO

  • Máy bay của FAO rơi tại Nam Sudan

  • FAO: Sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ giảm

Xếp những bao gạo Thái Lan tại nhà máy ở Bangkok. Ảnh: AFP/TTXVN

FAO nhận định Hàn Quốc sẽ trở thành nhà sản xuất gạo lớn thứ 15 thế giới trong năm nay với sản lượng dự kiến đạt 4,1 triệu tấn, giảm so với mức 4,2 triệu tấn năm 2016. Sản lượng trên ước chiếm khoảng 0.8% trong tổng số khoảng 502,6 triệu tấn trên toàn thế giới.

Các số liệu mới nhất nhận định mức tiêu thụ tính bình quân trên đầu người loại lương thực này trên toàn thế giới sẽ là 125,5kg/người, giảm so với mức 127,4kg/người trong năm 2016. Tại Hàn Quốc, mức tiêu thụ tính trên đầu người sẽ là 74,9 kg/người, cũng giảm so với con số 76 kg/người năm 2016.


FAO cũng cho hay sản lượng thịt của Hàn Quốc vượt 2,5 triệu tấn thịt, trong khi mức tiêu thụ ước đạt 3,74 triệu tấn. Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này được dự báo sẽ nhập khẩu hơn 1,28 triệu tấn thịt và xuất khẩu 41.000 tấn.

Thế Vũ [Theo Yonhap]

FAO và WHO kết luận Glyphosate không có nguy cơ gây ung thư

Ngày 16/5/2016, Hội nghị Thẩm định chung giữa FAO và WHO về Dư lượng thuốc trừ sâu đã phát hành bản báo cáo kết luận “Glyphosate không có nguy cơ gây ung thư đối với con người thông qua chế độ ăn uống”.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • FAO,
  • Trung Quốc,
  • Ấn Độ,
  • xuất khẩu gạo,
  • lúa gạo,

TTO - Nhà xuất khẩu gạo hàng đầu này dự kiến chiếm 45% xuất khẩu gạo thế giới trong năm 2021 nhờ mở rộng năng lực cảng biển và các nước như Trung Quốc, Việt Nam năm nay cũng mua gạo của Ấn Độ.

  • Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm
  • Xuất khẩu gạo của Campuchia tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2020

Gạo được chuyển đến cảng Kakinada Anchorage tại bang Andhra Pradesh của Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, 22 triệu tấn gạo mà Ấn Độ xuất đi trong năm nay nhiều hơn cả 3 nhà xuất khẩu gạo lớn của thế giới là Thái Lan, Việt Nam và Pakistan cộng lại.

Bộ Nông nghiệp Mỹ trong khi đó ước tính xuất khẩu gạo toàn thế giới sẽ đạt 48,5 triệu tấn trong mùa vụ 2021-2022.

"Cùng với các bên mua truyền thống, năm nay Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh cũng mua gạo từ Ấn Độ" - ông Nitin Gupta, phó chủ tịch công ty kinh doanh gạo Olam India, tiết lộ với Hãng tin Reuters.

Ấn Độ là nước sản xuất gạo lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Theo thống kê, Trung Quốc sản xuất 147 triệu tấn gạo trong mùa 2019-2020, tiếp theo là Ấn Độ với 116 triệu tấn.

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ, xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2021 đã tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 12,84 triệu tấn. Trước đó, xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm 2020 đã tăng gần 50%, lên mức kỷ lục 14,7 triệu tấn.

Gạo của Ấn Độ đã chiếm ưu thế giá rẻ hơn các nhà xuất khẩu Thái Lan và Việt Nam từ tháng 3-2021, trong khi nhu cầu gạo của thế giới tăng cao kỷ lục trong dịch COVID-19.

Trước đây, khó khăn lớn với Ấn Độ là về hạ tầng cảng biển Kakinada Anchorage, "cửa ngõ" chính để xuất gạo đi nước ngoài của Ấn Độ. Hạ tầng cảng chưa tốt đã gây ùn ứ và chậm trễ khiến Ấn Độ mất nhiều đơn hàng.

Tuy nhiên, từ tháng 2-2021, Ấn Độ đưa vào sử dụng cảng nước sâu Kakinada ở bang Andhra Pradesh phục vụ cho xuất khẩu gạo.

"Thời gian tàu đợi đã giảm sau khi cảng nước sâu này bắt đầu xuất khẩu gạo" - chủ tịch B.V. Krishna Rao của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ nói.

Cảng Kakinada dự kiến giúp xuất đi 1 triệu tấn gạo trong năm 2021 và ông Rao cho rằng con số có thể tăng gấp đôi nếu hạ tầng cảng được nâng cấp và cải thiện quy trình xuất khẩu.

Thái Lan dự báo triển vọng xuất khẩu gạo vẫn ảm đạm trong năm 2021

Xuất khẩu gạo của Thái Lan được cho là sẽ phục hồi nhẹ so với khối lượng 5,8 triệu tấn được dự kiến trong năm 2020, mức thấp nhất trong 20 năm qua.

Giá gạo xuất khẩu giảm 50 USD/tấn so với đầu năm

Tuần qua, thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu liên tục có nhiều phiên điều chỉnh giảm đến 5 USD/tấn. Tính chung từ nửa tháng qua, gạo Việt Nam xuất khẩu đi giảm đến 15 USD/tấn. Trên thị trường thế giới, giá xuất khẩu còn khoảng 473 - 477 USD/tấn với gạo 5% tấm và 453 - 457 USD/tấn với gạo 25% tấm. Gạo Jasmine cũng giảm 5 USD/tấn, xuống còn 558 - 562 USD/tấn. Riêng gạo 100% tấm tiếp tục giữ giá ở mức 413 - 417 USD/tấn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15.6, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 2,8 triệu tấn, trị giá trên 1,5 tỉ USD. Thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam tập trung chủ yếu Philippines, Trung Quốc, Trung Đông… Một số thương nhân xuất khẩu gạo phía Nam cho biết, bắt đầu từ vụ hè thu năm 2021, ngành gạo Việt Nam bị ảnh hưởng xấu do nhập gạo giá rẻ Ấn Độ. Giá gạo VN hiện tại đã giảm chỉ còn khoảng 470 USD/tấn, trong khi cùng loại này, đầu năm 2021 có giá từ 520 - 530 USD/tấn. Trong nửa năm, giá gạo xuất khẩu giảm 50 - 60 USD/tấn. Không những giá thấp, mà lượng hàng bán đi rất chậm. Thế nên, lượng gạo tồn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện khá cao trong khi vụ hè thu chuẩn bị thu hoạch bắt đầu nở rộ.

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhận định, giá lúa trong nước đang vào vụ thu hoạch hè thu có sự giảm mạnh. Vụ hè thu dự kiến hết tháng 6 thu hoạch hết 70% sản lượng trong bối cảnh giá lúa trên thị trường đang có chiều hướng giảm, dẫn đến lợi nhuận ít hơn cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, vụ hè thu đang gặp phải thời tiết nắng nóng kéo dài, dịch bệnh khiến lúa giảm năng suất, giá các loại phân bón tăng mạnh từ đầu năm dẫn đến chi phí sản xuất tăng. So với cuối tháng 5, giá lúa tươi tại Cần Thơ giảm 300 - 400 đồng/kg, tại An Giang giảm 500 - 700 đồng/kg.

VN dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo?

Nguồn hình ảnh, vietnam rice

Chụp lại hình ảnh,

Cuộc sống của đa số nông dân Việt Nam phụ thuộc vào giá lúa và xuất khẩu gạo

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 7.2 triệu tấn gạo trong năm 2012, con số kỷ lục trong lĩnh vực xuất khẩu lương thực của nước này từ trước đến nay, theo đánh giá của Reuters.

Thật ra, con số này bằng với sản lượng thực tế mà Việt Nam đã xuất khẩu trong năm 2011.

Tuy nhiên, trong năm nay sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan được dự đoán sẽ giảm đột biến nên tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trong năm nay Thái Lan dự đoán chỉ xuất được nhiều nhất là 7 triệu tấn gạo do giá gạo nước này tăng cao sau khi chính phủ của họ can thiệp về giá để hỗ trợ cho hàng triệu nông dân nghèo.

Vì sao Trung Quốc đột nhiên tăng mua gạo từ Việt Nam?

Tác giả Theo Khánh Nguyên/Báo Dân Việt

Thứ ba, 24/03/2020 20:29 0 Bình luận

Sau 2 năm trầm lắng, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2020 đột nhiên tăng tới 595% về lượng và 724% về kim ngạch. Tại sao có sự tăng trưởng đột biến này?

COVID-19 ngày 18/2: Lần đầu tiên Việt Nam có 42.439 ca nhiễm mới, Hà Nội lên đến gần 4.600 ca/ngày

Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở các quận của Hà Nội chưa đi học từ ngày 21-2

Hà Nội thống nhất cho trẻ mầm non trở lại trường từ ngày 1/3

Đổ xô mua gạo Việt

Trong khi nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 thì xuất khẩu gạo lại có sự tăng tốc cực kỳ ngoạn mục. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, sản lượng gạo xuất khẩu đạt929.000 tấn, kim ngạch hơn 430 triệu USD, tăng 30,5% về lượng và tăng 38% về giá trịso với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó,Philippines là thị trường tiêu thụ mạnh nhất các loại gạo của Việt Nam, chiếm 36% tổng kim ngạch, đạt 357.000 tấn, tương đương 155 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu gạo có sự tăng trưởng đáng kể ở cả thị trường truyền thống và những thị trường mới nhờ cung cấp lượng gạo đúng thời điểm nhu cầu thế giới đang tăng cao. Ảnh: I.T

Thị trường Iraq cũng có sự tăng trưởng đáng kể khilượng xuất khẩu đạt90.000 tấn, tương đương 48 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm 2019, Iraq không hề tham gia nhập khẩu gạo Việt Nam.

Malaysia là thị trường nhập gạo lớn thứ ba của Việt Nam,tăng mạnh 149% về lượng và tăng 128% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 10% trong tổng lượng và chiếm 9% trong tổng giá trị xuất khẩu của gạo Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều thị trường khác cũng có sự tăng trưởng ngoạn mục nhưPháp tăng 554 % về lượng và tăng 723% về kim ngạch; Đài Loan tăng 215% về lượng và tăng 258% về kim ngạch; Senegal tăng 172% về lượng và tăng 198% về kim ngạch; Nga tăng 218% về lượng và tăng 156% kim ngạch.

Đáng chú ý, gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, với mức tăng 595% về lượng và tăng 724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn, tương đương 37 triệu USD.

Điều này trái ngược với năm 2018, 2019 khi kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm mạnh, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm tới 20%.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng mua gạo từ Việt Nam sau 2 năm trầm lắng là do năm 2020 dự báo sản lượng gạo của Trung Quốc giảm khoảng1,8 triệu tấn, xuống còn 146,7 triệu tấn.

Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, có tác động không nhỏ đến lưu thông hàng hóa toàn cầu và người dân có tâm lý tích trữ lương thực.

Bộ NNPTNT dự định tăng diện tích lúa thu đông

Báo cáo gửi Chính phủ về kế hoạch sản xuất lúa gạo năm 2020,Bộ NNPTNT cho biết sản lượng lúa thu hoạch 6 tháng đầu năm [gồm toàn bộ lúa vụ Đông xuân cả nước] dự kiến đạt 20,1 triệu tấn, trong đó các tỉnh phía Bắc 6,9 triệu tấn, các tỉnh phía Nam 13,2 triệu tấn.

Sản lượng lúa thu hoạch 6 tháng đầu năm [gồm toàn bộ lúa vụ Đông xuân cả nước] dự kiến đạt 20,1 triệu tấn. Ảnh: Báo Tây Ninh.

Riêng 6 tháng cuối năm, toàn bộ lúa vụ Hè thu, mùa, Thu đông cả nước được thu hoạch với sản lượng dự kiến là 23,4 triệu tấn thóc, trong đó các tỉnh phía Bắc là 6,2 triệu tấn, các tỉnh phía Nam là 17,2 triệu tấn.

Báo cáo cũng nêu rõ, kế hoạch vụ Thu đông năm 2020, toàn vùng ĐBSCL sẽ duy trì diện tích 750.000 ha. Tuy nhiên, theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới [FAO], sản lượng lúa thế giới năm 2020 có thể giảm khoảng 2,7 triệu tấn, nhu cầu lại tăng 3,7 triệu tấn.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 có thể tác động đếnsản xuất, xuất khẩu của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ. Chưa kể, nhu cầu lương thực trong nước cũng như thế giới có dự kiến tăng do một số quốc gia và người dân có thể mua để tích trữ.

Do vậy, Bộ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để điều chỉnh tăng diện tích lúa Thu đông lên khoảng 800.000ha nếu có thể.

Trước mắt, Bộ NNPTNT sẽ tập trung chỉ đạo xác định khung thời vụ, vùng xả lũ, cơ cấu giống cây trồng và các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho vụ Thu Đông đảm bảo duy trì diện tích, năng suất và khung thời vụ thu hoạch tốt nhất để có thể sản xuất sớm vụ Đông Xuân 2020-2021.

Theo Khánh Nguyên/Báo Dân Việt

Tags

xuất khẩu gạo Trung Quốc mua gạo từ Việt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giá gạo hôm nay giá gạo xuất khẩu

COVID-19 ngày 18/2: Lần đầu tiên Việt Nam có 42.439 ca nhiễm mới, Hà Nội lên đến gần 4.600 ca/ngày

18/02/2022

Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở các quận của Hà Nội chưa đi học từ ngày 21-2

18/02/2022

Hà Nội thống nhất cho trẻ mầm non trở lại trường từ ngày 1/3

18/02/2022

Đưa trẻ trở lại trường an toàn, không mất cảnh giác, không cực đoan

17/02/2022

Video liên quan

Chủ Đề