Ví dụ về quyết định khuyến mại theo hình thức quà tặng khi mua sản phẩm

Bài học lớn nhất tôi rút ra được trong quá trình kinh doanh, đó là muốn nâng cao doanh số và thu hút thêm khách hàng, cách tốt nhất hãy tạo ra thật nhiều chương trình khuyến mại.

Ngày đó, suy nghĩ về chiến lược thì đúng, nhưng tư duy về khái niệm khuyến mại lại sai, dẫn đến phương pháp thực hiện cũng sai theo. Kết quả tôi thất bại toàn tập, chỉ vì không hiểu rõ bản chất vấn đề!

Nếu bạn cũng giống tôi, đã từng có suy nghĩ: “Khuyến mại đơn thuần là giảm giá các mặt hàng bất kỳ trong chuỗi sản phẩm kinh doanh”, thì xin chúc mừng, bạn đã có một quan niệm sai lầm!

Giảm giá sản phẩm chỉ là một trong số nhiều lợi ích khuyến mại mang lại. Thực tế, khuyến mại là động lực quan trọng trong xúc tiến bán hàng. Tất cả mọi đối tượng đều có thể áp dụng khuyến mại trong kinh doanh. Mục đích chính của khuyến mại đó là gia tăng sự ủng hộ của khách hàng và tối đa doanh thu bán hàng.

Thật tình, tôi không muốn có thêm bất kỳ ai “sai theo vết xe đổ” của mình. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ bao gồm tất tần tật cách thức xây dựng chương trình khuyến mại và 21 hình thức được áp dụng nhiều nhất trong kinh doanh. Tất nhiên, đây đều là những hình thức được đưa ra dựa trên phân tích mục tiêu chiến dịch và số liệu thực tế, đã qua kiểm chứng cho thấy kết quả bán hàng cải thiện lên đến 200%.

Sẵn sàng chưa!!!
Bắt đầu thôi!!!

Khuyến mãi là hoạt động hướng đến người bán hàng, bao gồm các bên trung gian như đại lý, nhà phân phối. Mục đích nhằm kích thích sự mua bán, trao đổi hàng hoá từ người tiêu dùng.

Khuyến mại là hoạt động khuyến khích khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, đưa ra những lợi ích nhất định giúp tác động vào hành vi, tâm lý người tiêu dùng.

Mặc dù khái niệm về khuyến mại chỉ được “gói gọn” trong hai dòng. Thế nhưng, khi phân tích sâu hơn, chi tiết về lợi ích của khuyến mại có thể lên đến cả vài chục trang văn bản. Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu về những ưu nhược điểm của hình thức này.


Đây được xem như ưu điểm tốt nhất của khuyến mại khi nó đem lại lợi ích trước mắt cho khách hàng, đồng thời mang đến lợi nhuận lâu bền cho doanh nghiệp. Khuyến mại giúp doanh nghiệp xoay vòng vốn nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, hạn chế tối đa tình trạng lỗ vốn do không bán được hàng, ôm hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh doanh nhận định: “Để tránh tình trạng phá sản từ khuyến mại, người bán cần có chiến lược thiết kế các gói ưu đãi thật đúng đắn.”


Trước hai cửa hàng cùng bán một loại sản phẩm, với một bên có chương trình ưu đãi giảm giá, bên còn lại thì không. Bạn sẽ chọn mua bên nào?

Tin tôi đi, bạn sẽ chọn cửa hàng giảm giá!

Đó chính là điểm mấu chốt trong chiến lược kinh doanh nhằm chiếm thị phần khách hàng. Khi những gói giảm giá [tạm thời] được tung ra, chúng sẽ tạo cảm giác thúc giục người mua bằng mọi giá phải sở hữu món đồ, nếu không sẽ bỏ lỡ thứ “gì đó” thú vị. Trong tâm lý học, kết quả này có tên là hiệu ứng FOMO, chúng đã được rất nhiều những chuyên gia Marketing áp dụng để thực hiện kinh doanh, với chương trình khuyến mại là một ví dụ.


Vẫn với ví dụ trên: Đứng trước hai cửa hàng kinh doanh một loại sản phẩm, với một bên có chương trình ưu đãi giảm giá, bên còn lại thì không. Bạn sẽ chọn mua bên nào?

Việc tạo ra chương trình khuyến mại giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cực lớn so với các đối thủ trên thị trường. Bởi đơn giản: “Cùng một món đồ với chất lượng tương đương, tại sao tôi không chọn mua hàng của bên rẻ tiền hơn chứ?”

Với chương trình khuyến mại, bạn sẽ có cơ hội thu hút thêm nhiều khách hàng hơn. Vì tâm lý người tiêu dùng, ai lại không thích mua đồ rẻ, đúng không? Và khi quá trình thu hút khách hàng diễn ra đủ lâu, việc họ trung thành với thương hiệu của bạn sẽ không còn bất khả thi, vì bạn đã tạo được thói quen vô hình trong tiềm thức mua hàng của họ. Tất nhiên, việc Marketing với hình thức khuyến mại là rất tốt, nhưng cũng đừng quên chú trọng, cải thiện thêm sản phẩm [Product] nhé!

Nếu thường xuyên mua sắm, bạn sẽ nhận ra gần như mọi chiến dịch khuyến mại đều diễn ra vào thời điểm chuyển mùa, cuối hạ hoặc cuối đông. Đây là khoảng thời gian thích hợp để hàng tồn kho, không bán được “xả triệt để”.

Việc áp dụng chương trình khuyến mại vào thời điểm này không nhằm mục đích thu lợi nhuận hay chiếm lĩnh thị phần. Đơn giản, đây là cách để giải quyết nhu cầu xả hàng cấp thiết để có đủ chi phí cần thiết cho việc nhập sản phẩm cho mùa tiếp theo.


Áp dụng chương trình khuyến mãi phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội bán thêm sản phẩm.

Ví dụ: Một cửa hàng thời trang bày nhiều chiếc áo phông đặt cạnh một chiếc áo blazer, với đề nghị khi mua blazer sẽ được free một áo phông. Điều này không chỉ tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp khi vừa đẩy bán được mặt hàng chính là áo blazer, mà còn giúp tiêu thụ mặt hàng phụ áo phông.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội khuyến mại đem lại, chúng ta cũng cần xem xét đến hai nhược điểm lớn, đồng thời là điểm yếu chí mạng khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải lao đao. Bởi chỉ cần “bước hụt một nhịp” trong chiến lược khuyến mại, họ sẽ phải trả một cái giá vô cùng đắt cho sai lầm của mình.

Việc một cửa hàng khuyến mại thường xuyên sẽ khiến mọi người đặt ra nghi vấn:

  • “Tại sao doanh nghiệp này sales nhiều quá vậy? Phải chăng đang xả hàng “hết đát”?
  • “Chắc hàng hóa của họ kém chất lượng nên mới phải khuyến mại nhiều đến vậy.”

Vô hình chung, giá trị mặt hàng cũng như giá trị thương hiệu của bạn sẽ bị đánh giá thấp hơn bình thường trong mắt khách hàng. Khuyến mại thường xuyên sẽ khiến khách hàng dần quên mức giá thực ban đầu bởi họ đã quen với việc được giảm giá. Lúc này, sẽ rất khó để bắt họ trả đúng mức giá ban đầu.

Những “ông lớn” trong làng thời trang cao cấp như Louis Vuitton chấp nhận đem tiêu hủy sản phẩm hết mốt hoặc ế ẩm của mình chứ không chịu giảm giá. Đó là cách họ giới hạn sản phẩm của mình cho những người thuộc tầng lớp thượng lưu. Và đảm bảo rằng, tất cả đều được mua hàng ở cùng một mức giá. Điều này giúp duy trì tính độc đáo, chất lượng và độ xa xỉ của thương hiệu.


Nhìn xa hơn, các chương trình khuyến mại sẽ giới hạn cơ hội tạo ra lợi nhuận cho mỗi lần giao dịch. Ví dụ khi giảm giá một mặt hàng từ 100,000đ xuống còn 80,000đ, bạn sẽ bỏ lỡ 20,000 lợi nhuận. Những gói giảm giá có thể giúp tăng số lượng bán ra, đồng thời cũng làm giảm biên độ lợi nhuận [profit margin]. Biên lợi nhuận hẹp sẽ buộc bạn phải tăng khối lượng bán hàng đi để có thể tạo ra lợi nhuận cao. Điều này rất đúng nếu nhiều khách hàng trả 100,000đ cho một mặt hàng nếu như nó không được giảm giá.

Vì vậy, trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp có hai sự lựa chọn:

  1. Chấp nhận hạ thấp giá trị thương hiệu để thúc đẩy doanh số bằng cách sử dụng chiến lược khuyến mại nhằm thu hút thêm khách hàng, thúc độ nhận diện và gia tăng tương tác.
  2. Giữ nguyên giá trị thương hiệu bằng cách ít, hoặc không có bất kỳ khuyến mại nào, như cách các thương hiệu lớn vẫn thường áp dụng. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh ở đây là “thương hiệu lớn”, có đủ mọi điều kiện về nguồn lực, đặc biệt là ngân sách tài chính.

Dù áp dụng hình thức nào đi chăng nữa, điều quan trọng mỗi người chủ doanh nghiệp cần thấu hiểu, đó là: Trung thành và kiên trì với chiến lược và mục tiêu đề ra.

Với những lợi ích được mô tả ở trên, thật không quá khó hiểu khi hình thức này được đa số doanh nghiệp áp dụng. Dưới đây là danh sách 21 hình thức khuyến mại được sử dụng nhiều nhất giúp các doanh nghiệp có thêm đa dạng sự lựa chọn trong chiến lược kinh doanh mặt hàng, sản phẩm.


Đây là hình thức giảm giá phổ biến nhất. Bằng chiến lược phù hợp, nhãn hàng chọn ra một con số để áp dụng giảm giá cho một hoặc nhiều mã sản phẩm.

Ví dụ:

  • GIẢM TỚI 70% GIÁ CHỈ 199K GIÁ CŨ [390.000đ]
  • Khuyến Mại Sale 35% CHỈ CÒN: 279k /1 bộ


Với cách này, người bán đưa ra một con số cụ thể, khách hàng sẽ được trừ thẳng con số ấy vào giá mua. Hoặc, sản phẩm được giảm xuống một mức giá thấp hơn hẳn so với ban đầu.

Ví dụ:

Giá niêm yết: 420.000 VNĐ

Giá KHUYẾN MẠI DUY NHẤT CHỈ CÒN: 295.000VNĐ

Một số lưu ý khi áp dụng hình thức giảm giá theo giá trị tuyệt đối

  • Quy tắc chung trong giảm giá đó là thỏa mãn tâm lý khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy là người được lợi nhiều hơn.
  • Áp dụng hiệu ứng tâm lý “ảo giác ngộ nhận”. Sử dụng % để giảm giá với những sản phẩm có giá trị thấp, và sử dụng con số tuyệt đối với những sản phẩm có giá trị cao. Cả hai đơn vị đều ra một mức khuyến mại như nhau, miễn là chọn cái nào khách có cảm giác ưu đãi lớn hơn.
  • Kết hợp hai hình thức giảm giá, thương hiệu có thể đưa cho khách hàng gói khuyến mại kép. Ví dụ thay vì giảm 100k cho hoá đơn 500k, hãy tặng khách hàng 50k tiền mặt và giảm tiếp 10% hoá đơn. Khách hàng sẽ cảm thấy như được giảm giá 2 lần liên tiếp mặc dù tổng số tiền được giảm là như nhau.


Kể cả không phải dân kinh doanh hay chủ doanh nghiệp, chúng ta hẳn đều biết cụm từ “combo”. Trong bán hàng, đây là hình thức khuyến mại phổ biến nhất khi khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn so với dự định ban đầu.

  • Ghép nhiều sản phẩm cùng một lúc với một mức giá rẻ hơn giá gốc của từng sản phẩm. Cách này hay được các thương hiệu sử dụng khi muốn giới thiệu dòng sản phẩm mới, hoặc đơn giản là muốn xả nhanh những mặt hàng khó bán.
  • Ưu đãi khi hoá đơn mua hàng đạt tới một ngưỡng giá trị tối thiểu. Đôi khi, khách hàng chỉ có ý định mua một sản phẩm trị giá 200k. Thương hiệu lại đề nghị với mỗi hóa đơn 500k khách sẽ được giảm 50k, vì thế họ lại tìm thêm sản phẩm để tăng tổng giá trị giỏ hàng. Người mua hàng cứ thế bị cuốn vào mê cung khuyến mại, doanh nghiệp lại là người hưởng lợi nhiều nhất. Bạn có thể tính giá trị đơn hàng trung bình trong vài tháng trước, và nâng ngưỡng hoá đơn lên 10-20% nếu khách muốn đủ điều kiện nhận được ưu đãi.

Ví dụ: Một sản phẩm có giá 400k được ưu đãi chỉ còn 700k khi mua 2 sản phẩm [tiết kiệm 100k].

Nhằm thúc đẩy hành vi mua sắm và tăng trải nghiệm hài lòng của khách hàng. Các nhà bán lẻ thường sử dụng thẻ khuyến mại [voucher], thẻ giảm giá [coupon] và mã khuyến mại [Promo code] để kích thích tiêu dùng. Đây là công cụ hữu hiệu thường được các chuyên viên trade marketing nghiên cứu và áp dụng vào các chiến dịch tiếp thị của mình.


Voucher hay còn gọi là thẻ khuyến mãi. Giống với coupon, voucher dùng để giảm giá khi mua hàng.

Khi khách hàng sử dụng Voucher cho một sản phẩm và dịch vụ, họ sẽ nhận được sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất. Với giá phải trả bằng giá trị ghi trên Voucher [thường thấp hơn từ 20% đến 80% giá trị thực của sản phẩm và dịch vụ].

Một số loại Voucher phổ biến được quan tâm nhất hiện nay như:

  • Voucher Buffet
  • Thẻ khuyến mãi Spa
  • Thẻ khuyến mãi Khách sạn
  • Thẻ khuyến mãi Du Lịch


Theo thống kê từ eMarketer, có đến 60% người tiêu dùng cho rằng coupon là hình thức tiếp thị trực tuyến có giá trị nhất, 35% người dùng tìm kiếm trên internet các gói coupons trực tuyến hàng tuần.

Coupon hay cò gọi là thẻ giảm giá, là 1 dạng vé/chứng từ được phát hành bởi nhà máy [đối với hàng mà họ sản xuất] và các nhà bán lẻ. Nhằm thực hiện chương trình khuyến mại, giảm giá.

Coupon được phát hành bằng nhiều cách như phát hành trực tiếp từ nhà bán lẻ hoặc qua email, tạp chí, báo, các mạng xã hội, tin nhắn mobile,… dưới nhiều hình thức như miễn phí vận chuyển, giảm giá, mua 1 tặng 1, miễn phí dùng thử, khuyến mãi đặc biệt nhân dịp lễ, khai trương,… Nhằm thực hiện việc giảm giá, thông qua phần trăm hoặc một giá trị cố định.

Ví dụ: Tiki phát hành thẻ giảm giá [coupon] với nội dung: Giảm thêm 15% cho mọi đơn hàng khi nhập mã GIAMGIA khi thanh toán.

Coupon có hai loại: Coupon offline và Coupon online.

  • Coupon offline: Là dạng phiếu giảm giá bằng giấy thường được dùng trong giao dịch offline. Khi mua hàng, bạn lấy trực tiếp phiếu giảm giá này xuất trình cho người thanh toán. Khi đó bạn sẽ được giảm giá trực tiếp vào hoá đơn mua hàng.
  • Coupon online: Là một đoạn mã gồm vài ký tự [chữ hoặc số, hoặc cả 2] nhất định dùng trong cả thanh toán online và offline. Khi mua hàng online, bạn sử dụng đoạn mã này tại khu vực mã giảm giá [nếu có].


Promo Code là mã khuyến mãi bao gồm một chuỗi chữ số mà doanh nghiệp tạo ra để khuyến khích người tiêu dùng mua sắm trên website của họ. Thông thường, mã này sẽ kết hợp với các chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Promo Code có thể được áp dụng đối với từng sản phẩm đơn lẻ hoặc toàn bộ hóa đơn đã thanh toán phù hợp.

Có 3 lý do chính để doanh nghiệp muốn sử dụng Promo Code:

  • Đạt được mục tiêu bán hàng.
  • Có được nguồn khách hàng mới.
  • Tiêu thụ được hàng tồn kho, hàng dư thừa.

Voucher và Coupon đều được áp dụng để giảm giá sản phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất dễ dàng phân biệt giữa 2 hình thức khuyến mại này nằm ở chỗ Voucher giảm giá theo số tiền nhất định được ghi trên đó. Trong khi Coupon giảm giá theo số %. Cụ thể như sau:

  • Voucher sẽ giảm giá theo số tiền ghi trên phiếu.
  • Coupon sẽ giảm theo phần trăm được ghi.

Ví dụ: KFC phát hành voucher có trị giá 120,000 đồng, áp dụng cho combo gà rán và nước ngọt. Khách mua phiếu này với giá 35,000 đồng [tiết kiệm 70% so với trị giá phần ăn], sử dụng combo như trên phiếu đã ghi, và không được hoàn lại tiền.

Áp dụng trên nền tảng đa kênh
Bằng các hình thức nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cho phép mỗi đơn hàng cần đạt được số lượng nhất định để hưởng giảm giá. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể kiểm soát hành động từ khách hàng.

Ngoài ra, sử dụng email marketing cũng không phải giải pháp tồi. Những chuyên gia Marketing trong các doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng hình thức này để sáng tạo chương trình giảm giá mới.

Tận dụng mạng xã hội như Facebook để huy động số lượt tương tác, tìm kiếm mã QR để có mã giảm giá. Kết hợp với chiến lược giảm giá vận chuyển sản phẩm trong các thời điểm mua hàng. Nó sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn chỉ là coupon/voucher thông thường.

Chiến lược giá rõ ràng
Mặc dù đã được chiết khấu, thế nhưng mục tiêu kinh doanh vẫn phải được đặt hàng đầu. Với một chiến lược khuyến mại bằng voucher/coupon/promo code rõ ràng, khách hàng của bạn hoàn toàn có thể tự quảng cáo, lan truyền cho những người xung quanh. Nhờ vậy, doanh nghiệp của bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng hơn mà không tốn bất kỳ chi phí nào.

Đảm bảo quyền lợi thực sự cho khách hàng
Đảm bảo quyền lợi thực sự nghĩa là làm khách hàng không có cảm giác bị lừa khi sử dụng các thẻ/mã giảm giá. Thực tế, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp khi phát hành coupon/voucher thường thay đổi lại cấu trúc giá nhằm kích thích bán hàng [vẫn giữ nguyên khoản lợi nhuận]. Nên nếu suy nghĩ thấu đáo, sau cùng khách hàng vẫn chẳng hề nhận được lợi ích đích thực nào.

Các doanh nghiệp, cửa hàng cần nhớ: Những phiếu giảm giá là ưu đãi rất lớn dành cho khách hàng! Vậy nên hãy tạo cảm giác để khách hàng thấy được rằng sự tiêu dùng này là cần thiết, tránh để họ có cảm giác mình đang bị lừa.

So với giảm giá trực tiếp, voucher và coupon tỏ ra ưu điểm vượt trội hơn khi chúng được khách hàng sử dụng nhiều hơn. Bởi đôi khi, voucher và coupon được giới hạn hiệu lực trong khoảng thời gian nhất định. Điều này thúc giục người mua hàng mau chóng quay trở lại cửa hàng để tận dụng những ưu đãi. Đây đồng thời cũng là hình thức giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu nhiều hơn.

Nếu khách hàng không có nhu cầu mua sắm, họ có quyền chuyển lại phiếu giảm giá cho bạn bè hoặc người thân. Sáng kiến này không chỉ giúp tăng độ trung thành của khách hàng, mà còn lan tỏa thương hiệu mà không cần tốn chi phí quảng cáo.

Ví dụ:

  • 1 voucher trị giá 2 triệu đồng mua hàng tại Nhà Bếp Xinh.
  • Săn ngay hơn 10,000 coupon 50k & 80k.

Nếu doanh nghiệp, cửa hàng của bạn đang gặp khó khăn trong tỉ lệ chốt đơn, Free shipping and returns sẽ là một giải pháp hoàn hảo.

Tình trạng sợ chất lượng sản phẩm không giống trên hình hẳn không còn xa lạ với nhiều người. Khi thiệt hại chúng gây ra cho khách hàng vô cùng lớn. Bởi trả lại hàng vừa mất thời gian chờ, lại không biết kết quả có được như ý hay không.

Kể cả trong trường hợp mọi thứ diễn ra suôn sẻ, khách hàng vẫn có lý do để “không hài lòng”. Ví dụ như việc họ so sánh tiền ship với tổng giá trị đơn hàng. “Mua đồ có 100 ngàn mà ship đã bằng 1⁄4 rồi, thật chẳng bõ”, kiểu vậy.

Bằng cách đánh vào tâm lý thích an toàn và đảm bảo của khách hàng. Doanh nghiệp bạn hãy miễn phí vận chuyển và đổi trả. Với hình thức này, bạn sẽ giúp những vị khách của mình gỡ bỏ trở ngại cuối cùng trong việc hoàn thành đơn hàng, khiến trải nghiệm mua sắm của họ trở nên trọn vẹn hơn. Mặc dù bản chất của hình thức này không khác giảm giá sản phẩm là mấy.

Ví dụ:

  • Miễn phí SHIP TOÀN QUỐC
  • Miễn phí ship với đơn hàng trên 2.000.000đ

Một đổi một trong vòng một khoảng thời gian [tùy chọn] nếu có lỗi do nhà sản xuất.

Hãy đặt một mức giá chung cho tất cả sản phẩm, khách hàng sẽ dễ bị rơi vào bẫy tâm lý rằng họ đang mua hàng ở mức giá thấp hơn so với thị trường.

Thực chất, người bán hàng vẫn được lãi từ việc bán sản phẩm có giá thực tế rất thấp ở mức giá cao.

Cùng lúc đó, khả năng mặc cả của khách hàng cũng giảm đi vì chương trình đã ra một mức giá cố định. Họ cũng cảm thấy mình là người mua hàng may mắn khi nhận được một đề nghị quá “hời”.

Ví dụ:

  • Khuyến mại đồng giá sốc chưa bao giờ từng có – CHỈ 69K – GIÁ RẺ HƠN CẢ GIÁ GỐC
  • Khuyến mãi giảm giá 50%, đồng giá chỉ 2 TRIỆU ĐỒNG.

Hình thức khuyến mại phổ biến này thường thấy ở những cửa hàng hay phải nhập số lượng sản phẩm lớn, các mặt hàng có hạn sử dụng hoặc thay đổi theo mùa. Đơn cử như mỹ phẩm, thời trang.

Một số tips để xả kho:

  • Tổng hợp những sản phẩm sắp hết hạn, lỗi mốt vào một danh sách khuyến mại. Hoặc, đẩy những sản phẩm ở phân khúc tầm trung xuống thành hàng tồn kho. Sau đó, chọn một lý do hợp lý để đưa ra khuyến mại cho khách hàng.

Ví dụ: BIG SALE!!! XẢ KHO BÀN ĂN MẶT ĐÁ – GIẢM GIÁ TỚI 30% HÀNG TỐT GIÁ KHO – KHÔNG LO MUA ĐẮT XẢ KHO XẢ KHO THU HỒI VỐN

  • Bạn có thể tự tạo ra lỗi cho sản phẩm để có “cớ” giảm giá với số lượng lớn. Từ vị trí người dùng, những lỗi như móp vỏ, rách tag, bẩn tag không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm, nhưng lại được mua ở mức giá rẻ hơn. Lợi ích “ảo” này sẽ khiến khách hàng cảm thấy đây là một ưu đãi hời và thậm chí mua nhiều hơn bình thường để không bỏ lỡ cơ hội tốt này.

Ví dụ: XẢ HÀNG SON 3CE MỚI VỀ!!! SALE ĐẾN 70% – GIÁ CHỈ TỪ 49k Đợt này hàng về nhiều nên hộp chồng chất bị móp méo do đè nặng. Đâu đó tầm hơn 150 cây bị móp vỏ hộp bên ngoài. Sale luôn còn 280k/cây nha các chị em.

Hãy tặng khách hàng phiếu bốc thăm hoặc quay số trúng thưởng để nhận được phần quà bởi chúng sẽ thu hút được cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Đây là cách thức khuyến mại tạo ra sự vui vẻ và thoải mái nhất cho khách hàng.

Ví dụ:

  • CHƠI VUI NHẬN QUÀ – CHỈ CẦN DỪNG LẠI Ở SỐ “678” NHẬN NGAY 1 XE ĐẠP CHO BÉ
  • GTV đang tìm người trao tặng 100 Coupon giảm đến 56% Các #KhóaHọcSEO hot nhất tại chương trình Vòng Quay May Mắn!

Trong kinh doanh, hình thức “mua một tặng một” thường được ví với thuật ngữ là “tự thanh lý” vì nó giúp xả hàng nhanh và hiệu quả.

Ví dụ bạn mất 30,000đ để nhập một sản phẩm mà bạn sẽ bán với giá 100,000đ. Kể cả khi đề nghị giảm 50%, bạn vẫn sẽ lãi 20,000đ từ việc bán một sản phẩm được giảm giá. Với hình thức mua 1 tặng 1, bạn có thể bán 1 sản phẩm nguyên giá trừ đi giá của 2 sản phẩm. Cuối cùng, bạn sẽ lãi 40,000đ. Và càng có nhiều người mua sản phẩm từ việc giảm giá, bạn sẽ càng lãi nhiều hơn.

Ví dụ:

  • CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI ĐẶC BIỆT!!! Tặng ngay bộ dao SIÊU BỀN SEKI – JAPAN trị giá 200K khi mua lò vi sóng Toshiba.
  • TẶNG 1 BÌNH NƯỚC GIỮ NHIỆT siêu xịn sò khi mua máy xay sinh tố của Lason.

Mục đích chính của phương pháp này nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu. Bạn sẽ đưa những mẫu thử miễn phí đến cho khách hàng, kể cả khi họ chưa có nhu cầu mua sản phẩm đó.

Cách thức này vẫn áp dụng hình thức đánh vào tâm lý người mua hàng khi họ luôn muốn sử dụng sản phẩm mà không hoặc mất ít tiền nhất có thể. Về phía khách hàng, điều giảm bớt rủi ro từ việc bỏ tiền ra mua một sản phẩm không vừa ý. Ngược lại, thương hiệu cũng giúp sản phẩm không bị bỏ phí vì khách hàng không thích sản phẩm đó. Các mẫu thử được áp dụng cho những mặt hàng như đồ ăn, dịch vụ spa, những sản phẩm liên quan đến mùi hương [tinh dầu, nước hoa].

Đôi khi, người tiêu dùng mua một món đồ vì quà tặng đi kèm. Những món quà tặng này không nhất thiết phải mang giá trị cao nhưng đặc biệt hình thức phải đẹp, nhìn là muốn sở hữu ngay.

Một số món quà tặng hay:

  • Tặng phong bao lì xì dịp tết.
  • Tặng chụp tai mùa đông.
  • Tặng bảo hiểm phi nhân thọ cho người mua sản phẩm về du lịch hay thể thao,…
  • Tặng vé xem phim đang hot ngoài rạp.
  • Tặng vé xem show ca sĩ nổi tiếng.

Ngoài quà tặng lưu niệm, bạn cũng có thể tặng những sản phẩm in logo thương hiệu để lan tỏa độ nhận diện đến với người mua hàng tiềm năng. Một số vị khách trung thành thường có xu hướng sử dụng nhiều lần những món quà này. Điều đó góp phần thúc đẩy hình thức tiếp thị truyền miệng khi thương hiệu của bạn được nhắc đến nhiều hơn trong những cuộc nói chuyện của khách hàng với bạn bè và người thân.

Ví dụ: TẶNG gói Tẩy trắng răng Laser Whitening trị giá 3,5 triệu VNĐ. Hãy để lại tên và số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

Cụm từ Flash Sales đã quá quen thuộc khi nó xuất hiện trong nhiều đợt khuyến mại tại các cửa hàng.

Tại sao flash sales lại hiệu quả?

  • Hình thức flash sales tạo ra hiệu ứng tâm lý FOMO. Khách hàng sẽ cảm thấy bị thúc giục cần mua hàng ngay nếu không sẽ bỏ lỡ mất cơ hội. Và khi mua được hàng rồi họ cảm thấy mình may mắn khi săn được hàng với giá “hời” hơn so với người khác.
  • Khiến khách hàng liên tục theo dõi trang bán hàng để cập nhật được thông
    tin giảm giá bất chợt.

Ví dụ: #GIẢM_GIÁ_SỐC ➡ DUY NHẤT HÔM NAY !! Giảm Ngay 30% Cho Tất Cả Sản Phẩm Ngay Trong Hôm Nay Khung giờ: Buổi trưa [11h00-14h00] từ thứ 2 đến thứ 5. Thời gian áp dụng: 11h00 ngày 24/05/2021 đến hết ngày 26/05/2021

Flash sales không chỉ phổ biến trong các ngành dịch vụ, những doanh nghiệp phụ thuộc vào thương mại điện tử hoặc nền tảng xã hội cũng sử dụng rất thường xuyên. Để tối đa đơn hàng và lợi nhuận thu về, người bán hàng cần quyết định thời điểm và mức giá giảm phù hợp với tệp khách hàng của mình.

Vào một số dịp nhất định, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá đặc biệt tăng cao. Khách hàng không những sẵn sàng mua nhiều hơn, mà còn chấp nhận mức giá cao hơn ngày thường.

Khuyến mại hợp lý trong thời điểm này sẽ thương hiệu ghi điểm trong mắt khách hàng, đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi cao chỉ trong thời gian ngắn.

Những thời điểm thích hợp cho khuyến mại:

  • Ngày lễ, lễ hội trong nước và quốc tế: năm mới, Giáng Sinh, ngày quốc khánh.
  • Thời điểm quan trọng trong năm: Chào hè, khai giảng năm học mới, Black Friday.
  • Những dịp kỷ niệm quan trọng của doanh nghiệp: Mừng ngày khai trương, kỷ niệm một năm thành lập, ngày hội tri ân khách hàng.

Ví dụ: #TƯNG_BỪNG_KHAI_TRƯƠNG_Showroom_Mới GIẢM GIÁ 30-50% TẤT CẢ các mặt hàng ĐẶC BIỆT ưu đãi lớn chưa từng có trong tháng này. Chương trình giảm giá cực lớn chào năm mới 2021 dành cho quý khách hàng. Cùng đón chào tháng 8 bằng chương trình #Sale_Off_All_Store cực hot cực HOT.

Thực chất, thời điểm chỉ là cái cớ giúp thương hiệu kích thích tiêu dùng, tối ưu doanh số trong một thời gian ngắn. Không nhất thiết phải đợi đến những dịp đặc biệt, các thương hiệu có thể linh hoạt với các xu hướng, hoặc tự tạo cơ hội hợp lý để áp dụng khuyến mại.

Cách làm này tạo cảm giác khan hiếm, tăng độ hot sản phẩm, nhất là những sản phẩm chưa được ra mắt. Người đặt mua hàng trước sẽ hưởng mức giá tốt hoặc các phần quà giới hạn đi kèm.

Ví dụ: Ưu đãi chỉ dành cho 48 khách để lại số điện thoại đầu tiên.

Theo thống kê, 80% khách hàng sẵn chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hoá. Ngược lại, 68% khách hàng rời bỏ một thương hiệu vì nghĩ thương hiệu không quan tâm đến họ.

Một số hình thức ưu đãi dựa trên những đặc điểm cụ thể của khách hàng:

  • Vị trí địa lý: Khuyến mãi 100% DÀNH CHO khách hàng TẠI BÌNH DƯƠNG
  • Giới tính: CHỊ EM ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỂ #GIỮKHUYẾNMẠI, #NHAKHOAÂNTÂM SẼ LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ CHO CHỊ/EM NGAY !!!
  • Đặc điểm ngoại hình: Bạn mong muốn được NIỀNG RĂNG? Đây chính là CƠ HỘI có một không hai mà #NhaKhoaKim muốn dành cho các bạn ngay trong dịp hè này!

Ngoài ra, thương hiệu có thể khéo léo kết hợp với những sự kiện hot để đảm bảo hiệu ứng lan truyền

  • Tên trùng với các cầu thủ U23 vừa ghi bàn: Một bàn chỉ cần có 1 người tên T
    là sẽ được khuyến mãi.
  • Khuyến mãi cho người dẫn người yêu theo và hôn tại chỗ -> dịp lễ tình yêu
  • Khuyến mãi cho người dẫn theo Mẹ => Mùng 8/3, ngày của mẹ
  • Theo nghề nghiệp: Giáo viên, bác sĩ,…
  • Học sinh: BACK TO SCHOOL GIẢM 50% BUFFET HẢI SẢN
  • Cựu chiến binh

Lưu ý:

  • Thương hiệu cần kết nối khách hàng và không nên chia rẽ họ.
  • Các thương hiệu chỉ nên áp dụng khuyến mại với những tiêu chí “vô thưởng vô phạt”. Tránh những đặc điểm nhạy cảm, dễ gây bức xúc dư luận, tạo cảm giác phân biệt đối xử như: Sắc tộc, màu da, cân nặng, tôn giáo, chính trị.
  • Đây là phương pháp đem lại hiệu quả truyền thông cực lớn bởi khách hàng sẽ cảm
    thấy thích thú với những trải nghiệm độc đáo. Chính vì thế, họ sẵn sàng chia sẻ với bạn bè và trên các nền tảng xã hội. Điều này giúp tăng hiệu quả lan tỏa thương hiệu.

Ngày nay, mạng xã hội là thứ vũ khí quyền lực trong xã hội hiện đại. Nó có thể khiến một thương hiệu vô danh sau một đêm trở nên nổi tiếng. Hoặc cũng có thể khiến một thương hiệu lớn sụp đổ ngay lập tức. Với những doanh nghiệp đang vận hành trên các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội đóng vai trò then chốt trong việc quảng bá và giữ gìn độ uy tín thương hiệu. Là người chủ doanh nghiệp, bạn không nên chỉ chăm chăm vào tăng doanh số bán hàng. Song song với đó, việc sử dụng mạng xã hội để tăng độ phủ sóng thương hiệu, xây dựng mối quan hệ khăng khít với tệp khách hàng tiềm năng là điều nên được chú trọng thực hiện.

Một số cách để áp dụng khuyến mại trên mạng xã hội:

  • Mini game hoặc giveaway trên Facebook, Instagram, hoặc bất cứ mạng xã hội nào tập trung nhiều khách hàng tiềm năng của bạn. Hình thức này không tốn nhiều chi phí cho việc khuyến mại vì số lượng người thắng cuộc có giới hạn. Tuy nhiên, hãy đưa ra những ưu đãi thực sự hấp dẫn để khách hàng hào hứng tham gia.
  • Kêu gọi người chơi tag thêm một lượng người nhất định, hoặc đăng lên story, nhờ bạn bè chia sẻ hoặc like bài viết.
  • Người thắng cuộc sẽ được chọn ngẫu nhiên hoặc là người nhiều tương tác nhất.

Ví dụ: Giảm giá 50% cho khách hàng để lại số điện thoại ngay bên dưới. Lưu ý : Chỉ giảm cho bạn nào Like và Share bài viết này.

Hình thức này giới hạn khuyến mại cho một mạng xã hội nhất định. Đây là cách bạn nói với khách hàng họ rất may mắn, vì chỉ ai đọc được nội dung này mới nhận được ưu đãi. Thực chất, đây là cách để bạn xây dựng mối quan hệ với những người theo dõi trên fanpage của bạn, và tăng lượng follow mới.

Ví dụ: Dành riêng cho những ai đang xem video trực tiếp này,… Ưu đãi chỉ dành cho các thành viên Facebook,…

Influencer là những cá nhân đã có tầm ảnh hưởng nhất định và sở hữu lượng fan theo dõi đông đảo. Tận dụng sức hút của những influencer là cách giúp doanh nghiệp chuyển hóa người theo dõi thành khách hàng và lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ.

Hình thức này được áp dụng cho những doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu hoặc hợp tác với những công ty khác trong cùng một lĩnh vực. Bạn chỉ cần ghép nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ từ mỗi thương hiệu thành một gói và quảng cáo chúng qua [những] thương hiệu khác. Đối tác của bạn cũng sẽ làm điều tương tự.

Ví dụ:

  • Khuyến mại cho các khách hàng trung thành.
  • Khách hàng giới thiệu thương hiệu.
  • Tiếp thị giới thiệu là một phương thức tuyệt vời nếu bạn muốn tăng doanh số, bán
    hàng, độ phủ của thương hiệu.

Những con số biết nói:

  • 60% các nhà quảng cáo đều đồng ý rằng tiếp thị giới thiệu giúp đem về khối lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn [Social media today].
  • Tỷ lệ giá trị vòng đời của những khách hàng qua giới thiệu sẽ cao hơn 25%. so với khách hàng bình thường, cao hơn 37% về tỉ lệ giữ chân khách hàng.
  • Tỉ lệ chuyển đổi tăng 133% khi những người mua sắm qua ứng dụng thương mại điện tử trên di động thấy được những review tích cực về thương hiệu – IBM. Các nhà bán hàng luôn luôn phải chú tâm vào việc đem về nhiều khách hàng mới. Nghiên cứu cho thấy, 77% người tiêu dùng sẽ dễ mua một sản phẩm hơn nếu như được giới thiệu bởi bạn bè và người thân. Cách tốt nhất khiến nhiều người ủng hộ sản phẩm đó là đưa ra những lời đề nghị giảm giá khi khách hàng hiện tại của bạn giới thiệu đến một người bạn hoặc quảng bá “hộ” bạn trên mạng xã hội

Một số cách để tăng tỉ lệ giới thiệu:

  • Cả người giới thiệu và được giới thiệu đều có thể nhận được khuyến mại.
  • Phải đạt đủ số người giới thiệu nhất định để đủ điều kiện nhận ưu đãi trực tiếp.
  • Giới thiệu càng nhiều, khích lệ càng lớn.
  • Áp dụng phần thưởng vào lần mua hàng tiếp theo của khách hàng.

Chương trình khách hàng thân thiết Việc có bao nhiêu khách hàng quay lại là một trong những chỉ số quan trọng nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp [Alex Schulz, VP Growth].

  • Chỉ cần tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 5% đã có thể giúp cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng từ 25 đến 95%.
  • Khách hàng thường xuyên mua nhiều hơn những khách hàng mới 33%, và chỉ 20% khách hàng hiện tại đã chiếm đến 80% lợi nhuận của cả doanh nghiệp [Investip].
Những chương trình khách hàng thân thiết sẽ tạo động lực mua hàng lớn cho khách hàng và giúp họ chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ.

Một số cách bạn có thể dùng để khích lệ khách hàng đó là:

  • Tặng gấp đôi hoặc gấp ba điểm khách hàng trung thành trong một khung thời gian nhất định.
  • Một gói điểm “thanh toán một lần” nếu như đăng ký chương trình khách hàng trung thành, khách hàng đôi khi vì thế mà sẽ mua nhiều hơn ý định ban đầu.
  • Khuyến mãi cho người mua lần đầu: Đưa ra đề nghị giảm giá cho lần mua đầu tiên nếu khách hàng đăng ký thẻ hội viên của doanh nghiệp.
  • Thẻ gạch cũng là một sự lựa chọn phổ biến, khách hàng sau khi mua một số lượng hàng nhất định sẽ đủ điều kiện để được giảm giá. Một số thương hiệu sẽ giảm một khoản nhỏ mỗi lần khách hàng sử dụng thẻ thành viên của họ.
  • Các gói ưu đãi [phần quà, dịch vụ, code giảm giá] dành riêng cho những khách hàng trung thành.

Ví dụ:
Khi đăng ký thẻ hội viên CITI GYM, bạn sẽ được quyền lợi không giới hạn về các dịch vụ sau:

  • LÌ XÌ RƯỚC LỘC – VOUCHER ẨM THỰC TRỊ GIÁ 1.000.000Đ TỪ THẺ HỘI VIÊN.
  •  PEARL CLUB.
  • Tri ân khách cũ 100K: TANSUU100.
  • Ưu đãi 30% cho khách hàng lần đầu tiên đến với shop.
  • Duy trì một mối quan hệ khăng khít với khách hàng sẽ đem lại lợi ích lâu dài và là
    một trong những kim chỉ nam cho thành công của một thương hiệu.

  • Quy tắc chung của những chương trình khuyến mại là thoả mãn tâm lý người tiêu dùng.
  • Người bán hàng nên đa dạng và sáng tạo các hình thức khuyến mại. Khách hàng sẽ không bị thu hút nếu các gói khuyến mại quá nhàm chán. Ngược lại, giảm giá quá thường xuyên sẽ khiến cho khách hàng trở nên “nhờn” với khuyến mại. Và chỉ có giảm nhiều, giảm sâu hơn nữa bạn mới có thể lôi kéo khách hàng trở lại.
  • Bên cạnh tính hấp dẫn, minh bạch vẫn nên được đặt lên hàng đầu. Không nên đưa ra khuyến mại kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó” khiến khách hàng mừng hụt, cảm thấy bị lừa gạt. Ngược lại, luôn ghi rõ các điều kiện áp dụng. Ví dụ như: thời gian áp dụng, đối tượng, số lượng áp dụng, chính sách đổi trả hàng,…

Đâu là giải pháp khuyến mại giúp doanh nghiệp của bạn thu hút nhiều khách hàng và nâng cao chất lượng doanh số? Hãy chia sẻ bằng cách comment phía bên dưới bài viết để chúng ta cùng thảo luận nhé! Hy vọng với những kiến thức về cẩm nang xây dựng chương trình khuyến mại được cung cấp ở trên, các bạn đã có góc nhìn chuẩn xác hơn về khuyến mại, cũng như hiểu rõ ràng các hình thức của chúng.

Video liên quan

Chủ Đề