Thẻ căn cước làm bao lâu mới có

Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân, thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, do số lượng người làm Căn cước công dân quá lớn dẫn đến thời gian trả thẻ bị ảnh hưởng. Trong chưa đầy nửa năm, cả nước có hơn 50 triệu hồ sơ đề nghị cấp CCCD gắn chip. Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc trả thẻ cũng bị chậm trễ.


Công an chậm trả thẻ CCCD phải làm gì? [Ảnh minh họa]
 

Theo Thông tư 40/2019/TT-BCA, có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2021, sau khi hoàn thành thủ tục làm CCCD, nếu người dân đăng ký đến nhận thẻ CCCD gắn chip trực tiếp mà Chứng minh nhân dân cũ còn rõ nét thì được cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, khi bị cơ quan Công an chậm trả thẻ CCCD gắn chip, người dân có thể sử dụng Chứng minh nhân dân cũ để giao dịch bình thường mà không gặp phải khó khăn gì.

Đối với người dân đổi thẻ CCCD mã vạch sang gắn chip, theo Điều 24 Luật Căn cước công dân, sẽ thu hồi lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng đối với các trường hợp phải đổi thẻ.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, do biết rõ việc trả thẻ bị chậm trễ, nên tại nhiều địa phương, nếu người dân đăng ký nhận CCCD qua bưu điện hoặc với người đổi từ CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip cũng được trả lại để “dùng tạm” trong thời gian chờ cấp thẻ mới.

Trường hợp gặp khó khăn nhất chính là khi thẻ cũ đã hết hạn hoặc bị mất, hỏng. Lúc này, người dân có thể liên hệ cơ quan Công an nơi mình làm thẻ để có thể biết chính xác nhất khi nào được nhận được thẻ CCCD gắn chíp. Từ đó, chủ động có kế hoạch với các công việc cá nhân cần dùng thẻ.

Ngoài ra, có một số giấy tờ có thể thay thế Chứng minh nhân dân/CCCD, người dân có thể sử dụng trong thời gian chờ đợi.

Chẳng hạn, hộ chiếu có thể thay thế được Chứng minh nhân dân/CCCD trong hầu hết trường hợp vì trên hộ chiếu cũng có số Chứng minh nhân dân/CCCD cũ và ảnh.

Còn nếu chỉ để đi máy bay, người dân có thể sử dụng giấy phép lái xe, thẻ Đảng, thẻ nhà báo… 

Một tin mới từ 1/7/2021 ảnh hưởng tới người dân, đó là, theo Điều 11 Thông tư 59/2011-TT-BCA, cán bộ Công an sẽ tiến hành thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

Nhưng, cũng từ ngày này, Bộ Công an yêu cầu rõ thời gian cấp thẻ CCCD gắn chip chỉ tối đa từ 5 đến 8 ngày làm việc theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA.

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, chỉ mất tối đa 08 ngày người dân sẽ nhận được thẻ CCCD gắn chip.

Cùng với việc quá nửa số dân đã được cấp thẻ, đồng thời Bộ Công an quy định chi tiết thời hạn cấp thẻ, có lẽ sau 01/7/2021, việc trả thẻ CCCD gắn chip sẽ được thực hiện đúng quy định hơn rất nhiều.

Nếu vẫn bị chậm trả thẻ, người dân cũng có thể làm tương tự như trước 01/7, đó là liên hệ với cơ quan Công an hoặc dùng giấy tờ khác thay thế.

Thời gian trả thẻ khi làm căn cước công dân gắn chíp [Ảnh minh họa]

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân gắn chíp phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp cho công dân trong thời hạn sau đây:

Trường hợp cấp mới, cấp đổi:

- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Trường hợp cấp lại:

- Tại thành phố, thi xã không quá 15 ngày làm việc;

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Lưu ý: Trên thực tế, vì số lượng người yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp quá lớn dẫn đến cơ quan thẩm quyền quá tải. Vì thế, thời gian trả thẻ căn cước công dân gắn chíp có thể kéo dài hơn so với Luật quy định.

02 cách nhận thẻ Căn cước công dân gắn chíp

Theo điểm e khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA [ được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BCA]:

“Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, trả thẻ Căn cước công dân và số hộ khẩu [nếu có] theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.”

Như vậy, người dân có thể nhận thẻ căn cước công dân gắn chíp qua 02 cách:

- Cách 1: Nhận trực tiếp tại nơi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp.

- Cách 2: Nhận thẻ qua bưu điện. Với cách này người dân cần ghi rõ địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai Căn cước công dân gắn chíp và khi nhận phải tự thanh toán phí chuyển phát. Trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì Công an vẫn phải đảm bảo đúng thời gian theo quy định.

Xem thêm:

>> Bộ Công an thông tin việc chậm trả căn cước công dân gắn chip cho người dân

Sai thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip người dân phải làm gì? Trình tự thủ tục như thế nào?

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bắt buộc phải có CMND/CCCD gắn chíp không? Các quy định nào cần biết về việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT?

Được dùng Căn cước công dân gắn chip thay BHYT và rút tiền mặt tại ATM? Mức lệ phí cấp CCCD sẽ thay đổi như thế nào từ ngày 01/7/2022?

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề