Vector lực là gì

Đây là dạng câu hỏi thi trắc nghiệm lý thuyết phổ biến được thầy cô giáo thường xuyên đưa vào đề kiểm tra trên lớp, để giải nhanh và chính xác hệ loại câu hỏi này, các em cần ôn nhuần nhuyễn lý thuyết trọng tâm trong bài kết hợp luyện đề trắc nghiệm thường xuyên. Dưới đây là đáp án kèm giải thích chi tiết câu hỏi về đặc điểm, tính chất của lực trong nội dung Vật lý 8, mời các em và thầy cô giáo tham khảo.

Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ?

A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn

B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.

C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.

D. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều.

Đáp án đúng: C

Giải thích: 

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều là phương và chiều của lực.

- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

Lý thuyết tham khảo:

Lực là gì?

Lực là đại lượng vật lí tượng trưng cho khả năng tương tác giữa các vật làm thay đổi trạng thái chuyển động hoặc làm biến đổi hình dạng của vật . Vecto của lực được kí hiệu bằng chữ F có mũi tên ở trên . Cường độ của lực được kí hiệu bằng chữ F không có mũi tên ở trên.

Tác dụng của lực

- Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật.

- Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động [nghĩa là thay đổi vận tốc] của vật.

Đơn vị đo của lực: N [Niuton]

Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ ?

Nói lực là 1 đại lượng vectơ vì lực không những có độ lớn mà còn có phương và chiều . Một đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều gọi là đaị lượng vectơ .

File tải đáp án + giải thích chi tiết + Lý thuyết tham khảo liên quan:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn vật lý như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

10:16:0324/09/2020

Như các em đã biết, lực có thể làm biến dạng và thay đổi vận tốc chuyển động của vật. Như một đầu tàu kéo các toa với một lực có cường độ là 106N, chạy theo hướng Bắc - Nam, làm sao để biểu diễn được lực kéo này?

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cách biểu diễn lực [ví dụ như biểu diễn lực kéo, lực tạo bởi trọng lực của vật,...] và qua đó vận dụng vào giải các bài tập liên quan.

I. Biểu diễn lực

1. Lực là một đại lượng vectơ

- Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vectơ. Như vậy lực là một đại lượng vectơ.

2. Cách biểu diễn và ký hiệu vectơ lực

• Biểu diễn vectơ lực người ta dùng 1 mũi tên:

+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật [điểm đặt của lực]

+ Phương và chiều mũi tên là phương và chiều của lực

+ Độ dài biễu diễn độ lớn [cường độ] của lực theo một tỉ xích cho trước.

• Ký hiệu vectơ lực

+ Vectơ lực được kí hiệu bằng chữ F có mũi tên ở trên: 

+ Độ lớn của lực được kí hiệu bằng chữ F không có mũi tên ở trên.

* Ví dụ: Lực tác dụng vào vật có phương ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn bằng 15N [tỉ xích: 1cm ứng với 5N].

+ Điểm đặt: tại điểm A

+ Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải

+ Độ lớn của lực F=15N ứng với độ dài đoạn mũi tên là 3cm.

II. Bài tập vận dụng cách biểu diễn lực

* Câu C2 trang 16 SGK Vật Lý 8: Biểu diễn những lực sau đây:

- Trọng lực của một vật có khối lượng 5kg [tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N].

- Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải [tỉ xích 1cm ứng với 5000N].

° Lời giải:

+ Biểu diễn lực kéo và trọng lực như hình vẽ dưới.

+ Vật có khối lượng 5kg thì trọng lượng P là 50 N.

 - Lực P = 50N. [Tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N].

 - Lực kéo F = 15000N. [Tỉ xích 1cm ứng với 5000N].

* Câu C3 trang 16 SGK Vật Lý 8: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4:

° Lời giải:

+ Lực 

: Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 20N.

+ Lực

: Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 30N.

+ Lực 

: Phương hợp với phương nằm ngang một góc 30o, chiều xiên lên từ trái sang phải, độ lớn 30N.

Như vậy, với bài viết về các biểu diễn lực ở trên [như biểu diễn lực kéo, trọng lực của vật,...] các em hãy ghi nhớ rằng: lực có độ lớn và phương chiều và thường được ký hiệu bằng chữ F. Thực tế, sau này các em sẽ biết tới nhiều loại lực như: lực ma sát, lực đàn hồi, lực căng, lực từ trường, ... nhưng các biểu diễn lực là không thay đổi.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu cách biểu diễn lực, véctơ lực. Kí hiệu véctơ lực

Các câu hỏi tương tự

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng nhiều đến lực. Lực kéo, lực đẩy, lực hút,… Tuy nhiên, chúng ta lại không hề biết được phương chiều độ lớn của lực nếu không phân tích. Có cách nào để chúng ta xác định được điều này hay không? Đây chính là một trong những thắc mắc được rất nhiều các em học sinh lớp 8 đặt ra. Bài học biểu diễn lực, cách biểu diễn lực trong chương trình vật lý 8 sẽ giúp các em giải đáp. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và giải đáp ứng dụng thực tế nhé!

Ví dụ bài tập về lực

Lực là gì? 

Trước khi đến với cách biểu diễn lực chúng ta cần phải có kiến thức chung về lực là gì. Lực được giải thích với định nghĩa vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Khi một vật này tác dụng kéo hoặc đẩy lên một vật khác được gọi là tác dụng lực. Có rất nhiều hoạt động trong thực tế sử dụng đến lực. Ngay cả một vật khi đứng yên cũng đang có lực tác dụng lên vật đó. Trọng lực là một trong những lực cơ bản mà mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng. 

Như chúng ta đã biết, trái đất không ngừng quay và di chuyển theo quỹ đạo. Trọng lực chính là lực hút của trái đất giúp cho mọi vật có thể đứng yên trên bề mặt của trái đất. Nếu không có trọng lực, bất cứ đồ vật, con vật nào, hay cả con người cũng có thể bị văng trong quá trình trái đất quay. Trọng lực khi phân tích lực cũng có cách biểu diễn lực riêng biệt. Tuy nhiên, một vật không chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất. Một vật có thể chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Hay chúng ta còn gọi là tổ hợp lực. 

Lực là một đại lượng vectơ có phương, chiều độ lớn. Giống như trong toán học các em đã được biết đến. Khi phân tích lực, chúng ta cũng cần phải xác định rõ phương chiều của lực. Như vậy, chúng ta mới có thể biết được lực tác động lên vật như thế nào. Hay nói cách khác, khi chúng ta xác định được phương chiều của lực chính là cách biểu diễn lực trên hình vẽ. Trong trường hợp lực tác dụng lên vật là lực cân bằng. Vật không thay đổi quỹ đạo, hay di chuyển khi chịu tác dụng lực. Thì chúng ta vẫn phải phân tích và lý giải đâu là hai lực cân bằng tác dụng lên vật. 

Hai lực đối kháng là gì

Tác động của lực lên vật 

Trong thực tế, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, khi nào một vật có lực tác dụng vào. Không kể đến trường hợp hai lực cân bằng tác động lên vật. Thì khi có một lực tác dụng lên một vật sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Lực là nguyên nhân thay đổi vận tốc của vật. Khi một vật đang đứng yên đột nhiên chuyển động. Hoặc vật đang chuyển động chậm trở nên di chuyển nhanh hơn hoặc chậm hơn. Thì ta nói, vật bị một lực tác mới tác động lên. Đây cũng chính là lúc chúng ta cần phân tích lực để xác định lực mới tác động. Phương chiều độ lớn của lực sẽ quyết định sự thay đổi vận tốc của vật. 
  • Lực tác động khiến cho vật bị biến dạng. Trong một số trường hợp, khi có lực tác dụng lên vật. Vật không bị thay đổi quỹ đạo, vận tốc di chuyển mà bị biến dạng. Thì ta nói, vật đang chịu một lực tác dụng. Ví dụ đơn giản như khi chúng ta cầm viên gạch đập xuống đất. Viên gạch bị vỡ, thì viên gạch đang chịu tác dụng lực từ tay ta và mặt đất. Tuy nhiên để phân tích lực trong trường hợp này sẽ khá phức tạp. Các em sẽ gặp những bài tập phân tích lực dễ dàng hơn trong trường trình vật lý 8. 

Khi chúng ta nhận ra vật đang chịu tác dụng lực đều có thể biểu diễn lực. Tuy nhiên, cách biểu diễn lực trong từng tình huống là khác nhau. Tùy theo lực tác động, việc biểu diễn lực sẽ khó dễ khác nhau. Với những lực cơ bản như lực nâng, kéo, đẩy thì việc biểu diễn lực khá dễ dàng. Để biểu diễn được lực chính xác, các em cần phải nhớ các quy ước khi biển diễn lực. 

Cách biểu diễn lực 

Để có thể biểu diễn lực chính xác, các em cần phải nhớ lực là một đại lượng vectơ. Khi biểu diễn lực, chúng ta sẽ biểu diễn như một đại lượng vectơ thông thường. 

Lực được biểu diễn là một mũi tên thẳng. Với gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật. Hay chúng ta còn gọi đây là điểm đặt của lực, gốc của lực. Chiều và phương của mũi tên chính là chiều và phương của lực. Với những bài đã cho biết sẵn độ lớn của lực. Thì độ lớn này sẽ được quy ước với một tỉ lệ cho trước. Độ dài của mũi tên sẽ tuân theo độ dài được quy ước này. Đây chính là cách biểu diễn lực bằng hình vẽ dễ dàng nhất. 

Đối với những đề bài cho sẵn phương và chiều của lực thì các em sẽ dễ dàng biểu diễn lực hơn. Khi biểu diễn lực luôn phải nhớ hết tất cả các lực tác động lên vật. Tránh trường hợp biểu diễn thiếu lực gây sai, thiếu trong việc làm bài tập. Mọi vật đều được trọng lực tác dụng. Nếu đề bài không đề cập đến trọng lực. Các em vẫn phải vẽ trọng lực tác dụng vào vật như thế nào. Đây chính là điều mà một số em khi làm bài còn hay quên. Cách biểu diễn lực khác nhau tùy theo phương chiều, độ lớn của lực được biểu diễn.

Kí hiệu vectơ lực 

Ngoài ra, sau khi vẽ, phân tích lực, các em cần phải ký hiệu tên của lực vào hình vẽ. Như vậy, các em mới có thể nhận biết được đâu là lực tác dụng lên vật. Cách kí hiệu tên của lực chính là kí hiệu vectơ lực. Vectơ lực được kí hiệu bằng chữ F có mũi tên nhỏ phía trên đầu. Tùy theo tên của lực các em có thể ghi tắt phía dưới chân chữ F để thể hiện.

Đối với việc chỉ ra độ lớn của lực, các em chỉ cần sử dụng kí hiệu F và tên viết tắt. Độ lớn của lực không phải là vectơ lực nên không cần đến mũi tên trên đầu ký hiệu lực. Các em nên ghi chép lại những kiến thức này để học cách biểu diễn lực chính xác nhất. Chỉ cần thiếu một trong những điều trên đây, các em có thể làm sai bài tập của mình. 

Bài tập về cách biểu diễn lực

Một số bài tập về cách biểu diễn lực

Đối với chủ đề này, bài tập của các em hầu hết sẽ là vẽ và phân tích lực. Một số dạng bài nâng cao hơn sẽ đòi hỏi các em vẽ phân tích. Sau đó tính toán và tính ra kết quả của tổ hợp lực. Tuy nhiên chỉ cần các em học cách biểu diễn lực chính xác. Thì những bước làm bài tập về sau sẽ rất đơn giản và không bị nhầm lẫn. Phân tích đủ các lực tác dụng lên vật các em sẽ tính toán được tổ hợp lực chính xác hơn. 

Bên cạnh việc vẽ và phân tích lực, các em sẽ được học về cách tính toán độ lớn của lực. Những công thức khác nhau để tính lực sẽ được đưa ra. Các em chỉ cần suy nghĩ và vận dụng đúng công thức sẽ có kết quả chính xác. Điều này sẽ được các thầy cô giảng dạy trên lớp theo từng trường hợp bài tập khác nhau. Các em hãy chú ý ghi nhớ và vận dụng làm bài tập thật tốt nhé!

Các cách biểu diễn lực là gì?

Có thể nói, những kiến thức về cách biểu diễn lực đã được chúng tôi tìm hiểu và đề cập trên đây. Những kiến thức này đã đi kèm với ví dụ thực tế nên sẽ dễ dàng để ghi nhớ. Các em có thể ghi chép lại, và học thuộc để vận dụng thật tốt. Những bài tập liên quan đến biểu diễn lực trong chương trình vật lý 8 có rất nhiều. Học tập thật tốt ngay từ những kiến thức ban đầu sẽ giúp các em đạt kết quả tốt hơn. Cảm ơn các em đã đón đọc bài viết hôm nay. Hãy tham khảo thêm cả kiến thức về vận tốc trung bình để nắm rõ hơn nữa các em nhé!

Video liên quan

Chủ Đề