Vào thế kỷ 15 nhà lê tổ chức cuộc thi nào để tuyển chọn tiến sĩ

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?

A. Thi Hội                        B. Thi Hương

C. Thi Đình                       D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn.

Câu 2: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?

A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.

B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.

C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.

D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.

Câu 3: Đâu không phải lí do khiến Lê Lợi đồng ý với kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích?  

A. Đất rộng, người đông, vị trí hiểm yếu

B. Nguyễn Chích thông thuộc địa hình ở Nghệ An

C. Lực lượng quân Minh ở đây mỏng hơn

D. Đây là quê hương của Lê Lợi, nhân dân ủng hộ khởi nghĩa Lam Sơn

Câu 4: Tại sao nguyễn Chích lại đề nghị chuyển quân vào nghệ An

A. Đất đai màu mỡ      B. Đất rộng người đông, địa thế hiểm yếu, dễ đánh đông Đô

C. Địa thế ít thuận lượi   D. Con người ở đây chăm chỉ làm ăn, không ham danh lợi

Câu 5: Quân Minh tiến vào xâm lược nước ta vào năm nào?

A. Năm 1400.               B. Năm 1406.           C. Năm 1407.            D. Năm 1408.

Câu 6: Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minhcủa nhà Hồ bị  thất bại nhanh chóng ?

A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội yếu.

B. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.

C. Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến.

D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.

Câu 7: Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân Minh lại thất bại?

A. Do nhà Trần đã suy sụp và nhân dân không muốn tầng lớp quý tộc nhà Trần tiếp tục lãnh đạo đất nước.

B. Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia.

C. Những người lãnh đạo bất tài.

D. Có người tạo phản, bán đứng cuộc khởi nghĩa.

Câu 8: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:

A. sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.                       B. phát triển kinh tế ở nước ta.

C. phát triển văn hóa ở nước ta.                                 D. ổn định chính trị ở nước ta.

Câu 9: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào, ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 7 tháng 3 năm 1418

B. Ngày 2 tháng 7 năm 1418

C. Ngày 3 tháng 7 năm 1417

D. Ngày 7 tháng 2 năm 1418

Câu 10: Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?

A. Rất mạnh, quân sĩ đông, vũ khí đầy đủ                         B. Còn yếu

C. Gặp nhiều khó khăn, gian nan

Câu 11: Trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì để cứu Lê Lợi?

A. Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến                   B. Giúp Lê Lợi rút quân an toàn

C. Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng       D. Tất cả cùng đúng

Câu 12: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An?

A. Nguyễn Trãi         B. Lê Lợi         C. Nguyễn Chích             D. Trần Nguyên Hãn

Câu 13: Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần?

   A. 1                      B. 2                   C. 3                                  D. 4

Câu 14: Vì sao quân Minh lại chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi vào năm 1423?

A. lực lượng quân Minh ở Đại Việt suy yếu nghiêm trọng

B. tình hình chính trị của nhà Minh bất ổn

C. tìm cách mua chuộc Lê Lợi

D. quân Minh đang tập trung lực lượng đánh Champa

Câu 15: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Nguyễn Trãi.             B. Lê Lợi.               C. Lê Lai.                     D. Đinh Liệt.

Câu 16: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?

A. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Việt

B. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Nam

C. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Việt Nam

D. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Nam Việt

Câu 17: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ         B. Lê Nhân Tông           C. Lê Thánh Tông         D. Lê Thái Tông

Câu 18: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

A. Phường hội        B. Quan xưởng              C. Làng nghề               D. Cục bách tác

Câu 19: . Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh - Nguyễn?

A.   Sông Gianh [Quảng Bình]B. Vùng núi Tam ĐảoC. Thanh Hóa - Nghệ An

D. Quang Bình - Hà Tĩnh

Câu 20: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

             Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì?

A. chính sách cai trị tàn bạo của quân Minh       B. sự phản bội của một số binh lính

C. quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta          D. cuộc sống khổ cực của nhân dân ta

Câu 21: Hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân đô hộ Minh là:

a. Khởi nghĩa Phạm Ngọc và Lê Ngã.

b. Khởi nghĩa Phạm Trấn và Khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ.

c. Khởi nghĩa Trần Ngỗi và khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.

d. Khởi nghĩa Phạm Tất Đại và khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi.

Câu 22: Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa?

A. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu dễ vận chuyển bằng đường thủy

B. Lam Sơn nối liền đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp với các dân tộc Việt, Mường, Thái

C. Vì những lý do trên.

B. TỰ LUẬN

Câu 1Em hãy lập bảng thống kê các thắng lợi tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu2: Em hãy So sánh được điểm giống và khác nhau về Pháp luật và quân đội thời Lê sơ với thời Lý-Trần?

Tóm tắt mục 1. Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Giáo dục khoa cử thời Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường học và chế độ khoa cử nước Đại Việt từ năm 1427 đến năm 1527.

Mục lục

  • 1 Hệ thống trường học
  • 2 Nội dung học tập, giảng dạy và thi cử
  • 3 Chế độ khoa cử
    • 3.1 Thi Hương
    • 3.2 Thi Đình
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Chú thích

Hệ thống trường họcSửa đổi

Vua Lê Thái Tổ chú trọng đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước ngay sau khi lên ngôi. Ông ra lệnh cho các trấn trong nước đều phải xây trường học, mở mang nền giáo dục trong nước.

Tại kinh đô có Quốc tử giám và nhà Thái học. Học trò ở đây là con em quan lại và những người có học lực hạng ưu tú tuyển chọn trong dân. Thầy dạy trong Quốc tử giám gọi chung là Giáo quan, bao gồm các quan văn trong triều hoặc những người có học vấn uyên bác trong xã hội.

Thời Lê Thánh Tông, Quốc Tử giám được mở rộng, sau Văn Miếu là nhà Thái học, có Minh luận đường là nơi giảng dạy. Ngoài ra, triều đình còn xây thêm Bí thư khố là kho trữ sách và khu nhà tập thể cho các giám sinh lưu trú từ nơi xa đến[1].

Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tại các lộ đều có trường học, học trò ở đây gọi là Lộ hiệu sinh. Chỉ trừ con nhà hát xướng và người đang bị tội tù đày, con em các nhà lương thiện đều có thể vào học tại đây[2]. Sang thời Lê Thánh Tông, trường lộ đổi thành trường phủ.

Giáo quan giảng dạy tại đây được tuyển từ các nhà Nho địa phương. Muốn lên học tại Quốc Tử giám, học trò ở trường lộ phải qua sát hạch, lấy những Lộ hiệu sinh học xuất sắc nhất, nhì.

Ngoài các trường do triều đình mở còn có các trường lớp tư nhân trên khắp toàn quốc do các nhà Nho không đỗ đạt hoặc đã đỗ đạt nhưng thôi làm quan về dạy học.

Nội dung học tập, giảng dạy và thi cửSửa đổi

Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử chính thức gồm có:

  • Tứ Thư
  • Ngũ Kinh
  • Ngọc đường văn phạm
  • Văn hiến thông khảo
  • Văn tuyển
  • Cương mục
  • Bắc sử [Sử Trung Quốc]

Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là học thuộc lòng và trừng phạt bằng roi vọt. Ngoài ra, còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng[3].

Dưới thời Lê sơ nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nói riêng, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học.

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, hệ thống Nho giáo này do nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học không được phát huy ý kiến riêng của mình. Kiểu người điển hình do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ nhà Lê[4].

Chế độ khoa cửSửa đổi

Việc tuyển dụng quan lại vào bộ máy chính quyền có 3 đường:

  1. Đỗ đạt qua thi cử
  2. Nhờ quan lại đề cử có bảo đảm [bảo cử]
  3. Lấy con cháu công thần hưởng tập tước

Trong ba con đường trên, con đường khoa cử là quan trọng nhất, được triều đình đề cao, chú trọng[1].

Ngay từ năm 1426, khi khởi nghĩa Lam Sơn chưa kết thúc, Lê Lợi tiến ra Bồ Đề đã mở kỳ thi đặc biệt, lấy đỗ 30 người. Từ khi nhà Lê chính thức thành lập, việc tổ chức các khoa thi diễn ra đều đặn định kỳ.

Có 3 kỳ thi chính và quan trọng nhất là thi Hương, thi Hội và thi Đình.

Thi HươngSửa đổi

Từ thời Lê Thánh Tông, thi Hương có quy định chặt chẽ, rõ ràng, với yêu cầu: người thi Hương phải là người dân có đạo đức, cấm người bất hiếu, loạn luân, gian ngoa; cấm con nhà phản nghịch, con phường chèo, hát xướng.

Người thi Hương phải qua 4 kỳ:

  1. Kỳ 1 thi kinh nghĩa về Tứ thư
  2. Kỳ 2 thi Ngũ kinh
  3. Kỳ 3 thi chiếu, chế, biểu mỗi môn 1 bài
  4. Kỳ 4 thi một bài văn trường thiên 1000 chữ.

Qua 4 kỳ thi, ai trúng được 3 kỳ gọi là Sinh đồ, khoa sau lại vào thi; ai trúng 4 kỳ thì gọi là Hương cống. Đỗ Hương cống rồi năm sau mới được thi Hội. Các tên gọi Sinh đồ, Hương cống bắt đầu từ năm 1462 niên hiệu Quang Thuận[5]. Định kỳ 3 năm tổ chức 1 lần.

Thi Hội Thi Hội thuộc hàng đại khoa để các Hương cống cả nước đua tài. Thời gian đầu, người đang làm quan dù chưa đỗ Hương cống vẫn được thi Hội, nhưng từ năm 1486 người làm quan cũng phải đỗ thi Hương mới được thi Hội 14.185.230.99 [thảo luận] 07:24, ngày 3 tháng 2 năm 2021 [UTC] kì thi Hương vô cùng quan trọng

Định kỳ 3 năm tổ chức 1 lần thi Hội, [sau năm thi Hương]. Từ thời Lê Nhân Tông, thi Hội gồm có 4 kỳ:

  1. Kỳ 1 thi Tứ thư, Luận ngữ; 4 đề về Mạnh Tử [thí sinh được chọn 4 trong 8 đề]. Về Ngũ kinh, mỗi kinh 3 đề cho thí sinh chọn làm 1 đề; riêng kinh Xuân Thu có 2 đề nhưng phải gộp vào làm thành 1 bài vănViện Sử học, sách đã dẫn, tr 35
  2. Kỳ 2 thi chế, chiếu, biểu, mỗi thể loại có 3 đề
  3. Kỳ 3 thi thơ phú, mỗi thể 2 đề. Thơ dùng thể [Đường Luật|Đường luật], phú dùng thể [Lý Bạch] thường viết
  4. Kỳ 4 ra bài văn sách, hỏi những điểm khác nhau giữa Ngũ Kinh và Tứ Thư cùng chính sự xấu hay tốt của các đời trước.

Người đỗ thi Hội gọi là trúng cách[đậu] người đạt điểm cao nhất gọi là Hội nguyên [trạng nguyên]

Suốt thời Lê sơ, từ thời [Lê Thái Tông] tổ chức thi Hội; tổng cộng đến năm 1526 thời [[Lê Cung Hoàng], nhà Lê tổ chức 26 khoa thi

Thi ĐìnhSửa đổi

Là cuộc thi dành cho những người đỗ thi Hội, tổ chức tại sân điện, do nhà vua đích thân ra đề. Trong số những người đỗ, chọn ra 3 người cao nhất [gọi là Tam khôi] là Đệ nhất giáp đệ nhất danh [Trạng nguyên], Đệ nhất giáp đệ nhị danh [Bảng nhãn], Đệ nhất giáp đệ tam danh [Thám hoa].

Người đỗ hạng nhì, tức là Đệ nhị giáp, gọi là Hoàng giáp hay Tiến sĩ xuất thân. Người đỗ Đệ tam giáp gọi chung là Tiến sĩ, hay Tiến sĩ xuất thân.

Những người đỗ thi Đình rất được trọng vọng, được vua ban thưởng áo mũ, thết tiệc, các quan hồng lô làm lễ xướng danh ở nhà Thái học, Bộ Lễ ghi tên vào bảng vàng treo trước cửa Đông hoa, làm lễ vinh quy bái tổ. Đặc biệt, vua Lê Thánh Tông còn cho tạc bia tiến sĩ dựng trong nhà Thái học. Họ được triều đình bổ dụng làm quan. Thời Lê sơ tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông [1460-1497] tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên.

Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới.

Xem thêmSửa đổi

  • Nhà Hậu Lê
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • Khoa bảng
  • Thi Hương
  • Thi Hội
  • Thi Đình
  • Giáo dục khoa cử thời Trần
  • Giáo dục khoa cử thời Mạc
  • Giáo dục khoa cử Đàng Ngoài thời Lê trung hưng
  • Giáo dục khoa cử Đàng Trong thời Lê trung hưng

Tham khảoSửa đổi

  • Viện Sử học [2007], Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Đào Duy Anh [2002], Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 353
  2. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 373
  3. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 338
  4. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 338-339
  5. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 354

Khoa bảng
Thi Hương Thi Hội Thi Đình
Giải nguyên Hội nguyên Đình nguyên
Hương cống
Sinh đồ
Thái học sinh
Phó bảng
Trạng nguyên
Bảng nhãn
Thám hoa
Hoàng giáp
Đồng tiến sĩ xuất thân

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề