Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền diễn ra như thế nào

Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền diễn ra ở đầu thế kỷ XVI với nhiều diễn biến đáng chú ý. Vậy diễn biến và kết quả sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền như nào? Tham khảo nội dung bài viết sau đây của DINHNGHIA.VN để biết chi tiết và cụ thể hơn về chủ đề này nhé!. 

Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền – Triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI

Sự suy yếu nhà nước phong kiến tập quyền diễn ra ở thế kỉ XVI với những biểu hiện rõ rệt được thể hiện như sau: 

  • Vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình lục đục, chia bè kéo cánh và tranh giành quyền lực thậm chí đâm giết, đe dọa lẫn nhau. 
  • Vua quan vô dụng xuất hiện ngày càng nhiều, bộc lộ nhân cách và năng lực yếu kém, không lo việc chính sự mà chỉ mải mê ăn chơi, hưởng lạc, bỏ bê đời sống nhân dân. 
  • Triều đình nổi loạn, rối ren, quan lại và binh lính lợi dụng thời cơ ra sức đục khoét, chiếm đoạt ruộng đất, tài sản của nhân dân để phục vụ cho công cuộc ăn chơi, làm giàu của mình. 

Với sự tha hóa, nhũng nhiễu này của vua quan, binh lính đã tạo nên sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đồng thời kéo theo hệ lụy đó là kinh tế sa sút, đời sống nhân dân ngày càng đói khổ, cơ cực. Chính vì vậy, mâu thuẫn giữa nhân dân với địa chỉ phong kiến ngày càng trở nên gay gắt và căng thẳng, không thể nào dung hòa được nữa. 

Cuộc xung đột Nam – Bắc triều

  • Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền còn được thể hiện qua cuộc xung đột giữa Nam – Bắc triều. Đó là thời điểm khi bước sang đầu thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê ngày càng bộc lộ sự suy yếu và thối nát của mình thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra một cách quyết liệt và công khai hơn. 
  • Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và chính thức lập ra triều Mạc. 
  • Đến năm 1533, một võ quan trong triều Lê là Nguyễn Kim tháo chạy vào Thanh Hóa và lập một người cũng thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua đồng thời lấy danh nghĩa đó là “phù Lê diệt Mạc”. Theo đó, sử cũ ghi chép lại và gọi đó là Nam triều để phân biệt với Bắc triều [nhà Mạc được lập nên bởi Mạc Đăng Dung đóng đô ở phía Bắc]. 
  • Có thể thấy cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra liên miên trong suốt hơn 50 năm.
  • Năm 1592, chiến tranh mới chấm dứt với sự kiện Nam triều chiếm được Thăng Long.

Cục diện Nam – Bắc triều chính thức hình thành 

Với sự đối đầu của Nam – Bắc triều, tình hình trong nước ngày càng rối ren và cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều cũng đến lúc nổ ra. Theo đó, cuộc chiến tranh giữa Nam – Bắc triều diễn ra và chấm dứt đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng: làng mạc bị tàn phá, gia đình ly tán, người chết nhiều không đếm xuể. Không những thế, hàng vạn người bị bắt đi lính, đi phu. 

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ trong một thời gian dài, mùa màng bị tàn phá tan hoang khiến người dân ngày càng khổ cực, đói rét. Ngoài ra, chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân khiến họ không còn con đường nào khác để thoát khỏi tình cảnh khốn khó, bần cùng này. Đây là những biểu hiện rõ rệt nhất cho sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền trong giai đoạn lịch sử này. 

Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt đàng Trong – đàng Ngoài 

Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm chính thức lên thay đồng thời nắm toàn bộ binh quyền. 

Cùng với đó, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã nhanh chóng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Cùng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu âm thầm tiến hành xây dựng một thế lực riêng tại vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Tuy nhiên, sau khi ông chết, con cháu đời sau nối nhau cầm quyền và được nhân dân gọi là “chúa Nguyễn” Đàng Trong để phân biệt với “chúa Trịnh” đóng đô ở Đàng Ngoài. 

Sau khi xung đột Trịnh – Nguyễn chính thức được diễn ra thì không bao lâu sau, chiến tranh Trịnh – Nguyễn cũng nổ ra. Cuộc chiến tranh này khi kết thúc đã chia cắt nước ta thành hai đàng và được gọi đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Sự chia cắt này sau đó đã kéo dài gần hai thế kỷ khiến nhân dân hai miền bị ly tán, đói khổ, lầm than, bần cùng. Từ đó, sự phát triển của đất nước cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng, mọi hoạt động sản xuất dường như bị ngưng trệ, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, không lối thoát. 

  • Đằng Ngoài: Triều đình vua Lê – Chúa Trịnh.
  • Đằng Trong: chính quyền “chúa Nguyễn”.

Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền được diễn ra thông qua những mâu thuẫn cũng như những cuộc chiến tranh trong một thời gian dài. Lúc này, tình hình đất nước luôn trong tình trạng không ổn định, chia cắt kéo dài, nhân dân lầm than, phong trào đấu tranh diễn ra đều bị thất bại. 

Xem chi tiết >>> Cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn: Nguyên nhân, Diễn biến, Hậu quả, Tính chất

Phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỷ XVI

Nguyên nhân của các phong trào nông dân thế kỷ XVI

  • Đời sống người dân cùng cực, quan lại tham ô bóc lột nhân dân.
  • Tình trạng mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.
  • Địa chủ >< Nông dân.
  • Nhà nước phong kiến >< Nông dân.

Chính những nguyên nhân trên đã làm bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI. 

Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đầu thế kỷ XVI

  • Khởi nghĩa Trần Tuân, năm 1511 ở Sơn Tây.
  • Khởi nghĩa Trịnh Hưng, Lê Hy, năm 1512 ở Thanh Hóa, Nghệ An.
  • Khởi nghĩa Phùng Chương, năm 1515 ở Tam Đảo.
  • Khởi nghĩa Trần Cảo, năm 1516 ở Đông Triều tỉnh Quảng Ninh [đây được xem là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất].

Kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XVI

  • Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa giai đoạn này đều thất bại.
  • Ý nghĩa: Những phong trào khởi nghĩa của nông dân đều góp phần khiến triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ. 

Những biểu hiện trong sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền hoàn toàn có thể nhìn thấy rõ qua những sự kiện lịch sử được DINHNGHIA.VN cung cấp cho bạn qua bài viết trên đây. Theo đó, sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng trong giai đoạn lịch sử về sau. 

Xem thêm >>> Trận Tốt Động Chúc Động: Bối cảnh, Diễn biến, Kết quả và Ý nghĩa

Please follow and like us:

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 trang 147 Lịch Sử 7: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Quảng cáo

- Triều đình:

     + Vua quan ăn chơi xa xỉ, chỉ biết hưởng lạc, nạn tham nhũng diễn ra phổ biến.

     + Nội bộ vương triều mâu thuẫn chia bè cạnh, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau: Chiến tranh Nam – Bắc triều; Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.

     + Cường hào, địa chủ lộng quyền bóc lột nhân dân.

=> Đời sống nhân dân cực khổ, các phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 7 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Lịch Sử 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 ngắn nhất được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát sách giáo khoa Lịch Sử lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-29-on-tap-chuong-5-va-chuong-6.jsp

Video liên quan

Chủ Đề