Vấn đề nghiên cứu và vấn đề quản trị

Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về marketing, mỗi cách định nghĩa đều tồn tại một số nhược điểm, do đó chưa có một định nghĩa thống nhất về marketing. Philip Kotler đinh nghĩa marketing: “marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác”. Định nghĩa Marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi sau: nhu cầu tự nhiên, mong muốn, nhu cầu có khả năng thanh toán [cầu/ sức cầu], sản phẩm, lợi ích, chi phí, sự thỏa mãn, trao đổi, giao dịch và thị trường.

Xem thêm: Ngành marketing

Quản trị marketing vs Nghiên cứu marketing

Quản trị Marketing là gì?

Quản trị marketing là sự phân tích, kế hoạch hóa, thực hiện và kiểm tra [ analyzing, planning, implementation and control] các quyết định marketing để tạo ra sự trao đổi với thị trường mục tiêu nhằm thỏa mãn cả mục tiêu của khách hàng lẫn tổ chức.

Một số công việc có sự liên quan trực tiếp của quản trị Marketing

  • Tìm hiểu và đánh giá những nhu cầu đòi hỏi cần được đáp ứng của khách hàng.
  • Tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp, công ty từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục và đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Đưa ra các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo hiệu quả giúp cho nhiều người biết đến các sản phẩm, dịch vụ của mình bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông.
  • Đánh giá các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình trên thị trường từ đó đưa ra một chiến lược kinh doanh hợp lí và đạt hiệu quả cao. 

Nghiên cứu marketing là gì?

Nghiên cứu marketing là quá trình thu thập và phân tích một cách có hệ thống, có mục đích những thông tin liên quan đến việc xác định hoặc đưa ra giải pháp cho bất luận các vấn đề liên quan đến lĩnh vực marketing 

“Nghiên cứu marketing gắn liền người tiêu dùng, khách hàng và công chúng với người tiếp thị thông qua các thông tin – các thông tin này được sử dụng để nhận diện, xác định các cơ hội và các vấn đề Marketing; để làm phát sinh, hoàn thiện và đánh giá các hoạt động marketing; để theo dõi thành quả tiếp thị và để cải tiến việc nhận thức về Marketing xét như một quá trình đang diễn biến. Nghiên cứu Marketing xác định cụ thể các thông tin cần phải có để giải quyết các vấn đề Marketing nói trên; thiết kế phương pháp để thu thập thông tin; quản trị và thực hiện quá trình thu thập số liệu, phân tích các kết quả và thông báo các khám phá cùng các ý nghĩa bao hàm trong đó”.

Hay như Philip Kotler quan niệm “Nghiên cứu Marketing là 1 nỗ lực có hệ thống nhằm thiết kế, thu thập, phân tích, báo cáo các số liệu và các khám phá liên quan đến 1 tình huống đặc biệt mà công ty đang phải đối phó”.

Như vậy, nghiên cứu Marketing làm nhiệm vụ liên kết người sản xuất với khách hàng qua hệ thống thông tin để:

  • Nhận dạng, xác định các cơ hội và vấn đề Marketing
  • Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các hoạt động Marketing
  • Theo dõi việc thực hiện Marketing…
  • Nghiên cứu Marketing xác định thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề hay cơ hội về Marketing, thiết kế cách thức thu thập thông tin, quản trị quá trình thu thập thông tin, phân tích, báo cáo kết quả và làm rõ ý nghĩa của nó.

Nghiên cứu Marketing có 1 ý nghĩa đặc biệt với các hoạch định như hoạt động Marketing của tổ chức từ việc: xác định các mục tiêu tương lai của tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động để đạt mục tiêu, thị phần mà các sản phẩm hay dịch vụ này cần phải có, đến các chiến lược giá cả, chiến lược phân phối,các chiến lược khuyến mãi, cổ động…

Những vấn đề cơ bản của Nghiên cứu Marketing

Đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:- Định nghĩa về nghiên cứu marketing- Phân loại nghiên cứu marketing- Vai trò của nghiên cứu marketing- Hệ thống thông tin marketing, hệ thống hỗ trợ ra quyết định và nghiên cứu marketing- Tiến trình nghiên cứu marketing- Ứng dụng của nghiên cứu marketing- Ai thực hiện nghiên cứu marketing- Quan hệ giữa người sử dụng thông tin và người cung cấp dịch vụ nghiên cứu

- Đề xuất và phê chuẩn dự án nghiên cứu 

Ngày 23/08/2017     11,394 lượt xem

  1. Sử dụng các phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp
  2. Hoàn thiện Công tác xây dựng kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp
  3. Hoàn thiện Công tác hoạch định tổng hợp
  4. Hoàn thiện Công tác quản lí vật tư của doanh nghiệp
  5. Hoàn thiện Công tác quản lí nguyên vật liệu của doanh nghiệp
  6. Hoàn thiện Công tác quản lí hàng tồn kho của doanh nghiệp
  7. Hoàn thiện Công tác quản lí hàng dự trữ của doanh nghiệp
  8. Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
  9. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp.

10.  Ảnh hưởng của văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

11.  Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh theo quan điểm của Edgar H. Schein

12.  Vấn đề quản lý‎ sự thay đổi Văn hóa Doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh.

13.  Nghiên cứu Văn hóa trong hoạt động quảng cáo

14.  Văn hóa trong quá trình xây dựng Thương hiệu

15.  Văn hóa trong hoạt động Marketing

16.  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh

17. Văn hóa doanh nhân

18.  Phát triển văn hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

19. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp

20. Nhận diện các dấu hiệu dạn nứt của văn hóa tổ chức – thực trạng và giải pháp

21. Tác động của các yếu tố tâm lý xã hội đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

22. Xây dựng bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động

23. Xung đột trong tập thể lao động – thực trạng và giải pháp

24. Nghiên cứu tâm lý trong việc ra quyết định quản lý

25. Nghiên cứu tâm lý khách hàng

26. Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp – thực trạng và giải pháp

27. Các phẩm chất đạo đức của người bán hàng

28. Đặc điểm Tâm lý người lao động Việt Nam hiện nay

29.  Phẩm chất tâm lý của nhà quản lý trong nền kinh tế cạnh tranh

30. Mô hình quản trị kiểu công ty "Mẹ-con", thực trạng và giải pháp

31.  Quyết định của nhà quản trị - thực trạng và giải pháp

32.  Xây dựng/ Hoàn thiện hệ thống thông tin trong tổ chức

33.  Công tác lập kế hoạch trong tổ chức

34.  Vận dụng các lý thuyết quản trị vào quản trị tổ chức

35.  Quyền lực trong tổ chức – thực trạng và giải pháp

36. Các vấn đề về kiểm soát trong tổ chức.

37. Vấn đề điều khiển trong tổ chức   

38. Xây dựng/ Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty…

39. Phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp

40. Xu hướng hội nhập - ảnh hưởng và giải pháp thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam

41. Vấn đề khủng hoảng kinh tế - thực trạng và giải pháp

42. Một số giải pháp, hoàn thiện, nâng cao chất lượng của các loại hình doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001/2008, HACCP, ISO 14000...                       

43. Đánh giá/ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

44. Vấn đề chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

45. Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

46. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

47. Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá

48. Đánh giá, phân tích mô hình quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

49. Hoàn thiện công tác dự báo của doanh nghiệp

50. Hoàn thiện qui trình sản xuất của doanh nghiệp

51. Hoàn hiện bộ máy quản trị của doanh nghiệp

52. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

53. Phân tich đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

54.  Ứng dụng mô hình  năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter phân tích thực trạng cạnh tranh trong ngành…

55. Ứng dụng ma trận SWOT hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

56.  Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp

57. Hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại doanh nghiệp

58.  Thiết kế bố trí sản xuất tại doanh nghiệp

59. Hoàn thiện công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp

60.  Xác định mô hình dự trữ tối ưu cho doanh nghiệp

61. Thiết kế sản phẩm mới cho doanh nghiệp

62. Giải pháp nâng cao công suất thực tế tại doanh nghiệp

63. Sử dụng mô hình 6M để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

64.  Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại doanh nghiệp

65.   Xác định và bồi dưỡng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

66. Xác định chuỗi giá trị tại các doanh nghiệp hiện nay

67. Thực trạng/ giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

68. Thực trạng/ giải pháp hoàn thiện công tác phân tích công việc trong doanh nghiệp

69. Thực trạng/ giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

70. Thực trạng/ giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo/phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

71. Thực trạng/ giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương, thưởng trong doanh nghiệp

72. Thực trạng/ giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp

73. Thực trạng/ giải pháp hoàn thiện việc quản lý các quan hệ lao động trong doanh nghiệp

74. Thực trạng/ giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực trong doanh nghiệp

75. Thực trạng áp dụng các phong cánh lãnh đạo trong doanh nghiệp trong việc tạo đông lực cho người lao động

76. Nhận diện cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

77. Vấn đề khởi sự và tạo lập một doanh nghiệp

78. Kế hoạch kinh doanh để khởi sự một doanh nghiệp

79. Phân tích thị trường và các vấn đề về marketing khi khởi sự

80. Vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Video liên quan

Chủ Đề