Vai trò của nguồn nhân lực hành chính nhà nước

Với đặc trưng là một thể thống nhất về mặt cơ cấu tổ chức trong nền hành chính nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước là các bộ phận hợp thành giữ vị trí vô cùng quan trọng. Trên phương diện lý luận chung về nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước có thể được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng chấp hành và điều hành… Vậy Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời dưới nội dung bài viết dưới đây.

Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước

Trước tiên chúng ta cần hiểu bộ máy hành chính nhà nước là gì trước khi tìm hiểu về Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước.

Bộ máy hành chính nhà nước hay còn được gọi là các cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đây là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, được tổ chức một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ.

Để thực hiện quyền hành pháp đạt hiệu quả cao nhất, bộ máy hành chính nhà nước cần được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thứ bậc, cấp trên chỉ đạo, lãnh đạo, cấp dưới phục tùng mệnh lệnh và chịu sự kiểm soát của cấp trên trong hoạt động.

Bộ máy hành chính nhà nước là một chỉnh thể thống nhất thông suốt từ cấp trung ương đến cấp địa phương và được phân chia thành hai bộ phận: bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.

>>>>> Tham khảo: Bộ máy nhà nước là gì?

Những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước

Thứ nhất: Về mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước

Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước trước hết do pháp luật quy định. Tất các các cơ quan cấu thành đều sẽ hướng đến một mục tiêu chung là thực hiện quyền hành pháp và đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Mặt khác hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là một sự cụ thể hóa, hiện thực hóa mục tiêu tính chính trị của giai cấp cầm quyền hay Đảng cầm quyền.

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước bên cạnh các mục tiêu thực hiện chức năng quản lý, còn phải mang tính phục vụ cho nhân dân, cho lợi ích chung của cộng đồng. Các sản phẩm của quản lý hành chính nhà nước thường không mang tính lợi nhuận, kinh doanh.

Thứ hai: về cách thức thành lập hay địa vị pháp lý của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước

Như đã nhắc tới ở trên, bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên các quy định chặt chẽ của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước chỉ được thành lập khi có các văn bản quy phạm pháp luật cho phép.

Các văn bản pháp luật đó cho phép thành lập mang lại các địa vị pháp lý khác nhau cho từng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước. Địa vị pháp lý của từng cơ quan sẽ được xác định rõ ràng trong các hoạt động của từng cơ quan, tổ chức và của cả bộ máy hành chính nhà nước.

Thứ ba: Đặc trưng về quyền lực – thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước

Quyền lực của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước sẽ được trao mang tính pháp lý và thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước là sự phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao.

Tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ, các cơ quan hành chính nhà nước được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng để hoạt động.

Thứ tư: Về quy mô hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Bộ máy hành chính nhà nước có quy mô rộng lớn nhất cả về tổ chức cũng như về hoạt động trong xã hội, được thể hiện qua các phương diện như sau:

Về đối tượng chịu sự chi phối, ảnh hưởng: toàn xã hội, không loại trừ ai, loại trừ lĩnh vực nào. Về số lượng các chức năng, nhiệm vụ: nhiều, đa dạng, vì phải bao quát việc quản lý hành chính toàn bộ mọi lĩnh vực, nhiều đối tượng trong toàn xã hội. Đây cũng chính là căn nguyên cần tổ chức có cơ cấu, nhân sự phù hợp.

Về cơ cấu tổ chức: phức tạp với nhiều phân hệ [các hệ con]. Nói đến hệ thống tổ chức nhà nước, bao gồm tổng thể các phần tử cơ quan hành chính nhà nước. Tùy theo quốc gia có số lượng phần tử khác nhau. Về nhân sự của tổ chức: Số lượng công chức trong bộ máy hành chính nhà nước chiếm phần lớn.

Thứ năm: Về nguồn lực của của bộ máy hành chính nhà nước

Nguồn lực cho hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước sẽ được chia thành hai nhóm:

– Nhân lực: Những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước thường là những người thực thi thực thi công vụ. Họ được nhà nước quản lý và sử dụng theo các quy định riêng của pháp luật và được trao một nhiệm vụ cụ thể theo từng vị trí, chức vụ.

– Nguồn tài chính: Nguồn tài chính để cho các tổ chức hành chính nhà nước hoạt động cũng như chi trả lương cho đội ngũ công chức lấy từ ngân sách của nhà nước. Các hoạt động chi tiêu liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước được tuân thủ theo pháp luật, được kiểm soát chặt chẽ bởi kiểm toán nhà nước. Sự kiểm soát này nhằm bảo đảm cho việc sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả cao nhất, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.

Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất: Về chính trị

Đây là nhiệm vụ cơ bản của hành chính nhà nước, cũng là chức năng cơ bản của tổ chức hành chính nhà nước, còn gọi là chức năng thống trị.

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thông qua các thiết chế thuộc hệ thống bộ máy hành chính nhà nước như công an, an ninh quốc gia, quân sự, tình báo… để điều khiển các chức năng mang tính bắt buộc, khống chế, bảo vệ, phòng ngự, trấn áp nhằm giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia.

Thứ hai: Về kinh tế

Thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế của bộ máy hành chính nhà nước như các Bộ, các ngành để tổ chức và quản lý kinh tế – xã hội.

Chức năng kinh tế được thể hiện thông qua các hoạt động như: Định ra chiến lược, kế hoạch phát triển xã hội và nền kinh tế quốc dân, bao gồm các quy hoạch, kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế khu vực; các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; ban hành chính sách, văn bản pháp luật, quy định tiêu chuẩn, định mức, quy phạm kinh tế – kỹ thuật chủ yếu; phối hợp hài hòa những mối quan hệ kinh tế và kế hoạch phát triển giữa các ngành, địa phương, các xí nghiệp; chỉ đạo và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các ngành với các địa phương…

Thứ ba: Về văn hóa

 Chức năng văn hóa được thể hiện thông qua các hoạt động như: Định ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển khoa học, văn hóa, giáo dục; ban hành chính sách, văn bản pháp luật để quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật…; chỉ đạo, giám sát, hiệp đồng các ngành nghiên cứu khoa học – kỹ thuật và các đơn vị giáo dục; phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực nhằm nâng cao hiệu quả của chức năng văn hóa của bộ máy hành chính nhà nước, thúc đẩy sự 29 phát triển của khoa học, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng văn hóa, tư tưởng của toàn dân tộc, xây dựng xã hội văn minh.

Thứ tư: Về xã hội

Đây là một chức năng rộng, bao hàm trong nhiều hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tất cả những chức năng quản lý của bộ máy hành chính nhà nước đối với các “công việc chung” trên một phạm vi rộng đều được gọi là chức năng xã hội.

Chức năng này được thể hiện thông qua việc xây dựng các bộ máy chuyên ngành để thực thi sự quản lý đối với các công việc như phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội và cung cấp dịch vụ công cộng như y tế, bảo vệ trẻ em, bảo vệ môi trường và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng…

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước?  để quý độc giả có thể hiểu được đầy đủ hơn.

Ở bất cứ quốc gia nào cũng không thể nói tới phát triển kinh tế nếu như không có một nền hành chính hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy, cải cách hành chính ngày nay đang diễn ra trên bình diện toàn cầu. Mặc dù lý do để tiến hành cải cách không hoàn toàn giống nhau ở mỗi quốc gia, nhưng tất cả đều chung mục đích hướng tới là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. Phạm vi, hình thức và các biện pháp thực hiện cải cách cũng rất đa dạng. Một số nước tập trung vào cải cách một số lĩnh vực nhất định trong khi các nước khác lại thực hiện cải cách với quy mô lớn và phạm vi rộng hơn.

Cải cách hành chính làm cho chức năng của nhà nước thay đổi, tập trung nhiều hơn vào hoạt động quản lý vĩ mô. Cùng với đó là yêu cầu của người dân ngày càng cao hơn và phức tạp hơn đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Điều này đòi hỏi cán bộ, công chức phải có phẩm chất, năng lực làm việc tốt và có động cơ làm việc tích cực phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân.

Ở nước ta, cải cách hành chính được đặt ra như một đòi hỏi khách quan để tạo tiền đề và thúc đẩy cải cách kinh tế, đồng thời xây dựng được những điều kiện cần thiết để có thể tận dụng được mọi cơ hội của hội nhập và phát triển kinh tế. Cải cách hành chính nước ta là xây dựng một hệ thống hành chính tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng một nhà nước thật sự “của dân, do dân, vì dân”.

Sự vận hành nền kinh tế theo các quy luật của thị trường sẽ tác động sâu sắc và đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ vai trò, chức năng của nhà nước nói chung và của nền hành chính nhà nước nói riêng, đòi hỏi phải chuyển mạnh từ nền hành chính “quản lý” sang nền hành chính “phục vụ”, xóa bỏ triệt để cơ chế “xin - cho”, khắc phục sự can thiệp trực tiếp, tùy tiện vào các hoạt động của doanh nghiệp, tôn trọng và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Kinh tế thị trường đòi hỏi nhà nước và nền hành chính phải thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế đất nước, phải đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác nhau, tạo ra “sân chơi”, “luật chơi” phù hợp với quy luật của thị trường và thực hiện tốt vai trò của người trọng tài khách quan, công bằng trong việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, chính sách của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.

Để đạt được những điều đó, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu để thực hiện. Và trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Chính phủ đã xác định mục tiêu cải cách hành chính với trọng tâm là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng, xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu suất công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, tức là quyết định bởi con người. Vì thế, có thể khẳng định nguồn nhân lực trong bộ máy, hay nói cách khác, công chức nhà nước được đào tạo nghiêm túc, có đủ phẩm chất, năng lực là yếu tố có tính quyết định trong cải cách hành chính đạt kết quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.

H.Nguyên

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề