Uyghur là gì

Trong lịch sử, tên gọi "Uyghur" [cách gọi Hán Việt là người Duy Ngô Nhĩ] được dùng để chỉ các bộ lạc nói tiếng Turk sống tại khu vực dãy núi Altay. Cùng với người Göktürk [Kokturk], người Uyghur là một trong các nhóm gốc Turk lớn nhất và tồn tại lâu nhất tại vùng Trung Á. Người Uyghur mang trong mình dòng máu pha trộn giữa đại chủng Á và đại chủng Âu. Tổ tiên của họ là người Hồi Hột từng là một thế lực đáng kể ở phía Bắc Trung Quốc từ thời Đường tới thời Tống. 

Vào khoảng hơn một trăm năm trước công nguyên, đội quân nhà Hán đã đánh chiếm nơi sinh sống của dân tộc người Duy Ngô Nhĩ, sau đó tiến hành lập An Thành Ðô Hộ Phủ để cai trị.

Vào giữa thế kỷ thứ tám, nhân cơ hội người Tây Tạng tấn công đến tận kinh đô Tràng An năm 763, người Duy Ngô Nhĩ cũng nổi lên lập quyền tự trị. Trong cuộc nổi dậy năm 1864, người Duy Ngô Nhĩ thành công trong việc đánh đuổi bộ máy quan lại của nhà Thanh khỏi Đông Turkistan, và thành lập vương quốc Kashgaria độc lập, gọi là Yettishar [nghĩa là "vương quốc của bảy thành phố"]. Dưới sự lãnh đạo của A Cổ Bách, quốc gia này bao gồm Kashgar [Khách Thập], Yarkand [Toa Xa], Hotan [Hòa Điền], Aksu [A Khắc Tô], Kucha [Khố Xa], Korla [Khố Nhĩ Lặc] và Turfan [Thổ Lỗ Phan]. Vương quốc này được Đế quốc Ottoman công nhận năm 1873, Đế quốc Nga năm 1872, và Vương quốc Anh năm 1874, thủ đô đặt tại Kashgar.

Nhà Thanh điều động một lực lượng quân lớn dưới quyền chỉ huy của tướng Tả Tông Đường tấn công Đông Turkestan năm 1876. Sau cuộc xâm lược này, Đông Turkestan bị đổi tên thành "Tân Cương", nghĩa là "cương vực mới", và bị sáp nhập vào đế quốc Mãn Châu ngày 18 tháng 11 năm 1884, trở thành một tỉnh của Trung Quốc.

Tới năm 1920, chủ nghĩa dân tộc của người Uyghur đã trở nên một thách thức đáng kể cho nhà Thanh, và sau đó là các lãnh chúa quân phiệt Trung Quốc thời kỳ Cộng hòa kiểm soát Tân Cương. Nhà thơ Abdulhaliq xứ Turpan, sau khi sống thời tuổi trẻ tại các trung tâm tri thức Semey [Semipalatinsk] và Jadid tại Uzbekistan, trở về Tân Cương với bút danh Uyghur. Ông viết bài thơ yêu nước Oyghan, mở đầu bằng dòng "Ey pekir Uyghur, oyghan!" [hỡi những người Uyghur khốn cùng, hãy tỉnh dậy!]. Ông bị lãnh chúa người Hán là Thịnh Thế Tài xử tử tại Turpan tháng 3 năm 1933 vì tội làm dấy lên tư tưởng dân tộc của người Uyghur qua các tác phẩm của mình.

Những người đấu tranh cho nền độc lập của người Uyghur tiến hành vài cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị hậu Thanh của lãnh chúa quân phiệt Thịnh Thế Tài và Quốc dân đảng. Hai lần liền, trong các năm 1933 và 1944, người Uyghur nổi dậy nhưng đều bị thất bại trong nỗ lực thiết lập các quốc gia độc lập: Cộng hòa Đông Turkestan, và Cộng hòa Uyghurstan, hoặc là Cộng hòa Hồi giáo Đông Turkestan.

Cộng hòa Đông Turkestan có tính thế tục, xã hội chủ nghĩa và đa sắc tộc, với những người sáng lập bao gồm người Kazakh, Uzbek, Hán, Kyrgyz, Nga, cũng như Uyghur, và được Joseph Stalin ủng hộ.

Năm 1949, sau khi phe Quốc gia tại Trung Quốc thất trận, các nhà lãnh đạo Đông Turkestan chấp thuận hình thức hợp bang với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, một vụ tai nạn máy bay khiến cho phần lớn ban lãnh đạo Cộng hòa Đông Turkestan tử nạn trên đường tới Bắc Kinh đàm phán điều kiện thành lập hợp bang. Vụ rơi máy bay này có lúc được cho là âm mưu của Mao Trạch Đông, vì ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, tướng Vương Chấn nhanh chóng hành quân vượt sa mạc vào Tân Cương, đàn áp lực lượng thân Quốc dân đảng và các cuộc nổi dậy của người thiểu số.

Bộ phận lãnh đạo còn lại của Cộng hòa Đông Turkestan dưới quyền tướng Saifuddin Azizi nhanh chóng quy thuận các điều kiện Mao Trạch Đông đặt ra, biến Tân Cương thành Khu tự trị dân tộc Uyghur Tân Cương, quân đội thì sáp nhập vào Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Saifuddin Azizi thì nắm chức vụ bí thư đảng cộng sản tại đây. Rất nhiều người trung thành với Cộng hòa Đông Turkestan, bất mãn với sự phản bội của Saifuddin, đi tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên nhiều người khác ở lại, tổ chức các hoạt động chống đối nhằm tái lập một quốc gia độc lập tại Tân Cương. Không bao lâu sau đó - năm 1949, tên gọi Đông Turkestan bị xóa bỏ bởi sự kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc.

Tại Tây Tạng và Tân Cương, hai “khu tự trị” lớn rộng bằng một phần tư Trung Quốc, các sắc dân cố thổ ở đó giờ đây đã trở thành những sắc tộc nhỏ trong một nước hơn một tỷ người. Ở Tây Tạng, kể từ khi Trung Quốc cai trị, họ đã đem người Hán di dân tới từ năm 1950, sau hơn nửa thế kỷ bây giờ số dân Tây Tạng đã ít hơn người Hán. Tại Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ còn chiếm đa số, 45% trong số 20.000.000 dân trong tỉnh, và người Hán di dân chỉ chiếm dưới 40% [năm 1949 chỉ có 6% dân là người Hán]. Nhưng dân Duy Ngô Nhĩ đã bị áp lực đồng hóa và đối xử phân biệt từ nửa thế kỷ nay. Tuy gọi là các “khu tự trị” nhưng các vùng của người thiểu số này bị chính quyền trung ương ở Bắc Kinh cai trị trực tiếp một cách khắt khe hơn những tỉnh khác trong nước Trung Hoa.

Từ sau khi Trung Quốc bắt đầu đổi mới kinh tế, thì họ cũng bắt đầu mở những đợt di dân ào ạt vào Tân Cương, hiện nay người Hán chiếm hơn 75% dân số trong thủ phủ Duy Ngô Nhĩ. Người Hán nắm giữ bộ máy hành chính, chỉ huy quân đội, họ làm chủ các cơ sở thương mại, làm công nhân những công trường xây cất và hầm mỏ, trong khi người Duy Ngô Nhĩ vẫn theo các nghề nghiệp truyền thống.

Người dân Duy Ngô Nhĩ bị ép phải từ bỏ các phong tục Hồi Giáo cổ truyền để theo “nếp sống văn minh” người Hán. Có lúc các phụ nữ người Duy Ngô Nhĩ bị cấm không được che tóc và mặt theo tín ngưỡng Hồi Giáo. Trẻ em không được học tiếng Uyghur mà phải học tiếng Phổ thông của người Hán. Trung Quốc đã phổ biến những bài ca như Ðông Phương Hồng, những điệu nhảy “nông tác vũ” nhằm đồng hóa một sắc dân. Các nhà thờ Hồi Giáo bị biến thành trụ sở công cộng theo mẫu của Chủ tịch nước Trung Quốc - Mao Trạch Ðông.

Còn rất nhiều điều thú vị về dân tộc "Uyghur" mà với giới hạn ở bài viết này không thể trình bày một cách trọn vẹn. Du khách hãy đặt cho mình một tour du lịch Trung Quốc để tự mình khám phá nhiều hơn nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi với nhiều trải nghiệm thú vị!

25/11/2019 | Views: 41529

Rất hữu ích: 230 | Hữu ích: 462 | Không hữu ích: 1

Tộc người Duy Ngô Nhĩ sống kín đáo ở vùng Tân Cương từ lâu luôn là đề tài thú vị với nhiều người. Hãy cùng VYC Travel tìm hiểu rõ hơn về con người và cuộc sống ở vùng đất này có gì đặc biệt nhé!

Tân Cương [tên chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương] là một khu tự trị thuộc Trung Quốc. Dù Tân Cương cách xa Thổ Nhĩ Kỳ hàng nghìn km, nhưng người Uyghur [cách gọi Hán Việt là Duy Ngô Nhĩ] ở Tân Cương và người Thổ Nhĩ Kỳ có ngôn ngữ và văn hóa rất gần gũi do cùng là những nhóm sắc tộc gốc Thổ. Người dân Duy Ngô Nhĩ có nhân tướng rất khác thường so với chuẩn của một người Trung Quốc bình thường. Đây là kết quả của sự pha trộn huyết thống giữa các tộc người khác nhau trên con đường tơ lụa trong suốt một ngàn năm.

Ngoài người Duy Ngô Nhĩ sống ở Tân Cương, nơi đây còn có những cộng đồng người tha hương đến từ các quốc gia khác trên thế giới mà đông đúc nhất là Trung Á tập trung sinh sống.


 

Có thể nói Tân Cương là huyết mạch trao đổi văn hóa và công nghệ giữa Trung Quốc và châu Âu.
 


Nhan sắc tuyệt trần của những mỹ nhân Tân Cương


Nghề truyền thống của tộc người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trên các thảo nguyên, làm đồ thủ công và buôn bán. Vào các dịp cuối tuần, người dân cùng nhau tập trung tổ chức họp chợ địa phương theo kiểu truyền thống, bày bán những mặt hàng thiết yếu như thức ăn, đồ dùng thủ công, các sản phẩm đặc sản địa phương,…


Một góc chợ Bachu - Tân Cương


>>> Đọc thêm: Tân Cương - Nét Đẹp Vấn Vương Hữu Tình

Về kiến trúc Tân Cương, hầu hết người Duy Ngô Nhĩ đều theo đạo Hồi [Islam giáo] nên không gian tâm linh và thờ cúng ở đây thường theo phong cách chính đó là gian cầu nguyện có mái tựa trên khung dầm do các trụ đỡ và những giáo đường với mái vòm duyên dáng. Về nhà cửa thì được xây dựng theo kiểu truyền thống của vùng thảo nguyên cùng với những lối đi lát đá xưa cũ, nhiều dấu tích cổ xưa vẫn còn tồn tại. Trang phục chủ yếu cũng mặc theo quy định của kinh Qu’ran [Koran] với áo dài, mũ, khăn choàng,…


 

Không gian sinh sống của người Duy Ngô Nhĩ


Người Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng về sự khéo léo, với việc tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt vời cũng như các công trình kiến trúc tráng lệ. Văn hóa Duy Ngô Nhĩ rất phong phú và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Trung Quốc trên các lĩnh vực văn học, sân khấu, âm nhạc, vũ điệu, hội hoạ, kiến trúc và điêu khắc. 

Về nông nghiệp, người Duy Ngô Nhĩ là tộc du mục, không giỏi trồng trọt nhưng rất giỏi chăn nuôi, động vật chủ yếu là cừu, dê, ngựa,... được chăn thả trên các thảo nguyên xanh theo kiểu du mục. Trong khi những người lớn đi làm thì trẻ em ở đây vui chơi bằng các trò chơi dân gian, thường tụ họp cùng nhau trong lúc chờ cha mẹ làm việc, buôn bán.


 


Phong cảnh Tân Cương trong xanh hữu tình

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?

Rất hữu ích

Hữu ích

Không hữu ích

Video liên quan

Chủ Đề