Uống thuốc tránh thai hàng ngày ra kinh máu đen

Thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong các loại thuốc tránh thai được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn để tránh mang thai khi chưa có ý định sinh con. Tuy nhiên, một số không ít chị em gặp phải hiện tượng ra máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp nên vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu được nguyên nhân của tình trạng này.

1. Một số thông tin cần biết về thuốc tránh thai khẩn cấp

1.1. Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp là gì

Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa hormone nữ Progestin với hàm lượng cao có tác dụng ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng, khiến cho chất nhầy cổ tử cung bị đặc lại từ đó ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng vào trong lòng tử cung và cản trở quá trình thụ tinh diễn ra. Không những thế, loại thuốc này còn ức chế nội mạc tử cung phát triển và ngăn không cho trứng đã thụ tinh có cơ hội làm tổ ở tử cung.

1.2. Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Hiện nay trên thị trường có hai loại thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng như sau:

Thuốc tránh thai khẩn cấp dạng 1 viên chứa thành phần Levonorgestrel

- Loại thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ gồm 1 viên

Loại thuốc này cũng có 2 dạng với 2 thành phần khác nhau:

+ Thuốc có thành phần Levonorgestrel với hàm lượng 1.5mg: nên sử dụng tối đa trước 72 giờ sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Thuốc đạt hiệu quả 95% khi uống trong vòng 24 giờ đầu, đạt 85% nếu uống trong vòng 25 - 48 giờ và thuốc chỉ còn đạt khoảng 58% khi uống trong vòng 49 - 72 giờ.

+ Thuốc có thành phần Mifepristone với hàm lượng 10mg: thuốc nên dùng tối đa 120 giờ sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp tránh thai. Thuốc càng dùng sớm thì hiệu quả tránh thai càng cao.

- Loại thuốc tránh thai khẩn cấp gồm 2 viên

Với loại thuốc này thì mỗi viên thuốc có hàm lượng 0.75mg Levonorgestrel. Thời gian uống viên thứ nhất không nên muộn hơn 72 giờ và uống càng sớm càng tốt. Đối với viên thứ hai thì cần uống sau viên thứ nhất 12 giờ và nếu có trễ cũng không được chậm hơn viên thứ nhất 16 giờ. Do thuốc gồm có 2 viên nên bắt buộc phải uống hết cả vỉ thuốc thì mới đạt được hiệu quả tránh thai.

2. Bị ra máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp là vì sao?

2.1. Nguyên nhân chảy máu âm đạo sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Hiện tượng ra máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp không hiếm gặp và hầu hết là không đáng lo ngại. Nguyên nhân chính của tính trạng này là do thành phần hormone Progestin hoặc Estrogen có trong thuốc gây ra. Thường thì sau khi có kinh nguyệt trở lại thì hiện tượng ra máu âm đạo cũng sẽ chấm dứt.

Với những trường hợp ra máu âm đạo sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp do tác dụng phụ của thuốc thì hiện tượng này sẽ:

Hầu hết các trường hợp ra máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp là do tác dụng phụ của thuốc

- Xuất hiện sau khi uống thuốc 2 - 5 ngày.

- Ban đầu máu có màu hồng nhạt sau đó chuyển sang sẫm hơn hoặc màu nâu.

- Lượng máu có thể nhiều hay ít tùy vào cơ địa của từng người.

- Thời gian ra máu khoảng 1 - 7 ngày.

- Có thể kèm theo một số biểu hiện khác như: tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, nôn,...

Ngoài ra, một số nữ giới có thể bị ra máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp còn là do mang thai ngoài tử cung hoặc bị sảy thai. Mặc dù đây là trường hợp hiếm nhưng cũng cần phải thận trọng. Vì thế, nếu hiện tượng ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài trên 7 ngày thì tốt nhất chị em phụ nữ nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.

2.2. Hướng xử lý

Như đã nói ở trên, hầu hết các trường hợp ra máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp là an toàn vì đó là tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu ra máu kéo dài trên 7 ngày hoặc thấy máu âm đạo ra nhiều bất thường hoặc có kèm theo đau bụng thì cần đi khám ngay.

Thường thì sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, do tác dụng phụ của thuốc nên chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ bị rối loạn một chút. Theo đó, kỳ kinh có thể lệch khoảng 1 tuần so với bình thường. Nếu sau khoảng thời gian này mà kinh nguyệt không đến thì chị em nên dùng que thử thai để kiểm tra vì thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ không phát huy tác dụng khi quá trình thụ thai đã thành công.

2.3. Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Để tránh tình trạng ra máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài, chị em nên lưu ý:

Nếu ra máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp trên 7 ngày cần khám bác sĩ phụ khoa để tìm nguyên nhân

- Trong 1 tháng không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần và trong 1 năm không nên uống thuốc này quá 3 lần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

- Nếu sau khi uống thuốc dưới 2 giờ mà bị nôn hết thuốc ra thì cần uống bù một liều khác. Trường hợp nôn kéo dài sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì bắt buộc phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Chỉ nên uống đủ và đúng liều thuốc tránh thai khẩn cấp theo hướng dẫn, tuyệt đối không được dùng quá nhiều thuốc với mục đích tăng khả năng tránh thai. Việc uống quá nhiều thuốc tránh thai cũng dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc, để lại các tác dụng phụ và di chứng không mong muốn.

- Tuyệt đối không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong các trường hợp sau:

+ Đang nghi ngờ hoặc đang mang thai.

+ Chảy máu âm đạo ngoài kỳ kinh nhưng chưa tìm ra nguyên nhân.

+ Có tiền sử với bệnh huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch.

- Những trường hợp sau cần thận trọng với thuốc tránh thai khẩn cấp:

+ Bệnh nhân tiểu đường.

+ Có tiền sử bị rối loạn tuần hoàn máu não.

+ Bị bệnh tim, động kinh.

Những chia sẻ trên đây của chúng tôi mong rằng đã giúp bạn đọc biết được ra máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp là do đâu. Nếu còn thắc mắc nào khác về vấn đề này, bạn đọc có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đội ngũ chuyên gia, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp xác đáng.

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu bất thường cho thấy sức khỏe sinh sản hoặc nội tiết tố trong cơ thể chị em đang gặp vấn đề. Trong đó, nhiều phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai bị rối loạn kinh nguyệt gây lo lắng về ảnh hưởng của thuốc đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Vậy rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?

1. Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai

Nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn kinh nguyệt là sự mất cân bằng nội tiết tố, thuốc tránh thai cũng tác động đến yếu tố này. Bản chất thuốc tránh thai là các loại hormone nội tiết tố, có thể là progesterone, estrogen hoặc hai loại kết hợp để ngăn ngừa sự rụng trứng và thụ tinh với tinh trùng. Bên cạnh đó, thuốc tránh thai còn khiến dịch nhầy cổ tử cung tiết nhiều hơn, ngăn cản tinh trùng bơi vào tử cung gặp trứng.

Thuốc tránh thai là lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ

Uống thuốc tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt tạm thời do nội tiết tố trong cơ thể không ổn định. Tuy nhiên việc sử dụng kéo dài thường gây rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn do sự thiếu hụt canxi cùng với các vấn đề sức khỏe khác như giảm ham muốn, căng tức ngực, đau đầu,... Dưới đây là những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai thường gặp:

Vô kinh

Thường các trường hợp vô kinh là do uống thuốc tránh thai khẩn cấp không đúng cách, gây ức chế quá trình rụng trứng. Khi rụng trứng không xảy ra, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ không xuất hiện.

Kinh nguyệt tới muộn

Uống thuốc tránh thai có thể gây tình trạng kinh nguyệt tới muộn hơn 7 ngày so với chu kỳ bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng khi duy trì sử dụng thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai có thể gây kinh nguyệt tới sớm hoặc muộn bất thường

Kinh nguyệt tới sớm

Thường chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ kéo dài từ 28 - 32 ngày, có thể giữa các chu kỳ không đều nhau mà chênh lệch 2 - 3 ngày. Song nếu kinh nguyệt tới sớm hơn 7 ngày, nghĩa là một chu kỳ rụng trứng của bạn chỉ khoảng 21 ngày thì được gọi là tình trạng kinh nguyệt tới sớm.

Rong kinh

Rong kinh cũng là một trong những rối loạn kinh nguyệt mà người uống thuốc thuốc tránh thai gặp phải. Hiện tượng rong kinh khiến nhiều chị em nhầm thường kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, song đi kèm với đó là máu chảy nhiều hơn. Rong kinh kéo dài sẽ khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, da xanh xao, cơ thể mệt mỏi.

Ra máu âm đạo không liên quan đến chu kỳ kinh

Nguyên nhân khiến một số chị em uống thuốc tránh thai hàng ngày có hiện tượng ra máu bất thường là do bổ sung hàm lượng lớn hormone nội tiết khiến quá trình rụng trứng bị cản trở. Thường hiện tượng này không quá nghiêm trọng, nên cẩn thận ra máu có thể là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng khác

Rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai có thể đi kèm với các biểu hiện như: máu kinh màu đen, máu kinh vón cục, máu và dịch tiết âm đạo có mùi hôi,…

Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra trong thời gian đầu dùng thuốc tránh thai

2. Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?

Hầu hết chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai trong thời gian đầu do cơ thể tiếp nhận hormone nội tiết tố bổ sung lượng lớn trong khi nhịp hoạt động của cơ thể chưa quen với sự thay đổi này. Vậy rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?

Đi kèm với rối loạn kinh nguyệt thì chị em còn có thể gặp một số vấn đề như:

  • Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt.

  • Cảm giác căng tức ngực trong 2 - 3 tuần đầu liên tục khi sử dụng thuốc tránh thai.

  • Cảm giác buồn nôn thường xuyên trong khoảng 3 tháng đầu khi sử dụng thuốc tránh thai, nhất là khi uống thuốc lúc đói.

  • Tăng cân bất thường, không ít phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có cân nặng tăng lên nhanh chóng khó kiểm soát.

  • Đau nửa đầu có thể xuất hiện ở phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày do cơ thể chưa quen với hormone nội tiết tố bổ sung.

  • Giảm tiết dịch âm đạo: thường trong thời gian đầu dùng thuốc tránh thai, giảm tiết dịch âm đạo khiến chị em bị giảm ham muốn, cản trở quan hệ tình dục.

  • Khô mắt: Không chỉ bị khô dịch âm đạo, tác dụng phụ của thuốc tránh thai còn làm giảm tiết dịch chung trong cơ thể dẫn đến hiện tượng khô mắt.

  • Rối loạn tâm lý: Tâm trạng của phụ nữ khi sử dụng thuốc tránh thai thường không ổn định, đặc biệt một số nghiên cứu chỉ ra một số thuốc sử dụng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ.

Thuốc tránh thai cũng ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ

Những ảnh hưởng của thuốc tránh thai như rối loạn kinh nguyệt chỉ xảy ra trong một vài tháng đầu khi bắt đầu dùng. Sau đó, khi nội tiết tố ổn định hơn, cơ thể sẽ dần trở về trạng thái bình thường. Song cần lưu ý sử dụng thuốc tránh thai đúng cách, theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu quả của thuốc.

3. Khắc phục rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai

Mặc dù không quá nguy hiểm song rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai cùng các ảnh hưởng khác khiến chị em phụ nữ bị ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần tiêu cực. Các biện pháp sau sẽ giúp khắc phục tình trạng này:

3.1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Sử dụng thuốc tránh thai thường gây thay đổi nội tiết tố cơ thể bất thường, để hạn chế tình trạng này thì việc cần thiết là có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Các thực phẩm nên ưu tiên bao gồm: trái cây tươi, rau xanh, chế phẩm từ đậu nành,…

Đồng thời nên hạn chế các thức uống và thực phẩm không tốt như: rượu bia, thuốc lá,…

3.2. Giảm căng thẳng và mệt mỏi

Trạng thái tinh thần căng thẳng, thể chất mệt mỏi thường xuyên làm tăng tiết hormone cortisol - nguyên nhân gây ức chế hoạt động của buồng trứng. Vì thế, cần giảm căng thẳng và mệt mỏi tối đa để duy trì kinh nguyệt đều đặn cũng như giảm tác dụng phụ do thuốc tránh thai gây ra.

Để đảm bảo sức khỏe tinh thần, bạn có thể tìm đến các phương pháp như: thiền, yoga, tập thở, đọc sách, đi bộ, nghe nhạc,…

3.3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe chung, cũng giúp lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng mệt mỏi tốt. Đây được coi là liều thuốc tự nhiên hiệu quả giúp chị em phụ nữ điều hòa kinh nguyệt.

Tập thể dục giúp giảm căng thẳng, tăng lưu thông khí huyết và ổn định chu kỳ kinh nguyệt

3.4. Cân bằng nội tiết tố

Trong thời gian đầu khi dùng thuốc tránh thai hoặc bị rối loạn kinh nguyệt, nên sử dụng các sản phẩm cân bằng nội tiết tố nữ như: tinh dầu hoa anh thảo, mầm đậu nành,…

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai đa số là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, hãy chủ động đến khám bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề