Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Đội ngũ giảng viên của Khoa Nhân học hiện nay là các thầy cô có bề dày nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học ở trong và ngoài nước. Các thầy cô được đào tạo tại các trường Đại học danh tiếng trên thế giới như Đại học Amsterdam, Leiden (Hà Lan), Đại học Quốc gia Úc (Australia), Đại học Cambridge (Vương quốc Anh), Đại học Colorado (Hoa Kỳ), Đại học Toronto (Canada) …

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

  Giảng viên Khoa Nhân học Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Các bạn sẽ được học những gì?

Tại Khoa Nhân học của Trường Đại học KHXH&NH, ĐHQG Hà Nội, sinh viên và giảng viên khám phá những vấn đề thuộc về con người đang diễn ra trong hiện thực đời sống. Thầy cô và sinh viên cùng hoạt động tập thể, dựa trên một loạt các dữ liệu lưu trữ-dân tộc học, lịch sử, khảo cổ học, ngôn ngữ…để theo đuổi các câu hỏi liên ngành lớn hơn. Các mối quan tâm nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trải dài trong phạm vi các lĩnh vực quan trọng nhất đối với nhân học đương đạị được thể hiện qua các môn học ở khối ngành như lịch sử lý thuyết nhân học, nhân học số và hình ảnh, nhân học tôn giáo, nhân học y tế, nhân học giới, nhân học kinh tế, nhân học đô thị, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam …

>> Ngành Nhân học: Nghiên cứu toàn diện về con người

>> Trang Facebook của Khoa Nhân học

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

  Sinh viên và giảng viên khoa Nhân học tham gia buổi trình bày của NCS người Mỹ

Trong thời gian học tập tại Khoa Nhân học, các bạn sinh viên thường xuyên được tiếp xúc với các Giáo sư, Tiến sỹ quốc tế từ các trường Đại học danh tiếng trên thế giới đến Khoa giảng dạy và trình bày các nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nhân học. Sinh viên  được thụ hưởng các cơ hội liên quan đến chuyên môn cũng như nâng cao ngoại ngữ qua học thuật cũng như giao tiếp.

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

TS. Frank Proschan học giả Fulbright (Hoa Kỳ) tham gia giảng dạy tại Khoa Nhân học

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu tham gia trao đổi khoa học với các học giả quốc tế

Thực tập - thực tế là hoạt động quan trọng của sinh viên ngành Nhân học - sinh viên phải đến với cộng đồng để tìm hiểu về đời sống văn hóa của họ nhằm có những trải nghiệm trong văn hóa và thực hiện các kỹ năng nghiên cứu. Mục đích của hoạt động thực tập thực tế nhằm: (i) tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng kiến thức điền dã dân tộc học vào công tác thực địa và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng vào việc thu thập và xử lý thông tin trên đối tượng nghiên cứu (cộng đồng cư dân cụ thể) ở thực địa; (ii) qua đó hiểu rõ hơn những khối kiến thức lý thuyết đã học, đồng thời thấy được những khó khăn, thách thức trong nghiên cứu các đề tài cụ thể ở địa bàn nghiên cứu, (iii) từ đó đòi hỏi người học phải ý thức được yêu cầu làm chủ một cách linh hoạt và sáng tạo các vấn đề cơ bản của vấn đề nghiên cứu từ cả góc độ lý thuyết và phương pháp.

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Sinh viên Khoa Nhân học tham gia nghiên cứu thực địa

Trong thời gian học Đại học sinh viên Nhân học còn có cơ hội được học tập nghiên cứu và trao đổi tại các trường Đại học lớn ở Châu Âu, Trung Quốc. Đây là dịp để sinh viên có thể trải nghiệm ở môi trường học tập quốc tế, trau dồi thêm kiến thức làm hành trang cho cuộc sống trong tương lai.

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Sinh viên Nhân học thực tập ngắn hạn tại Đại học Upsala (Thụy Điển) và Đại học Gottingen (Đức)

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Sinh viên Nhân học tham gia Hội hè Hán Ngữ tại Nam Ninh (Trung Quốc)

Các bạn sẽ làm những công việc gì sau khi tốt nghiệp ngành Nhân học?

Với những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nhân văn được trang bị trong trường học, sinh viên ngành Nhân học khi ra trường có cơ hội làm việc trong nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văn với các vị trí công việc sau:

  • Giảng dạy, nghiên cứu về vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo, xã hội...
  • Các viện và các trung tâm nghiên cứu, cũng như ở các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội; các trường đại học, cao đẳng có ngành học liên quan;
  • Quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, quản lý điều hành các tour du lịch…
  • Chuyên gia quản lý dự án; chuyên gia đánh giá hiệu quả của dự án nhận tài trợ;
  • Cán bộ Ban dân tộc, Ban tôn giáo;
  • Cán bộ Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Tổ chức - Cán bộ;
  • Cán bộ Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch;
  • Biên tập viên, phóng viên của các tờ báo viết và các trang báo điện tử;
  • Biên tập viên, phóng viên, phát thanh viên của các đài phát thanh, truyền hình;
  • Cán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc, tôn giáo… trong các cơ quan quân đội, công an...
  • Các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương liên quan đến ngành học về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa;
  • Các cơ quan truyền thông: cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình...
  • Các công ty, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học;
  • Các cơ quan quân đội, công an...

Bạn đã sẵn sàng chưa? Còn chần chừ gì nữa chúng tôi đang rộng cửa đón chào bạn

Ngành Nhân học không đòi hỏi người học phải có những tư chất đặc biệt để thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, các yếu tố sau được coi là những tài sản quan trọng giúp bạn thành công với Nhân học:

  • Đam mê nhân học, ham mê học hỏi và nghiên cứu là một trong những chìa khoá để vươn tới thành công.
  • Khả năng làm chủ một ngoại ngữ thông dụng sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, vươn dài cánh tay ra bên ngoài biên giới quốc gia.
  • Nếu có thêm khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy rõ ràng thì dường như bạn là người có duyên với nhân học.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết giới thiệu sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Nhân học và nếu bạn yêu thích ngành học thú vị này thì hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển vào Khoa Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN để có cơ hội học tập trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé. 

>> Nhân học có khả năng đưa ra những dự báo tốt cho phát triển (Báo Nhân dân)

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ



Người biên soạn: PGS.TS Bùi Quang Thắng

Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mở đầu

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

1. Những hình ảnh đầu tiên mà các nhà nghiên cứu dân tộc học, lịch sử hay khảo cổ học có thể dựa vào đó để suy đoán hoặc ‘tái dựng” lại đời sống của người nguyên thủy chính là những bức vẽ  trên đá, trong hang động hoặc trên các lăng mộ: Những bức hình miêu tả về những con vật bình thường, những con vật thiêng, những cuộc săn bắn, những nghi lễ... quả thực đã trở thành những bằng cứ quý giá cho những suy luận và diễn giải khoa học về văn hóa của các bộ tộc thời xa xưa.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

2. Ở những thời kỳ mà người ta chưa phát minh ra máy ảnh, các nhà nghiên cứu dân tộc học (thời ấy chủ yếu là mô tả dân tộc chí- ethnography) đã phải sử dụng thêm những kỹ thuật bổ trợ như vẽ, ghi nốt nhạc, ghi đội hình múa...(thường là họ kết hợp với những chuyên gia ở các lĩnh vực trên) để mô tả lại những chân dung nhân chủng học, trang phục, những phong tục, nghi lễ hay nghệ thuật dân gian của các tộc người mà họ đã từng đi qua  hoặc đến để nghiên cứu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Việc loài người phát minh ra kỹ thuật chụp ảnh và điện ảnh đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến những nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là dân tộc học và nhân học.

- Lúc đầu, chụp ảnh -----.> “chụp ảnh chuyển động”

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Với kỹ thuật quay phim 16 ly người ta chỉ quay được 2 phút/1 cảnh và không có âm thanh. Vì vậy, muốn quay được những bộ phim dân tộc học, người ta thường phải mất vài năm. (chúng ta sẽ  được xem một  bộ phim thời kỳ này , đó là “Nanook of the Nord” của  Robert Flaherty). Tuy nhiên, thời kỳ này những bộ phim như vậy mới chỉ được coi là những “minh họa sống động” về những nền văn hóa khác  mà người “văn minh” muốn  tìm hiểu và thưởng ngoạn (tìm cái  khác lạ, kỳ thú)

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Máy quay phim 16 mm

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ


4. Đến khi, kỹ thuật làm phim màu và có âm thanh ra đời, đặc biệt là từ khi có kỹ thuật video, ngành nhân học hình ảnh mới thực sự đổi mới, cả về hình thức lẫn nội dung và quan điểm làm phim. Với kỹ thuật mới này, người ta có thể quay phim hàng giờ đồng hồ, có thể quay ở những điều kiện thời tiết, ánh sáng khác nhau, có thể ghi đồng bộ cả hình ảnh lẫn âm thanh, có thể tiến hành những phỏng vấn sâu hoặc những qua sát tham dự... nói chung tất cả những phương pháp nghiên cứu dân tộc học, nhân học truyền thống  đều có thể  được “refrest” ở kỹ thuật nghiên cứu này.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phim nhân học ngày càng trở thành nhánh nghiên cứu nhân học quan trọng khi giới nghiên cứu nhân học ngày càng coi trọng quan điểm:

+ Những khái quát hóa dân tộc học (theo trường phái thực chứng) tỏ ra lỗi thời (Không thể “phiên dịch” nền văn hóa này sang ngôn ngữ của nền văn hóa khác mà không bị sai lệch, mỗi nền văn hóa  có một mã văn hóa riêng...)

+ Nhân học không chỉ phân tích, diễn giải  văn hóa, xã hội của các tộc người (tức không chỉ có chức năng thông tin) mà còn phải biết truyền, chia sẻ cho người xem những xúc cảm của những người trong cuộc .

Như vậy, (a). trước hết phim nhân học phải thể hiện được tiếng nói của chủ thể và nhà làm phim- nhà nghiên cứu phải tham dự vào cuộc sống của cư dân bản địa; (b). Nhà làm phim- nhà nghiên cứu phải hiểu được ngôn ngữ, tâm lý, phong tục, tập quán của người bản địa hay của đối tượng khảo cứu.


Xem thêm bài "Phim nhân học giúp chia sẻ"

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5. Phim nhân học ngày nay đã mở rộng đối tượng nghiên cứu (không chỉ là văn hóa, xã hội của những tộc người ở xã hội bán khai, ‘man dã” nữa, nó đã hướng đến những vấn đề của cuộc sống đương đại, của những con người, dân tộc “văn minh”)


Xem thêm: "Phim nhân học không chỉ nói về xã hội truyền thống" 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

6. Có một điều tưởng như nghịch lý là: Phim nhân học càng phát triển thì đội ngũ những người làm phim nhân học không chuyên (không phải là nhân học, không được đào tạo chính quy) càng tăng lên. Chính sự đa dạng này giải thích sự chậm trẽ của lý thuyết về làm phim nhân học.

Vì vậy, người ta đã thống nhất với nhau một thuật ngữ chính xác hơn: Phim theo khuynh hướng nhân học.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.    Phim nhân học là một nhánh trong thể loại phim tài liệu (documentary film)

Có thể chia thành hai dòng phim lớn:

(1). Fiction- Film: Phim truyện, phim tái diễn lịch sử, phim hoạt hình (là những phim có tính chất nghệ thuật, có hư cấu)

(2). Non- Fiction Film: Những phim khoa học tự nhiên và tài liệu/ khoa học xã hội (phản ánh những sự kiện, những nhân vật có thật) như những phim tài liệu/ khoa học thường thức trên TV, những phim dân tộc học, nhân học và các khoa học xã hội khác

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1. Những thể loại phim tài liệu:

- Chia theo sự khác biệt về nội dung: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn (dân tộc học, nhân học, khảo cổ học, văn hóa dân gian, nghệ thuật học...), chân dung, tài liệu chiến trường, tài liệu thời sự, chăn nuôi, nghệ thuật....

- Chia theo sự khác biệt về ngôn ngữ thể hiện: phim sử dụng ngôn ngữ tổng hợp “điện ảnh trực tiếp”, phim câm,

- Chia theo phương pháp tiếp cận: Etic hay Emic, phim của nhà khoa học hay phim cộng đồng/ bản địa, hay cách tiếp cận hỗn hợp

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 1.2. Những thành tố của một bộ phim tài liệu

(1). Hình ảnh tĩnh (bản đồ, tranh, ảnh, biểu đồ, đồ thị)

(2). Hình động (phim, video, phim lưu trữ...)

(3). Âm thanh

- Âm nhạc (nghệ thuật)

- Hiệu ứng âm thanh (tiếng vọng, hiệu quả tiếng động)

- Âm thanh nền tự nhiên (tiếng gió, tiếng mưa, tiêng chim chóc, gà gáy, tiếng động, các thoại thổ ngữ, các âm thanh từ hiện trường...)

- Âm thanh trộn (từ tự nhiên hay kỹ xảo- remix,)

- Âm thanh nhân tạo (khi không thu được từ hiện trường thực tế)

(4). Văn bản  

- Tên phim (Titles)

- Chỉ định địa điểm hoặc tên nhân vật (intertitles)

- Phụ đề (subtitles): chỉ nghĩa đen (literal), phụ đề theo ngôn ngữ tộc người chủ thể của nền văn hóa được quay phim (emotive), phụ đề chuyển ngữ (dịch tương ứng với nghĩa của nền văn hóa khác)

- Lời bình (thuyết minh): Dìm âm thanh khác đi, chỉ làm nổi tiếng thuyết minh của phim

- Các hình thức hội thoại: phỏng vấn (interview), đối thoại của những người ngang bằng nhau  (Conservation), hai người đối thoại, tranh luận về một chủ đề  (Engagemen), tra khảo (internogration) và tự bạch (chủ thể nhìn vào ống kính, tự nói về mình, tạo sự đồng cảm cho người xem)

Xem thêm: Tiếng nói chủ thể trong phim nhân học

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Phim nhân học là nhánh của nhân học

2.1. Nhân học là gì? Mối quan hệ giữa Ethnography, Ethnology và Anthropology?

Xem thêm: Nhân học?

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.2. Phim nhân học là gì?

1.2.1.   Khái niệm:

Là một nhánh của thể loại phim khoa học/ tài liệu có nội dung là những diễn giải nhân học.  Tuy nhiên nó khác với nhân học (văn bản) ở chỗ: Nó không đưa ra bằng cớ bằng những số liệu hay những cứ liệu dưới dạng ngôn ngữ (đã được các nhà khoa học chuyển thành dạng ngôn ngữ khoa học, trìu tượng) mà dưới dạng tổng hợp- cảm tính từ những hình ảnh, âm thanh, lời nói.... Phim nhân học còn có ưu thế ở chỗ: ngoài việc đưa ra những thông điệp nó còn có khả năng truyền cảm (chia sẻ cảm xúc của người trong cuộc cho người xem).

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2.2.   Một vài cột mốc lịch sử của  phim nhân học (kinh điển)

(1). Felix- Louis Regnault (Khởi thủy)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(2). Robert Flaherty &“Nanook of the Nord”

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Nanook của phương Bắc (còn được biết đến với tên “ Nanook của phương Bắc: một câu chuyện về cuộc sống và tình yêu Bắc Cực ) là một  bộ phim tài liệu câm được sản xuất bởi Robert J. Flaherty, năm 1922. Trong truyền thống của những gì sau này được gọi là điền dã dân tộc học, Flaherty ghi chép lại cuộc đấu tranh của Nanook Inuk và gia đình mình ở miền  Bắc cực  Canada. Đâycó thể được coi là bộ phim  tài liệu dài đầu tiên, mặc dù Flaherty cũng đã bị phê phán vì có  sự  dàn dựng một số trình tự và do đó làm sai lệch thực tế của cuộc sống của đối tượng của mình.

Năm 1989, bộ phim này là một trong 25 bộ phim đầu tiên được lựa chọn để bảo quản trong kho phim quốc gia Hoa Kỳ tại Thư viện của Quốc hội (Library of Congress) với tư cách là những sáng tạo "có ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, hoặc thẩm mỹ".

Bộ phim đã được quay gần Inukjuak, trên vịnh Hudson ở phía bắc Quebec, Canada. Sau khi làm việc như là một Prospector và nhà thám hiểm Bắc Cực Canada về người Inuit, Flaherty đã quen thuộc với các đối tượng của mình và dự định quay phim tài liệu về lối sống của họ. Flaherty đã quay phim ở khu vực này trước giai đoạn này, nhưng cảnh quay đã bị phá hủy trong hỏa hoạn khi Flaherty đánh rơi một điếu thuốc lá vào phim âm bản (đó là nitrat rất dễ cháy)

 “Nanook của phương Bắc” được Flaherty quay bởi tài trợ bởi công ty lông thú Pháp Frères Revillon, bộ phim được quay từ tháng 8 năm 1920 đến tháng 8 năm 1921.

Với tư cách là bộ phim không hư cấu (non fiction) đầu tiên, “Nanook của phương Bắc” là tác phẩm  điện ảnh đột phá. Nó đã diễn tả một nền văn hóa ngoại lai (có nghĩa là, nền văn hoá bản địa và được coi là kỳ lạ đối với những người không phải là người Inuit) tại một địa điểm xa lạ, thay vì phản ánh thực tại bằng cách sử dụng diễn viên và đạo cụ ở một trường quay. Phương pháp truyền thống của người Inuit trong săn bắt, câu cá, xây dựng lều tuyết và những phong tục khác đã được hiển thị với độ chính xác, và câu chuyện hấp dẫn của một người đàn ông và gia đình của anh ta trong  đấu tranh chống lại thiên nhiên đã mang lại thành công lớn ở Bắc Mỹ và nhiều quốc gia khác .

Flaherty đã bị chỉ trích vì cách giả miêu tả các sự kiện được dàn dựng như một thực tế, mặc dù dàn dựng các sự kiện cho quay phim là chuẩn mực của các nhà làm phim tài liệu thời đó. “Nanook trên thực tế có tên là Allakariallak, trong khi "người vợ" thể hiện trong bộ phim không thực sự là vợ của anh ta. Theo Charles Nayoumealuk, những người được phỏng vấn trong Nanook Revisited (1988), " 2 phụ nữ trong Nanook - Nyla (Alice [?] Nuvalinga) và Cunayou (mà chúng tôi không biết tên thực sự) đã không phải là vợ của Allakariallak, nhưng trong thực tế là vợ có tính pháp lý của Flaherty”. "Và mặc dù Allakariallak thường sử dụng một khẩu súng khi đi săn , nhưng Flaherty lại khuyến khích anh ta sử dụng kiểu lối đi săn của tổ tiên gần đây để nắm bắt được cách người  Inuit sống trước khi có  ảnh hưởng của châu Âu. Mặt khác,  khi Flaherty cho các diễn  viên người  Inuit của mình sử dụng giáo thay vì súng trong cuộc săn lùng hải mã và hải cẩu, thì săn bắn thực sự đang là vấn  đề  thời  sự liên quan đến động vật hoang dã. Flaherty cũng phóng đại nguy hiểm để các thợ săn Inuit với tuyên bố của mình,  lặp đi lặp lại rằng, Allakariallak đã chết vì đói hai năm sau khi bộ phim được hoàn thành, trong khi thực tế thì ông này qua đời tại nhà, rất có thể do bệnh lao

Vào thời điểm đó, có rất ít phim tài liệu và có rất ít tiền lệ để hướng dẫn công việc của Flaherty. Ở thời Flaherty, dàn dựng hành động và cố gắng để chỉ đạo hành động phim tài liệu đã được coi là phi đạo đức đối với dòng phim vérité , bởi vì họ cho rằng như thế là nhà làm phim đã đánh lừa khán giả.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(3). John marshall 

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Marshall đã được sinh ra tại Boston, Massachusetts và lớn lên ở Cambridge, Massachusetts, và Peterborough, New Hampshire. Lần đầu tiên, vào năm 1949, cùng với gia đình của mình và  theo cha, ông đi du lịch sa mạc Kalahari, nơi có nhiều bộ lạc sinh  sống. Năm 1950, ông bắt đầu quay phim các cuộc phỏng vấn với người dân địa phương và cuối cùng trở thành một nhà  quay phim và nhà làm phim tài liệu. Năm 1968, Marshall và Tim Asch thành lập Documentary Educational Resources,, một tổ chức phi lợi nhuận dành riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài liệu đa văn hóa trong nhà tường. Năm 2003, Hiệp hội nhân học hình ảnh trao tặng  Marshall giải thưởng thành tựu trọn đời cho công việc của ông  về các xã hội săn bắn hái lượm. Marshall qua đời vì ung thư phổi vào tháng Tư, năm 2005.
Kho phim tài liệu thô của Marshall và những bộ phim và bộ sưu tập video đã được biên tập về người  Ju / ‘hoansi được lưu tại kho lưu trữ phim nghiên cứu con người, Viện Smithsonian. Với tên gọi chính thức là bộ sưu tập phim  và video John Marshall Ju/ 'hoansi Bushman. 1950-2000, bộ sưu tập này đã được thêm vào bộ nhớ của Sổ đăng ký Thế giới của UNESCO về  di sản tài liệu quan trọng trên thế giới trong tháng 7 năm 2009.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(4). Robert Gardner 

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Robert Gardner là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phim ở Đại học Harvard từ 1957 đến 1997. Ông được biết đến với công việc của mình trong lĩnh vực phim tài liệu (non fiction).

Ông là một nhà làm phim quốc tế nổi tiếng và là tác giả có tác phẩm không hư cấu kinh điển. Một số bộ phim nổi bật nhất của ông bao gồm “Chim chết” (1964), một bài thơ về bộ tộc Dugum Dani, một xã hội thời kỳ đồ đá tại một thời gian sống biệt lập ở cao nguyên New Guinea (Gardner là người lãnh đạo của Bảo tàng Peabody tài trợ cuộc thám hiểm nghiên cứu Dani trong 1961-1962); “Sông cát” (1974), một bài bình luận xã hội về những người Hamar tây nam Ethiopia, và rừng của Bliss (1985), một bài luận điện ảnh trên thành phố cổ của Benares, Ấn Độ , khám phá các nghi lễ, nghi thức, và các ngành công nghiệp liên quan với cái chết và tái sinh.

Gardner của bộ phim đã nhận được nhiều giải thưởng, bao gồm cả giải thưởng Robert J. Flaherty cho bộ phim không hư cấu tốt nhất (hai lần), Sư tử vàng cho Phim xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Florence (ba lần), và giải thưởng đầu tiên tại Trento, Dallas USA, Melbourne,Nuoro, EarthWatch, Athens, và các liên hoan phim San Francisco. Phim của ông đã được mời tham gia hầu hết các festival phim trên toàn thế giới, bao gồm Jerusalem, Bergen, London, Munich, Toronto, Montreal, Margaret Mead, Marseilles, Locarno, Cinema du Réel.

Robert Gardner nhận bằng  Cử nhân Nghệ thuật và Thạc sĩ Nghệ thuật từ Đại học Harvard. Ông là một thành viên của Học viện Mỹ thuật và Khoa học và Học viện Nghệ thuật Điện ảnh và Khoa học.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(5). Timothy Asch 

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Đạo diễn Timothy Asch

 Timothy Asch (16 Tháng 7, 1932 - 03 tháng 10 năm 1994, Los Angeles, California), là một nhà nhân học, nhiếp ảnh gia, và nhà làm phim dân tộc học. Cùng với John Marshall và Robert Gardner, Asch đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân học hình ảnh. Ông đặc biệt nổi tiếng với bộ phim Ax Fight (trận chiến bằng rìu ) và vai trò của mình với trung tâm nhân học hình ảnh c ủa đại học Southern California (USC)Asch đã được sinh ra ở Southampton, New York và học ở Trường Putney. Ông học tại Đại học Columbia, nơi ông nhận được bằng cử nhân ngành nhân học vào năm 1959. Trong khi tại Columbia, ông phục vụ như là một trợ lý giảng dạy cho Margaret Mead, người đã khuyến khích công việc của ông trong nhân học hình ảnh. Từ 1950-1951, ông theo học nghề với Minor White, Edward Weston và Ansel Adams ở Viện nghệ thuật San Francisco (trước đây gọi là Trường Mỹ thuật California). Ông đã nhận được bằng thạc sỹ với nghiên cứu châu Phi từ Đại học Boston  năm 1964.Asch đã được biết đến với tư cách là một nhà làm phim dân tộc học do kết hợp với Napoleon Chagnon c ùng  quay phim về  người Yanomami. Ông cũng đã  làm việc với nhà nhân học Jay Ruby.Năm 1968, Asch và John Marshall đồng sáng lập Documentary Educational Resources (DER), một tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ hỗ trợ, sản xuất và phân phối các dân tộc học, bộ phim không hư cấu, và tài liệu. Asch giảng dạy tại Đại học New York, Đại học Brandeis, và Đại học Harvard, trước khi gia nhập Đại học Southern California (USC) vào năm 1982. Ông trở thành Giám đốc của Trung tâm nhân học hình ảnh sau cái chết của người sáng lập Barbara Myerhoff. Trong thời gian của mình tại USC, ông đã tham gia Liên hoan phim Margaret Mead.

Asch đóng vai trò Giám đốc Trung tâm Nh ân h ọc h ình ảnh cho đến khi qua đời vì ung thư vào ngày 03 Tháng Mười năm 1994

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(6). Asen Balikci

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Nhà nhân học và nhà làm phim Asen Balikci là một nhà cải cách trong lĩnh vực phim dân tộc học và phim trong giáo dục. Sinh ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1929, ông được đào tạo tại Thụy Sĩ và đi vào nghiên cứu tại Đại học Columbia với Margaret Mead và những người khác, nơi ông giành được bằng tiến sĩ Nhân học

Từ 1957 đến 1965 Balikci tiến hành nghiên cứu thực địa với người  Netsilik Eskimos ở bờ biển Bắc Cực của Canada, kết quả  là sự ra đời của series phim  Netsilik Eskimo (1968), sau này được phát sóng liên tục ở các đài truyền hình quốc tế, từ đó  đời  sống  truyền  thống của người Eskimo được  biết  đến .

Balikci là tác giả của nhiều ấn phẩm bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, và Bungari, trung tâm về các chủ đề của dân tộc học của các dân tộc trên bờ biển Bắc Cực, pastoralism nói chung, và nhân chủng học hình ảnh. Ông là đồng chủ tịch của Chương trình trong phim dân tộc học (PIEF), từ 1966-1968, Chủ tịch Ủy ban Nhân học hình ảnh, từ 1983-1993, phó biên tập của Visual Anthropology (1986-1993), và biên tập viên của CVA Review (1986-1993).

Về loạt phim Netsilik Eskimo

Những bộ phim cho thấy thực tế trực tiếp của cuộc sống Eskimo truyền thống trước khi văn hóa châu Âu thâm nhập. Người  Netsilik Eskimos của khu vực Pelly Bay ở Bắc Cực thuộc Canada đã từ lâu sống tách biệt từ những người khác và phụ thuộc hoàn toàn vào đất và sự khéo léo của mình để duy trì cuộc sống thông qua sự khắc nghiệt của Bắc Cực. Việc quay phim đã được thực hiện trong mùa hè năm 1963 và 1964 và trong mùa đông cuối năm 1965 dưới sự chỉ đạo dân tộc học của Tiến sĩ Asen Balikci của trường Đại học Montréal, sự hỗ trợ của Guy Mary-Rousseliere, OMI, cả hai nhà nhân học có kinh nghiệm ở Bắc cực. Quentin Brown là Giám đốc sản xuất, và Kevin Smith điều hành sản xuất cho loạt phim này

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2.3. Phim nhân học để làm gì?

- Minh họa các nghiên cứu

- Đưa vào hệ thống giáo dục đại học và phổ thông

- Là một nghiên cứu chỉnh thể (với những quan điểm khác nhau như dân tộc học phản thân, “ không thể phiên dịch một nền văn hóa”, truyền đạt và chia sẻ cảm xúc toàn vẹn...)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.3. Hai hướng tiếp cận: (“nói hộ, nói về, nói cùng hay cùng đứng bên nói?”)

- Gián cách (“fly on the wall”[1]) hay  tham dự?)

- Emic hay  Etic?

- Lời bình (“voice of God[2]”) hay tiếng nói người trong cuộc?  

- Lý trí hay xúc cảm?

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.4. Đôi chút khác biệt giữa phim dân tộc học và nhân học?

        Phim dân tộc học

        Phim nhân học

(1). Cái truyền thống đang được bảo lưu  (nghiêng về trục thời gian,giới thiệu quá trình sự kiện)

(1). Cái truyền thống đang biến đổi (nghiêng về lát cắt đương đại)

(2). Nặng về miêu tả sự kiện (giải thích ý nghĩa của bản thân sự kiện )

(2). Sự kiện chỉ là cái cớ

     để nói về vấn đề xã hội nào đó

(3). Lý giải (thường bị phụ thuộc vào một quan điểm lý thuyết nào đó)

(3). Diễn giải (hiểu- diễn giải theo cách nhìn hiện tượng luận)

(4). Nội dung liên quan đến một sự kiện lớn, quan trọng của cộng đồng, nhân vật thường có vai vế trong cộng đồng

(4). Nội dung mang tính “tiểu sự” (bình thường, nhân vật không có vai vế quan trọng, thường ở tầng lớp dưới, thiểu số)

(5). Ít đề cập đến các xung đột

(5). Xung đột là điểm nhấn

(6). Thường nghiêng về etic

(6). Nghiêng về emic


Đọc thêm: Làm phim nhân học ở Việt nam- Những bước đi ban đầu và riển vọng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Phương pháp và quy trình làm phim dân tộc học và nhân học?

3.1. Nghiên cứu thực địa 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2. Hình thành ý tưởng phim

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.3. Quay phim thực địa

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.4. Tiến hành phỏng vấn ( cấu trúc, bán cấu trúc, phi cấu trúc, trò chuyện hay tự bạch)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.5. Dựng phim

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.6. Chiếu phim đã dựng (thô) cho cộng đồng xem và đánh giá

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.7. Quay bổ sung (nếu cần thiết và có thể)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.8. Dựng phim lần cuối

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4. Xem một số phim và thảo luận

4.1.Một số gợi ý khi xem phim nhân học

- Bối cảnh dân tộc học của thời điểm làm phim?

- Những thay đổi công nghệ- kỹ thuật ảnh hưởng tới cách làm phim? (phim câm, phim đen- trắng, phim 16 ly, và phim 32 ly, phim màn ảnh rộng, phim video với những kỹ thuật âm thanh, phụ đề, thuyết minh phong phú

- Quan điểm của nhà làm phim?

- Chú ý đến những thành tố cơ bản được phối hợp với nhau như thế nào?

- Thông tin gì được chuyển tải?

- Cảm xúc nào mà tác giả muốn chia sẻ?

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.2. Những phim cụ thể

(1). Nanook in the Nord (Nanuc ở phương Bắc) của Robert Flaherty

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Nội dung:

- Miêu tả cách sinh tồn của người Eskimo

- Trải nghiệm được thể hiện qua các hình ảnh cá nhân ở các thời tiết khác nhau

- Khai thác cách truyền dạy tri thức bản địa của người bản địa

Nhận xét (gợi ý):

- Nhà làm phim chú ý đến những hình ảnh cụ thể, sinh động (trẻ con, động vật) gắn liền với cuộc sống của thổ dân

- Mô tả được sự chống đỡ của con người với sự khắc nghiệt của tự nhiên? Đặc biệt nó bộc lộ được một cảm quan lãng mạn.

- Nhiều cảnh trong phim được tái dựng?

- Âm nhạc phương Tây được lồng vào?

- Sự tham dự của nhà làm phim?

- Trách nhiệm của nhà làm phim với cộng đồng?

- Phim truyền đạt được thông điệp và tình cảm gì?

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(2). Những bộ phim của J. Marshall: The Hunter  (Thợ  săn), Bitter Melons (Dưa đắng) 

Bộ phim The Hunters (1957)

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ


Lần đầu tiên,  trong một bộ phim nhân học, cuộc săn hươu cao cổ của bốn người đàn ông trong khoảng thời gian năm ngày được kể lại. Bộ phim được quay năm 1952-1953 trong dịp thám hiểm lần thứ ba do Harvard Smithsonian-Peabody tài trợ cho gia đình Marshall đến  châu Phi để nghiên cứu bộ  tộc  Ju / hoansi ', một trong vài  nhóm hái lượm, săn bắn còn sống sót  -. John Marshall là một người đàn ông trẻ tuổi khi ông thực bộ phim dài đầu tiên này. Là một quay phim thiên bẩm, ông đã  tìm thấy một chủ đề hấp dẫn, nó sẽ thống trị phần còn lại của cuộc đời ông. Ông đã quay hơn 600.000 feet phim (250 giờ phim) mà từ đó 24 bộ phim được biên tập. Giá trị của các cảnh quay như là một bách khoa toàn thư của cuộc sống người !Kung là vô song đối với bất kỳ ai trong lĩnh vực phim dân tộc học.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bộ phim "Dưa dắng" / Bitter Melons (1971)

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ


Bộ phim này được quay vào năm 1955, tập trung vào một nhóm nhỏ thổ dân / Gwi San sống trong các vùng đất khô cằn của sa mạc Kalahari trung tâm ngày nay Botswana. Những khó khăn của sự tồn tại hàng ngày của họ được dệt thành những bài hát của một nhạc sĩ mù, Ukxone, người sáng tác nhạc trên một cây cung săn. Bài hát của ông ta gợi lên cảnh quan Gwi và động vật hoang dã đa dạng của nó;  những cảnh quay miêu tả thói quen của cuộc sống hàng ngày của họ: thu thập thực phẩm, lấy nước, săn bắn động vật, và chia sẻ như một cộng đồng. "Dưa đắng," bài hát yêu thích của ông ta, về một người phụ nữ đã học được từ người  láng giềng Bantu để trồng hạt giống dưa này mặc dù những  người  trồng  trọt phản đối rằng dưa hấu dại có vị đắng. Bài h át, nhảy múa, cảnh quan, và cuộc sống đối với  người / Gwi San không tách rời;

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhận xét (gợi ý):

- Nhà làm phim đã sống với cộng đồng người Cung 3 năm

- Những cảnh quay về những cuộc đi săn khác nhau được dựng thành một diễn trình săn bắt

- Ngôn ngữ hình ảnh được tận dụng tốt? (dấu vết động vật? cây cỏ, phân động vật...)

- Phim truyền đạt được thông điệp và tình cảm gì?

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(3). Whose is the song? (Bài dân ca của ai?)

Đạo diễn: Adela Peeva, 2003

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ


Nội dung:

Với  mong muốn tìm kiếm của mình cho nguồn gốc thực sự của một giai điệu ám ảnh mình, nhà làm phim đi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Macedonia, Albania, Bosnia, Serbia và Bulgaria. Chuyến đi đầy bi kịch, hài hước, hồi hộp và bất ngờ khi công dân của mỗi nước nhiệt tình cho bài hát là của chính họ và thậm chí có thể cung cấp lịch sử gốc của giai điệu đó.
Bản nhạc nổi lên một lần nữa và một lần nữa trong các hình thức khác nhau: như một bài hát tình yêu, một bài thánh ca tôn giáo, ca cách mạng, và thậm chí một cuộc diễu hành quân sự. Những cảm xúc mạnh mẽ và có cả chủ nghĩa dân tộc cực đoan …

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhận xét (gợi ý):

- Ý tưởng về bộ phim? cách thể hiện ý tưởng này có gì đặc biệt?

- Phong cách làm phim?

- Những xung đột được miêu tả ở phim là gì? liên hệ với tộc người của bạn?

- Những thông điệp và xúc cảm bạn nhận được qua bộ phim này?

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(4). Ax Fight (Trận chiến bằng rìu)

Film: The Ax Fight


Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ


Một cuộc chiến nổ ra trong làng những người Mishimishimabowei-teri, vào ngày thứ hai khi Chagnon và Asch vào trong làng này năm 1971. Cuộc xung đột giữa dân làng của người Mishimishimabowei-teri và khách của họ từ làng khác. Các khách trước đây đã là một phần của người Mishimishimabowei-teri, và nhiều người vẫn có quan hệ với các thành viên của làng đó. Bạn bè của họ trong nhóm Mishimishimabowei-teri đã mời họ trở lại, nhưng các phe phái khác không hài lòng với điều này, phản ánh một sự căng thẳng liên tục trong ngôi làng lớn của hơn 250 người. Các khách từ chối làm việc trong một khu vườn, nhưng họ yêu cầu phải được cho ăn. Một khách đàn ông đánh đập một người phụ nữ đã từ chối để cho anh ta chuối ở vườn nhà mình. Cô chạy la hét và khóc trở lại làng, nơi chị cô an ủi cô ấy trong khi anh trai cô, chồng cô, và người thân của mình đã cố gắng giải quyết tranh chấp đầu tiên với câu lạc bộ và sau đó bằng rìu và dao phay. Cuối cùng, cuộc chiến làm lạnh xuống, như một người đàn ông bị thương, những người khác được đặt giữa hai nhóm, và phụ nữ đã ném những lời lăng mạ nhau.
Sự kiện này kéo dài khoảng nửa giờ, mười phút mà đã được quay. Bộ phim được xây dựng bốn phần. Đầu tiên bao gồm một phiên bản chưa được chỉnh sửa của quay phim đã nhìn thấy và các kỹ thuật viên âm thanh ghi lại, bao gồm cả ý kiến của các nhà làm phim (Chagnon than phiền ở một điểm đó là người thứ mười ngày nay đó là yêu cầu tôi cho xà phòng của tôi "). Sự hỗn loạn rõ ràng trong những phút đầu tiên được làm rõ trong phần thứ hai, trong đó Chagnon giải thích chuỗi các hành động trong cuộc chiến, các mối quan hệ giữa các diễn viên, và làm thế nào giải thích ban đầu bối rối của các nhà làm phim của các sự kiện trở nên mạch lạc. Các biểu đồ của phần thứ ba dòng truyền thừa trong các làng liên quan để minh họa cho mối quan hệ của cuộc chiến lâu dài mô hình xung đột và liên minh trong làng. Cuối cùng, trong một phiên bản chỉnh sửa của cuộc chiến, chúng ta thấy làm thế nào biên tập viên định hình "thực tế" để chúng ta xem.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhận xét (gợi ý):

- Đây là kiểu làm phim “Điện ảnh trực tiếp”

- Cấu trúc của phim: Sử dụng tư liệu thô để mô tả vụ ẩu đả, diễn giải bằng cách phân tích thân tộc (có lặp lại hình ảnh minh họa)

- Không sử dụng lời bình mà sử dụng các cuộc nói chuyện thật được ghi ở hiên trường

- Quay nhiều góc độ khác nhau, sử dụng zoom

- Thử suy nghĩ xem: Nếu bạn làm phim này bạn có thể có cách lý giải khác? hay có thêm bớt điều gì?

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(5). Dead Birds (Chim chết)

Đạo diễn: Robert Gardner

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

“Chim chết” (1964), một bài thơ về bộ tộc Dugum Dani, một xã hội thời kỳ đồ đá tại một thời gian sống biệt lập ở cao nguyên New Guinea (Gardner là người lãnh đạo của Bảo tàng Peabody tài trợ cuộc thám hiểm nghiên cứu Dani trong 1961-1962); “Sông cát” (1974), một bài bình luận xã hội về những người Hamar tây nam Ethiopia, và rừng của Bliss (1985), một bài luận điện ảnh trên thành phố cổ của Benares, Ấn Độ , khám phá các nghi lễ, nghi thức, và các ngành công nghiệp liên quan với cái chết và tái sinh.

Gardner của bộ phim đã nhận được nhiều giải thưởng, bao gồm cả giải thưởng Robert J. Flaherty cho bộ phim không hư cấu tốt nhất (hai lần), Sư tử vàng cho Phim xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Florence (ba lần), và giải thưởng đầu tiên tại Trento, Dallas USA, Melbourne,Nuoro, EarthWatch, Athens, và các liên hoan phim San Francisco.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(6). Thầy Đức/ Love man love women

Đạo diễn: Nguyễn Trinh Thi, 53', 2007

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ


Đây là một trong những phim nhân học đầu tiên của Việt Nam do nhà làm phim – nhà nghiên cứu Nguyễn Trinh Thi thực hiện. Phim về thầy Đức – một đồng cô trong đạo Mẫu –  tín ngưỡng bản địa ở Việt Nam với những câu chuyện về cuộc sống thường ngày của một người bóng và đồng thời cũng là một thầy shaman.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 (7). Khúc biến tấu Hầu Đồng

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ

Đạo diễn: Bùi Quang Thắng, 40'. 2012

Câu chuyện của Film bắt đầu từ việc các nghệ sỹ tham gia body art và festival Hầu Đồng ở lễ hội đền Lảnh Giang (mà tôi làm năm 2009). Các nghệ sỹ Lê Nguyên Mạnh, Nguyễn Hồng Phương & Lê Anh Hoài đã tìm thấy chất liệu đương đại và nguồn cảm hứng (các nghệ sỹ dùng chữ”rất phê”) ở các giá đồng trong lễ hội này. Từ đó ý tưởng về một trình diễn đương đại – khúc biến tấu của Hầu Đồng- đã nảy sinh. Và họ đã làm trình diễn “Đồng Cu”. Trình diễn này không chỉ mang lại khoái cảm nội tại cho những nghệ sỹ làm tác phẩm mà còn dẫn người xem đi từ thái cực của cảm xúc này đến thái cực của cảm xúc khác (tĩnh lặng, sầu não đến tưng bừng, rậm rật…). Chưa dừng ở đó, Hầu đồng không chỉ ám ảnh các nghệ sỹ một lần, nhất thời mà nó còn là nguồn cảm hứng bất tận cho họ… Đó là lý do mà Lê Nguyên Mạnh làm triển lãm tranh “BÓNG”

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(8). Khát vọng mã la


Đạo diễn: Bùi Quang Thắng, 13', 2010

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ


Làng Ma Oai, xã Phước Thắng, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là nơi  cộng đồng tộc người Raglai định cư. Bộ phim kể về đội Mã la của những người phụ nữ dòng họ Pinăng ở làng này.Mã la (bản ngữ gọi là Chhar) được coi là vât thiêng của người Raglai. Mỗi một cái Mã la có giá trị ngang một con trâu và Mã La được dùng như là phương tiện để giao tiếp với thần linh, với ma trong những lễ thức quan trọng như "Ja Jang" (cúng tổ tiên), "Chroh Atau" (lễ bỏ mả)...

Xưa kia, trong các nghi lễ đó, Mã la đều do nam giới đánh, còn phụ nữ không được phép đánh, vì theo quan niệm cũ, phụ nữ có kinh nguyệt và như vậy là ô uế. Ngày nay, những thay đổi xã hội đã khiến quan niệm cũ cũng dần thay đổi: Phụ nữ cũng được đánh Mã La, và thậm chí còn được mời đánh Mã la cho những nghi lễ quan trọng trong cộng đồng.

Xem thêm bài: Bộ phim "khát vọng mã la" và tiếng nói bình quyền của những người phụ nữ Raglai

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(9). Những mảnh ghép làng Baisha

Đạo diễn: Bùi Quang Thắng & Nguyễn Minh Đức, 27'. 2012

Baisha- tiếng Hán là "Cát trắng"- là tên một ngôi làng cổ cách thành cổ Lệ Giang (Vân Nam, TQ) 8 km. Ngôi làng cổ này đang trở thành một địa điểm hấp dẫn du khách bởi sự yên tĩnh và văn hóa bản địa. Nhiều nhà kinh doanh du lịch người Hán đã đầu tư vào phát triển dịch vụ du lịch ở ngôi làng này. Vậy những người bản địa ở đây (người Naxi, người Di, người Bạch) có làm du lịch không? Nếu họ làm thì họ phải thích ứng như thế nào? còn nếu không làm thì tại sao? (có liên quan gì đến cách suy nghĩ & lối sống truyền thống của người dân bản địa nơi đây?) Đó là câu chuyện được kể bởi bộ phim nhân học “Những mảnh ghép ở làng Cát Trắng”. Nhân vật trong phim là một người đàn ông Naxi mở Restorant, một người đàn ông người Di mở cửa hàng bán đồ lưu niệm truyền thống, một cô gái trẻ người Naxi làm kế toán và một người phụ nữ Hán kinh doanh dịch vụ khách sạn. 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(10). Một ngày của người đồng nát


Đạo diễn: Lê Tuấn Hưng-Trần Văn Hiếu, 15'30 min, 2010

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ


Trong xã hội hiện đại ở đô thị Việt Nam, phân tầng xã hội rất mạnh mẽ: Bên cạnh những tầng lớp thượng lưu, trung lưu, rất nhiều tầng lớp ở dưới đáy xã hội đang làm những nghề thấp kém như nhặt rác, đồng nát, đạp xích lô, xe ôm, bán vé số...

Bộ phim này kể về cuộc sống đời thường của một người phụ nữ rời làng quê ra Hà Nội làm nghề đồng nát. Các tác gỉa bộ phim hy vọng rằng, những người làm nghề đồng nát như nhân vật trong phim này sẽ nhận được sự chia sẽ từ công chúng ở những tầng lớp xã hội khác nhau trong xã hội của chúng ta.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(11). Yuer Yang
Đạo diễn: Bùi Quang Thắng, 51', 2007

Ứng dụng của Nhân học vào chuyên ngành nghiên cứu của ảnh chỉ



Yuer Yang (có thể dịch nghĩa tương đương với tiếng Việt là Lễ Cầu an đầu năm) là một trong năm công lễ quan trọng nhất của người Chăm. Bộ phim này được quay năm 2007 và được hoàn thành năm 2009. Sau khi bộ phim được dựng lần thứ nhất, nhóm làm phim đã quay trở lại Ninh Thuận để chiếu cho cộng đồng người Chăm và các vị chức sắc xem. Từ những ý kiến đóng góp, bổ sung của cộng đồng, đặc biệt của vị cả sư Quảng Đại Thương, nhóm làm phim đã biên tập và dựng lại bộ phim này một lần nữa.

Đây có thể coi là một phim dân tộc học theo quan điểm làm phim dựa vào cộng đồng: Các nghi trình của lễ Yuer Yang được diễn giải dựa trên sự đóng góp của các thành viên quan trọng của cộng đồng, bằng giọng điệu và ngôn ngữ của chủ thể.


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5. Ảnh dân tộc học/ nhân học

(Xem bài "Từ ảnh dân tộc chí đến ảnh dân tộc học/ nhân học")

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

6.Thực hành lập đề cương  một phim dân tộc học hay nhân học

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

[1] cách làm phim mà cứ như thể người dân bản địa không để ý đến sự hiện diện của đoàn làm phim (giống như những phim quay về động vật). Trong trường hợp này, nếu không phải là đặt máy quay lén thì người làm phim phải rất thân thiết và gần gũi với cộng đồng đến mức việc anh ta quay phim cũng quen thuộc như người khác cầm cái cuốc hay cái cày vậy.

[2] Phim sử dụng lời bình của nhà làm phim- nhà nghiên cứu. Những lời bình này thường mang ý nghĩa chủ quan, áp đặt của nhà làm phim- nhà nghiên cứu, bất chấp người dân bản địa hay cộng đồng hiểu về điều đó ra sao. (tức có sự gián cách giữa người dân và nhà nghiên cứu)