Ứng dụng công nghệ thông tin trong hành chính doanh nghiệp

Thứ sáu, 13/11/2020 22:12

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị; tập trung xây dựng chính quyền điện tử từ tỉnh đến cơ sở dần chuyển sang chính quyền số. Do vậy, công tác ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử tỉnh đã đạt được nhiều kết quả toàn diện, góp phần phát triển trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội đặc biệt là trong cải cách hành chính [CCHC].

Đồng chí Đào Xuân Kỳ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết: Tỉnh đã xác định việc ứng dụng CNTT gắn với CCHC giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó có ba vấn đề hết sức cấp bách. Một là, thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính. Hai là, sử dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành, xử lý hồ sơ, các công việc hàng ngày của các cơ quan nhà nước. Ba là, phục vụ dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh CCHC gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính theo các quy định của Chính phủ. Đến nay, việc ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa nền hành chính đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng và điều hành đô thị thông minh tỉnh Ninh Thuận.

Từ năm 2015 đến nay tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh kết nối từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến với 7 điểm cầu cấp huyện và kết nối mềm với 25 điểm cầu các sở, ban, ngành, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành từ tỉnh đến cơ sở. Cùng với đó, ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử vào hoạt động của các cơ quan nhà nước đã thay đổi được tư duy làm việc theo kiểu thủ công sang việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành của từng cán bộ, công chức, viên chức, giúp giải quyết công việc không bị giới hạn về thời gian, không gian; tiết kiệm giấy, mực, rút ngắn thời gian xử lý công việc, giảm bớt thời gian hội họp bằng việc trao đổi ý kiến trên mạng, nâng cao hiệu suất, hiệu quả công tác, từng bước hiện đại hóa nền hành chính. Tổng số văn bản đã số hóa 251.654 văn bản đến và 74.520 văn bản đi. Tỉnh đã xây dựng trục LGSP để liên thông văn bản 4 cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã.

Qua ứng dựng CNTT đã công khai, minh bạch hoạt động hành chính. Một trong những công cụ giám sát hiệu quả đó là hệ thống “một cửa điện tử” và “dịch vụ công”. Đây không chỉ đơn thuần là công cụ thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, mà còn là mức đánh giá hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tỉnh đã triển khai “một cửa điện tử” tích hợp trong Cổng dịch vụ công và cung cấp: 1.879 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, 3 và 4 đạt 100% kế hoạch đề ra. Tổng số hồ sơ tiếp nhận và cập nhật trên Cổng dịch vụ công trực tuyến 32.927 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ xử lý đúng và trước hạn 88,45%. Đồng bộ trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính lên Cổng Dịch vụ công quốc gia 11.190 hồ sơ, đạt tỷ lệ 94,84%. Bên cạnh đó, một trong những công cụ minh bạch thông tin tốt nhất cho các cơ quan nhà nước đó là cổng và trang thông tin điện tử, tỉnh đã tích hợp 18 trang thông tin điện tử thành phần của các sở, ban, ngành, 7 trang thông tin điện tử của UBND các huyện, thành phố và 21 trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, đoàn thể tạo môi trường giao tiếp, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

Việc ứng dụng, phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh đã có những đột phá mới, tạo chuyển biến lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; thay đổi phong cách, lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng nền hành chính công thực sự minh bạch, hiệu quả; cách thức tiếp cận, giao dịch giữa tổ chức, người dân và chính quyền cũng đã được chuyển từ phương thức truyền thống sang các phương thức hiện đại. CNTT đã trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực của tỉnh phát triển, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2020-2025, một trong những giải pháp được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hành chính các cấp”. Để đạt được mục tiêu trên, theo đồng chí Đào Xuân Kỳ, tỉnh cần tiếp tục ban hành một số văn bản bảo đảm môi trường pháp lý để thúc đẩy, triển khai ứng dụng CNTT. Đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT ở một số lĩnh vực có đủ điều kiện nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các ngành, các cấp; đồng thời tiếp tục cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thông tin đồng bộ, hiện đại; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT nhằm bảo đảm cho sự phát triển ứng dụng CNTT trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ ứng dụng CNTT với cải cách quy trình, thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp; đẩy mạnh việc xây dựng và sử dụng các phần mềm dùng chung, cơ sở dữ liệu, bảo đảm tính tương thích, đồng bộ và thông suốt để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp. Thường xuyên rà soát, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Cùng với đó, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ CCHC. Quan tâm sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác CCHC có năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để thực hiện việc rà soát, công khai các thủ tục hành chính được đầy đủ và kịp thời. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về tham gia các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Xuân Bính

Căn cứ Kế hoạch số 638/KH-UBND ngày 29/2/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, trong đó xác định từ nay đến hết năm 2017, tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính theo các quy định của Chính phủ. Đến nay, việc ứng dụng CNTT trong giải quyết các thủ tục hành chính đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể như:

Hệ thống hạ tầng CNTT cơ bản hoàn thiện, kết nối liên thông các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh; đảm bảo việc gửi nhận văn bản điện tử thay thế hình thức gửi nhận văn bản truyền thống; nâng cao chất lượng quản lý và điều hành trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển hạ tầng viễn thông và đảm bảo nguồn nhân lực CNTT.

Triển khai, sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tích hợp chữ ký số phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, đảm bảo kết nối liên thông từ cấp tỉnh tới cấp xã và yêu cầu kết nối liên thông vào hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành của Chính phủ.

Cán bộ, công chức cơ quan nhà nước đang trao đổi, giải quyết các thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp trên hệ thống một của điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Hệ thống thư điện tử của tỉnh đảm bảo yêu cầu sử dụng. Tăng cường chuyển nhận các văn bản qua hệ thống thư điện tử theo quy định, thay đổi thói quen sử dụng hệ thống thư điện tử miễn phí như: Yahoo, gmail, hotmail... trong trao đổi công vụ; đảm bảo trên 80% các văn bản, tài liệu thông thường của các cơ quan Nhà nước được gửi song song dưới dạng văn bản điện tử và văn bản giấy.

Tiếp tục khai thác và sử dụng tốt các hệ thống thông tin đã có; xây dựng các ứng dụng hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đảm bảo khả năng sẵn sàng và thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu Quốc gia nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao năng suất lao động, phát huy hiệu quả trong hoạt động quản lý và điều hành.

Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của Cổng Giao tiếp điện tử tỉnh; Tiến hành, nâng cấp một số trang thông tin của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/20 tỉnh, tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

Tập trung, đẩy mạnh sử dụng hệ thống một cửa điện tử tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính qua hệ thống một cửa điện tử tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4; ưu tiên triển khai các nhóm dịch vụ công mức 3, mức 4 các ngành Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giao thông vận tải, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Thường xuyên cập nhật thông tin thủ tục hành chính đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính qua hệ thống một cửa liên thông.

Từ kết quả của việc ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực điều hành và chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính, có thể thấy rằng, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thành, thị đã đánh giá cao vai trò, vị trí của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, xử lý công việc và giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, từ đó triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 2390/KH-UBND ngày 22/6/2015 của UBND tỉnh về đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020; cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu giải quyết các thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu trong ứng dụng CNTT để giải quyết thủ tục hành chính. Để đạt được kết quả như mong muốn, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, cần có sự chủ động, phối hợp chặt chẽ, quyết tâm hơn nữa của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị.

Nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, cần tiếp tục thực hiện tốt các nội dung ứng dụng ứng dụng CNTT, xây dựng nền hành chính hiện đại.

Triển khai có hiệu quả Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020 và hàng năm; đảm bảo 100% các đơn vị có mạng nội bộ cơ bản kết nối các phòng, ban, đơn vị trực thuộc cho phép trao đổi, chia sẻ thông tin; hạ tầng viễn thông đã kết nối cáp quang tốc độ cao đến tất cả các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện và xã; đảm bảo tốt việc truy cập Internet; mạng diện rộng của tỉnh dần hình thành trên cơ sở mạng số liệu chuyên dùng đã kết nối cáp quang, thiết bị đầu cuối đến 100% các cơ quan nhà nước.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao việc duy trì và khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống một cửa điện tử tích hợp dịch vụ hành chính công trực tuyến; hệ thống trang, thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống các phần mềm dùng chung đã được triển khai; thực hiện dần thay thế cách thức làm việc truyền thống bằng việc điều hành, quản lý, phân công nhiệm vụ trên môi trường mạng; tăng cường gửi, nhận văn bản điện tử qua phần mềm Quản lý văn bản và điều hành hoặc hệ thống Thư điện tử của tỉnh.

Việc điều chỉnh, thay đổi về cơ chế chính sách, quy định về thủ tục hành chính là việc làm thường xuyên và thực sự cần thiết để đáp ứng kịp thời những yêu cầu của công tác quản lý và thực tiễn của sự phát triển kinh tế - xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật mới về các quy trình làm việc, các quy định về thủ tục hành chính được thay đổi và các thủ tục hành chính mới cần được chuẩn hóa trong quy trình công việc, nội dung thực hiện, thời gian quy định, các biểu mẫu mang tính thống nhất, chuẩn hóa không phụ thuộc vào ý chủ quan của cán bộ được giao xử lý công việc cho từng công đoạn của hệ thống phần mềm một cửa điện tử tích hợp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Xây dựng hệ thống một cửa hiện đại tại UBND các huyện, thành, thị và UBND các xã, phường, thị trấn; đồng thời, khuyến khích công dân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tối ưu, khai thác tối đa dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các thủ tục hành chính.

Tại các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành, thị, thời gian tới thực hiện tốt ứng dụng hệ thống một cửa điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh; chuẩn bị nhân lực, phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyển giao trong quá trình tập huấn đào tạo; xây dựng các quy định, quy chế để vận hành hệ thống một cửa điện tử tích hợp cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan mình; tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn để các tổ chức, cá nhân biết và sử dụng hiệu quả hệ thống một cửa điện tử tích hợp cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành, địa phương mình.

Việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nói chung, ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính nói riêng và giải quyết thủ tục hành chính ở tỉnh cần một quyết tâm chính trị rất cao và sự nhất trí, đồng lòng của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh vai trò của nhà nước trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà quản lý, các chuyên gia, doanh nghiệp và sự tham gia của tầng lớp nhân dân với tư cách vừa là người thụ hưởng thành quả, vừa là tác nhân đóng góp, thúc đẩy quá trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong đời sống xã hội.

Nguyễn Hữu Việt - Phó Giám đốc Sở TTTT

Video liên quan

Chủ Đề