Tuổi trẻ có nên yêu không

Tình yêu không đến mức khó khăn và có nhiều việc phải nghĩ như vậy đâu. Và khi đã yêu rồi, cảm thấy tình yêu đơn giản vô cùng.

Trần Mạnh thân mến,

Khi đọc “Em nên tỏ tình với cô ấy hay chấp nhận cô đơn?”, anh có thể hiểu được tâm trạng của em. Chắc chắn em là chàng trai ngoan ngoãn, xác định yêu đương trong sáng và rất ít kinh nghiệm trong tình yêu, cảm xúc.

Ngày xưa anh cũng từng như em. Đó là khi mình còn trẻ tầm tuổi em vậy. Ngày đó khi mình thích một ai đó cùng tuổi hoặc sàn tuổi với mình, trong tâm lý thường đầy ắp sự so sánh.

Đó có thể đơn giản là mình học cao đẳng, cô ấy học đại học. Mình học đại học dân lập trong khi bạn gái học công lập. Mình ra trường muộn hơn cô ấy, nhà không giàu bằng cô ấy, cô ấy học giỏi hơn mình, cô ấy xinh đẹp, dễ mến hơn…v.v. Nói chung có vô vàn lý do mình đưa ra. Biết rằng nó sẽ cản trở tình cảm mình dành cho người ta song kì lạ không thể dứt ra được.

Chính vì vậy mà trong suốt những năm đáng ra là tuổi đẹp để yêu đương thì mình lại để phí hoài. Thời gian không đợi ai cả. Khi ta 21, 22 tuổi, ta yêu theo kiểu khác, đẹp và lãng mạn hơn. Còn khi ta ngoài 25 tuổi, ta yêu theo kiểu tính toán xa hơn. Bởi thế nên khi trẻ ta đừng vội suy nghĩ như một ông già. Ta sẽ bị thiệt thòi.

Mạnh không nên nghĩ một cách quá sâu như hiện tại. Tình yêu không đến mức khó khăn và có nhiều việc phải nghĩ như vậy đâu. Đôi khi chỉ là rung động và bày tỏ có thể nhanh chóng tiến tới tình yêu. Và khi đã yêu rồi, cảm thấy tình yêu đơn giản vô cùng. Đến mức mà nhiều khi mình thấy những lo lắng trước đây của mình chỉ hão huyền.

Con gái giờ cũng rất ít cô lấy chồng sớm khi mới 24, 25 tuổi trừ cuộc sống ở quê, không theo con đường ăn học. Đa số đều tính 27 tuổi mới lấy chồng nên việc yêu nhau sẽ có nhiều thời gian để chờ đợi và chuẩn bị cho tương lai hơn.

Nếu tình yêu không lợi dụng, không chơi bời như một số kẻ sở khanh hay làm, Mạnh hoàn toàn có thể bắt đầu một tình yêu và theo thời gian, tìm hiểu cô gái mình thích. Trước khi đi đến hôn nhân, hạnh phúc có nhiều việc phải làm và có nhiều thử thách cần phải vượt qua đã. Nghĩ đến cái kết hạnh phúc là điều mong mỏi của nhiều người nhưng ở tuổi 21, vẫn còn sớm và hơi ông cụ non đó Mạnh.

Cô đơn với một người nào đó khi đến tuổi yêu đương sẽ rất thiệt thòi, do đó, cần phải khắc phục sự thiếu thốn này. Mà để khắc phục được, không có cách nào khác là phải thử. Hãy yêu bằng tiếng gọi của trái tim, của tuổi 20 đầy khao khát để được cảm nhận sự thú vị của tình yêu đôi lứa, Mạnh nhé!

Tình yêu là đề tài muôn thuở và hấp dẫn đối với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Tất nhiên ở mỗi thời điểm, lứa tuổi khác nhau thì quan điểm về tình yêu cũng sẽ có những khác biệt.

Tuổi mới lớn [còn gọi là tuổi teen] với rất nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, bắt đầu tiếp xúc với nhiều mối quan hệ mới mẻ, những rung động đầu đời là điều không tránh khỏi. Nhiều người cho rằng, tình yêu ở lứa tuổi học trò là thứ tình cảm chưa “chín” và rất dễ đổ vỡ. Vậy thì các bạn trẻ có nên yêu hay không khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường? Đó là câu hỏi gây nhiều tranh luận và có những luồng ý kiến khác nhau. Thiên Phúc [học sinh Trường THPT Nguyễn Trung Trực, TX. Giá Rai] cho rằng: “Theo em thì nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là học tập cho thật tốt để có một tương lai vững chắc, bởi hiện tại mình vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình”. Còn Trọng Quý [sinh viên Trường đại học Bạc Liêu] thì nêu ý kiến: “Đã từng đi qua tuổi học trò, nên tôi hiểu rằng chuyện rung động trước một bạn khác phái ở tuổi mới lớn là điều bình thường. Yêu ở tuổi học trò không có gì là xấu, nhưng quan trọng là phải đảm bảo được việc tiếp thu kiến thức trên lớp, bảo ban nhau cùng tiến bộ trong học tập”. Còn theo các chuyên gia tâm lý, không thể nói học sinh nên yêu hay không, vì yêu ở giai đoạn nào, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ phụ thuộc vào bản thân bạn và con người mà trái tim bạn hướng đến. Nếu tình yêu làm cho bạn tốt lên, động lực tình yêu giúp bạn có kế hoạch rõ ràng cho tương lai thì tình yêu đó chẳng có gì phải né tránh. Ngược lại, tình yêu thời học sinh, sinh viên vẫn tồn tại không ít bất cập từ lối sống có phần buông thả của nhiều bạn trẻ, từ đó dẫn đến những hệ luy đôi khi vùi dập cả những tài năng.

Nếu tình yêu tuổi teen là sự ngây thơ, trong sáng và có phần bồng bột trong suy nghĩ, thì ở độ tuổi trưởng thành, nhiều bạn trẻ lại có cái “nhìn xa trông rộng hơn” về tương lai. Bạn Ngọc Diễm, nhân viên của một công ty bảo hiểm, cho rằng: “Tình yêu ở tuổi trưởng thành cần nhất là một người cho mình cảm giác an toàn, tìm một người phù hợp, hiểu nhau, tôn trọng nhau; tính cách, đạo đức là yếu tố quan trọng hơn hình thức”.

Yêu một người ra sao, ở lứa tuổi nào, thời điểm nào trong cuộc đời là sự lựa chọn của mỗi người, nhưng chắc chắn rằng một điều không thể thiếu trong tình yêu – đó chính là sự chân thành, lòng bao dung, cùng hướng đến mục tiêu xây dựng tương lai. Thực tế đã có không ít những câu chuyện tình thật đẹp để chúng ta luôn tin tưởng về quy luật của cuộc sống: tình yêu chân thành luôn được đền đáp một cách xứng đáng bằng chính sự chân thành. Câu chuyện tình yêu “cổ tích” của hai bạn trẻ Vũ Linh và Ngọc Mi là một ví dụ. Hai bạn đều từ nông thôn lên TP. Bạc Liêu học đại học, tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng luôn nỗ lực học tập, tình yêu nảy sinh từ sự đồng cảm và thấu hiểu. Sau khi tốt nghiệp ra trường, mỗi bạn một hướng đi riêng, cả hai luôn cố gắng phấn đấu cho tương lai. Vũ Linh chia sẻ: “Tôi làm rất nhiều công việc, bôn ba khắp nơi để lập nghiệp, có quãng thời gian lên tận Đà Lạt đến 2 năm nhưng bạn gái vẫn kiên nhẫn đợi chờ tôi”. Và sau 5 năm phấn đấu, hai bạn trẻ đã về chung một nhà, có một cơ ngơi khá căn bản tại TP. Bạc Liêu. Ngọc Mi hạnh phúc chia sẻ: “Điều quan trọng hơn cả là cả hai đứa đã thực hiện được ước mơ cùng chăm lo cha mẹ hai bên có cuộc sống tốt hơn”.

Chuyện tình đẹp của hai bạn trẻ một lần nữa cho chúng ta thấy, tình yêu dù trong thời đại nào cũng luôn cần được nuôi dưỡng, vun đắp trên nền tảng: lòng chung thủy, tình yêu thương và cả trách nhiệm…

Ban Tuyên giáo tổng hợp

Mục lục bài viết

  • 1. Tình yêu học trò, nên hay không nên?
  • 2. Điểm tích cực trong tình yêu tuổi học trò
  • 3. Những tiêu cựctrong tình yêu tuổi học trò
  • 4. Yêu sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
  • 5. Yêu sớm có ảnh hưởng đến tương lai không?
  • 6. Yêu sớm có ảnh hưởng đến hôn nhân sau này không?

1. Tình yêu học trò, nên hay không nên?

Bạn thân mến,

Hầu hết mọi vấn đề đều có hai mặt: tốt và xấu. Tình yêu sớm cũng vậy. Tình yêu tuổi học trò là tốt hay xấu là tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu như hai bạn vẫn biết nhiệm vụ chính hiện tại của mình là gì và cùng giúp đỡ nhau cố gắng, biết tự chủ và sắp xếp đảm bảo cho tình yêu đó không ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống thì nó sẽ là những tình cảm thật đẹp và đáng nhớ. Tuy nhiên tình yêu tuổi mới lớn cũng có rất nhiều khó khăn. Trong tình yêu khó tránh khỏi những cãi cọ nhỏ. Khi xảy ra những trắc trở, cãi cọ, đổ vỡ,…nếu các bạn không biết tự điều khiển cảm xúc sẽ khiến các bạn mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến học tập. Mặt khác, những tình yêu sớm để giữ được lâu bền cũng không dễ dàng. Khi bị phản bội, chia tay,… nó có thể để lại nhiều tổn thương tâm lý hoặc ảnh hưởng đến tình yêu sau này. Bởi vậy việc bố mẹ bạn lo lắng, không muốn con cái mình yêu ở lứa tuổi này cũng là điều dễ hiểu.

Tình yêu học trò có cả những mặt lợi và hại. Từ khi hai bạn yêu nhau, việc học tập cuộc sống hàng ngày có bị ảnh hưởng gì không? Các bạn có gặp nhiều khó khăn không? Nếu tiếp tục giữ mối quan hệ ấy trong khi bố mẹ cấm đoán thì hai bạn có cảm cảm thấy thế nào? Bạn hãy suy nghĩ thật kĩ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho mình nhé! Bạn có thể chỉ giữ mối quan hệ giữa hai bạn ở mức tình cảm bạn bè cùng giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Hoặc nếu tiếp tục tình yêu ấy, bạn hãy giữ tình yêu ở giới hạn, không đi quá xa đồng thời cố gắng học tập tốt hơn, trở thành đứa con ngoan ngoãn, biết quan tâm đến ba mẹ nhiều hơn và thường chia sẻ, tâm sự chia sẻ với ba mẹ những khó khăn của mình. Hãy chứng minh với ba mẹ rằng tình cảm của hai bạn là trong sáng. Ngoài ra hai bạn có thể hạn chế hẹn hò hơn, khi ra ngoài đi chơi, có thể xin phép ba mẹ để ba mẹ tin tưởng và yên tâm hơn.

Hi vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn !

Chúc bạn luôn vui !

2. Điểm tích cực trong tình yêu tuổi học trò

- Tiến Bộ hơn trong học tập:

Nếu như biết định hướng rõ ràng, và thông minh khi yêu thì tình yêu ở thời điểm tuổi học trò có động lực rất lớn trong việc giúp cả hai bạn tiến bộ hơn trong học tập. Còn gì tuyệt hơn khi cả bạn và người ấy cùng cố gắng phấn đấu để trở thành những học sinh xuất sắc của lớp.Vì yêu nên bạn sẽ luôn có cảm giác cần cố gắng, hoặc có chút gì đó cạnh tranh để không muốn thua kém người ấy.Lúc này tình yêu thời học sinh sẽ có tác dụng rất lớn giúp bạn và người ấy luôn trong trạng thái cùng cố gắng.

Yêu tuổi học trò có thể giúp cả hai cùng tiến bộ.

-Luôn duy trì cảm giác hạnh phúc, lâng lâng:

Tình yêu tuổi học trò là thứ tình yêu trong sáng, lung linh và không toan tính nhất. Thời điểm này, cả hai đang ngập tràn trong cảm giác lâng lâng, chút ngọt ngào của tình yêu đầu đời.Chính cảm giác này giúp cả hai luôn cảm thấy phấn chấn hơn.Nếu xét ở góc độ tích cực thì điều này sẽ giúp bạn và người ấy luôn yêu đời, không dễ để tình yêu làm sao nhãng đến việc học.

-Có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống

Khi còn là học sinh, chắc hẳn ai cũng muốn có một người quan tâm giúp đỡ mình mỗi khi gặp khó khăn.Tình yêu tuổi học trò rất đẹp, không toan tính, không vụ lợi.Khi yêu cả hai có thể giúp đỡ nhau mọi thứ trong cuộc sống, từ việc học hành đến những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.Ở thời điểm này, mọi sự quan tâm của đối phương đều giúp người còn lại cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn trong cuộc sống.

Nếu biết cách cân bằng việc học tập, bạn sẽ trả lời được câu hỏi ''tình yêu tuổi học trò nên hay không?"

3. Những tiêu cựctrong tình yêu tuổi học trò

- Sao nhãng việc học hành

Khi yêu ở tuổi học sinh, nếu cả hai biết đặt việc học lên hàng đầu, thì tình yêu sẽ là chất xúc tác giúp cả hai tiến bộ hơn.Tuy nhiên, trường hợp ấy khá ít, đa số tình yêu tuổi học trò sẽ khiến các bạn sao nhãng việc học tập. Bởi khi ấy mọi thời gian bạn đã dành cho người kia, luôn suy nghĩ, nhớ nhung, nhắn tin, chat mạng rồi trao nhau những stt nhớ nhung... thì còn lấy đâu thời gian dành cho việc học.

- Thiếu kinh nghiệm cuộc sống

Khi nảy sinh tình yêu với người kia ở tuổi học trò, lúc ấy, bạn chỉ muốn dành trọn cho người đó mà chẳng cần suy nghĩ nhiều. Chính sự non nớt trong suy nghĩ, trong trải nghiệm sống, nhiều cô cậu học sinh đã mắc phải những sai lầm, mà người chịu thiệt thòi chính là bản thân các bạn.Tình yêu ở tuổi học trò, chỉ dùng cảm xúc, không dùng lí trí, khi yêu chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là đúng hay sai. Chính sự thiếu kinh nghiệm này đã dẫn đến nhiều trường hợp tình yêu không được bền lâu, dễ dàng chia tay sau một thời gian ngắn.

- Dễ để lại hậu quả về tình dục

Tuổi học trò là giai đoạn cơ thể bắt đầu thay đổi ở cả nam và nữ. Lúc này sự tò mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy là nguyên do dẫn đến những hậu quả khó lường, mà người cuối cùng phải chịu tổn thương chính là các bạn nữ. Vì vậy nếu không tỉnh táo khi yêu ở tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những câu chuyện đáng buồn.

- Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ

Sự nông nổi của tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm ở các em học sinh.Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý, cấm đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Có thể nói tình yêu tuổi học trò có quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ và có đủ thông minh khi yêu.

4. Yêu sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới việc học hành, tình trạng học sinh yêu sớm và có nhữngquan hệ thân mật, gần gũi, đi quá giới hạn cho phép còn có thể gây ra những tổn thương lớn cả về thể chất lẫn tinh thần đối với những “người trong cuộc”. Trong trường hợp này chịu nhiều thiệt thòi nhất thường thuộc về các nữ sinh.

Trên thực tế nhiều nữ sinh tỏ ra bối rối, không biết xử trí ra sao khi lỡ ăntrái cấm” và kết quả là, cái thai trong bụng cứ lớn dần lên trong khi các em chưa đủ các điều kiện để làm mẹ. Khi đối mặt với hoàn cảnh này, đa số nữ sinh đã phải “nhắm mắt đưa chân” chấp nhận đi nạo hút thai để được tiếp tục đến trường. Tỉ lệ học sinh nữ nạo phá thai ở các cơ sở y tế đang tăng lên đến mức bạo động. Khi mà còn ở cái độ tuổi vui chơi nô đùa, chúng lại phải đối mặt với vấn đề sinh tử. Nạo phá thai ở tuổi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến cổ tử cung, gây hại đến khả năng sinh sản sau này cho trẻ. Chưa kể đến tâm lý trẻ sau khi phá thai, luôn bị ám ảnh sợ hãi mọi người xung quanh, dễ dẫn đến tự kỷ và các vấn đề về thần kinh.

Trong số đó không ít bạn do mặc cảm, xấu hổ, sợ gia đình, thầy cô và bạn bè biết chuyện sẽ gièm pha, đàm tiếu, nhiều em đã tự tìm đến các cơ sở phá thai tư nhân để giải quyết hậu quả bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra...

Không ít bạn do mặc cảm, xấu hổ, sợ gia đình, thầy cô và bạn bè biết chuyện sẽ gièm pha, đàm tiếu, nhiều em đã tự tìm đến các cơ sở phá thai tư nhân để giải quyết hậu quả bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra.

5. Yêu sớm có ảnh hưởng đến tương lai không?

Vì yêu quá sớm mà nhiều bạn trẻ còn chưa trang bị đủ kiến thức bảo vệ cho bản thân mình. Nhiều bạn trẻ vì đã lỡ "mang bầu" và bầu quá to, phải cưới chạy, cưới chui. Lúc này việc học dang dở, gián đoạn, tương lai sự nghiệp cũng từ đó mà bị ảnh hưởng theo.

Thay vì ở cái tuổi còn đi học, được đến trường, vui chơi, phấn đấu cho sự nghiệp, hoài bão của tương lai thì bạn phải gồng mình để học làm dâu, làm vợ, làm mẹ... Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của mình như bé nhỏ lại nếu vướng vào hôn nhân bất đắc dĩ. Chưa kể, nếu người yêu/ chồng bạn cũng trẻ tuổi như bạn. Chắc chắn cuộc sống vợ chồng của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bạn sẽ phải bươn trải, vất vả nhiều hơn, bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền, bởi trách nhiệm gia đình, con cái. Khi bạn kết hôn quá sớm, việc học bị đứt ngang, sẽ không có bằng cấp để bạn được tuyển dụng vào những vị trí việc làm như mong muốn.

Khi bạn kết hôn quá sớm, việc học bị đứt ngang, sẽ không có bằng cấp để bạn được tuyển dụng vào những vị trí việc làm như mong muốn...

6. Yêu sớm có ảnh hưởng đến hôn nhân sau này không?

Cuộc sống hôn nhân của những bạn yêu sớm có thể không hạnh phúc. Có rất nhiều cặp vợ chồng quá trẻ đến với nhau rất dễ tan vỡ. Bởi ở cái tuổi quá trẻ, họ vẫn chưa trải nghiệm hết sự đời, họ vẫn muốn dành nhiều thời gian để chơi hơn là trách nhiệm gia đình. Cuộc sống sẽ rất mệt mỏi nếu cả hai bạn còn quá trẻ. Cứ thử hình dung, hai bạn về ở cùng nhau sẽ dễ dàng cãi vã nhau như việc đùn đẩy nhau trông con hay tranh nhau làm một cái gì đó...

Chưa kể, nếu mối tình thời trẻ của bạn tan vã. Song nó lại để cho bạn quá nhiều kí ức sâu đậm. Bạn kết hôn với người chồng/ người vợ hiện tại nhưng vẫn nhớ về người xưa và đôi lúc thường hay so sánh...Nếu đối phương là người hay ghen, hoặc họ không thể chấp nhận được mình là "người đến sau" hay quá khứ của bạn vì lí do như bạn đi quá giới hạn, bạn yêu người ta quá lâu...Chắc chắc cuộc sống hôn nhân của bạn sẽ không hạnh phúc bởi những cảm xúc dày vò.

Tình yêu luôn biến chúng ta thành những những con người mới, nhiều người có thể thay đổi vì tình yêu, đó có thể là thay đổi tích cực nhưng đôi khi nó cũng trở nên tiêu cực hơn. Chính vì vậy, khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn cần xác định rõ nhiệm vụ của bạn là học thật tốt để bố mẹ và thầy cô vui lòng, đó cũng chính là tương lai, sự nghiệp của chính bạn. Hãy vì một tương lai tươi sáng mà nói không với tình yêu khi bạn đang là học sinh nhé. Chúc các bạn học sinh có quyết định đúng đắn của mình!

Bộ phận tư vấn tâm lý - Công ty Luật Minh Khuê

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến; không phải là ý kiến tư vấn cuối cùng của chuyên gia tâm lý.Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúpvề tâm lýquý kháchhãy gọi đếntổng đài tư vấn tâm lý:1900.6162chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !

Video liên quan

Chủ Đề