Tử tù nguyễn hải dương sinh năm bao nhiêu năm 2024

Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết pháp luật không cấm nhưng không nên công bố hình ảnh việc tiêm thuốc độc đối với tử tù Nguyễn Hải Dương.

Sáng 18/11, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Công an Tô Lâm trao đổi với báo chí về việc một số tờ đăng tải thông tin, hình ảnh thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc với Nguyễn Hải Dương, kẻ gây ra vụ thảm sát khiến 6 người trong một gia đình tử vong ở Bình Phước. Bộ trưởng cho biết sẽ kiểm tra lại ở địa phương bởi theo phân cấp thì tỉnh Bình Phước xử lý.

Tử tù nguyễn hải dương sinh năm bao nhiêu năm 2024
Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ảnh: T.Q.

Thượng tướng Tô Lâm nói luật không cấm đăng đăng tải những thông tin, hình ảnh tiêm thuốc độc với tử tù Dương. "Tuy nhiên không nên làm việc đó, không nên đưa những thông tin đó", Bộ trưởng Công an nói và cho biết sẽ xem xét lại việc này.

Người đứng đầu ngành công an cũng thông tin, vừa qua một số trang mạng xã hội đưa tin về việc cơ quan chức năng đã tiến hành lấy nội tạng của tử tù Nguyễn Hải Dương. "Thông tin này hoàn toàn là tin thất thiệt. Hiện, chúng ta cũng chưa có cơ sở pháp lý cho việc tiếp nhận tạng của tử tù", tướng Tô Lâm khẳng định.

Bộ trưởng Công an nói hiện án tử hình tồn đọng khá nhiều.

Trước đó, sáng 17/11, ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước cho biết cơ quan chức năng đã hoàn tất việc thi hành án đối với tử tù Nguyễn Hải Dương (sinh năm 1991, quê An Giang). Khi kết thúc thi hành án, thi thể tử tù được hội đồng thi hành án làm các thủ tục để bàn giao cho gia đình lo hậu sự.

Theo nội dung vụ án, sáng 5/7/2015, Dương cùng Trần Đình Thoại đến nhà ông Lê Văn Mỹ (ngụ xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước) với mục đích giết người, cướp tài sản nhưng thất bại. Sau đó Thoại không đi nữa nhưng vẫn mua dao giúp Dương gây án.

Đến rạng sáng 7/7, Dương cùng Tiến từ Hóc Môn xuống Bình Phước, sau đó đột nhập vào căn biệt thự của ông Mỹ rồi khống chế 6 nạn nhân để Dương ra tay sát hại. Sau khi gây án cả 2 còn lấy đi tiền và một số tài sản trị giá gần 50 triệu đồng.

Dương khai nhận thực hiện hành vi sát hại 6 người trong gia đình ông Mỹ là để trả thù tình khi bị chị Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ) từ chối tình cảm.

Ngày 17/7/2015, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, lưu động và tuyên bị cáo Dương và Tiến án tử hình, Trần Đình Thoại 16 năm tù về 2 tội danh Giết người và Cướp tài sản.

Chiều 18/7, tòa cấp phúc thẩm tuyên y án với các bị cáo.

Tội ác của tử tù Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở Bình Phước Sau khi sát hại 6 người trong căn biệt thự, 3 kẻ giết người lần lượt đền tội. Ngày 17/11, cơ quan chức năng thi hành án đối với tử tù Nguyễn Hải Dương.

Thắng Quang

Nguyễn Hải Dương tử tù Nguyễn Hải Dương tiêm thuốc độc với Nguyễn Hải Dương tử tù thi hành án Nguyễn Hải Dương bữa cơm cuối của tử tù

- Bị cáo Vũ Văn Tiến: Tử hình về tội "Giết người", 7 năm tù về tội "Cướp tài sản", tổng hợp hình phạt chung là tử hình

- Bị cáo Trần Định Thoại: 13 năm tù về tội "Giết người" và 3 năm tù về tội "Cướp tài sản", tổng hợp hình phạt chung là 16 năm tù.Bản án- Nguyễn Hải Dương - Tử hình

- Vũ Văn Tiến - Tử hình

- Trần Đình Thoại - 16 năm tùTranh tụng(đang chờ xét xử)Giải thưởng- 6h00 sáng ngày 17/11/2017 tử tù Nguyễn Hải Dương đã thi hành án tử tại Bình Dương bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Vụ thảm sát ở Bình Phước là vụ án giết 6 người gây chấn động xảy ra ở Xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Vụ trọng án đã thu hút mạnh dư luận quần chúng trong cả nước bởi tính chất giết người hết sức dã man.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện trường xảy ra vụ án là căn biệt thự, cũng là cơ ngơi gồm trụ sở làm việc và 2 khu chế biến gỗ khá bề thế rộng khoảng 1000m2 của gia đình ông Lê Văn Mỹ (SN 1967, tên thường gọi là Quốc) tọa lạc ngay cạnh Quốc lộ 13, thuộc ấp 2, xã Minh Hưng (Chơn Thành) với tên giao dịch pháp lý là Công ty sản xuất chế biến gỗ Quốc Anh.

Hiện trường[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng 7 giờ sáng 7/7/2015, bà Đoàn Thị Cẩm Loan người làm công cho gia đình ông Lê Văn Mỹ (Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước) như thường lệ, bà Loan vào cửa sau ngôi biệt thự để bắt đầu ngày làm việc thì phát hiện cánh cửa này khóa kín. Đây là điều bất thường. Vì hàng ngày bà Ánh Nga thường thức giấc rất sớm để điều hành công việc. Bà Loan đành vào nhà bằng cửa trước. Khi đẩy cửa bước vào, bà Loan tá hỏa khi trông thấy ông Lê Văn Mỹ (chồng bà Ánh Nga), bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga và Lê Quốc Anh (con trai ông Mỹ và bà Nga), nằm chết trong tư thế bị trói.

Ông Mỹ bị trói chân, bà Nga bị trói tay, nhét giẻ vào miệng, và đầu bị trùm kín khăn. Bà Loan vừa la thét vừa chạy lên lầu kêu gọi đứa con gái của bà Nga là Ánh Linh (sinh viên đại học). Tại phòng ngủ, bà trông thấy Ánh Linh và Dư Ngọc Tố Như (cháu gọi bà Nga bằng dì) đã chết trong tư thế bị trói tay. Riêng em Dư Minh Vỹ, 14 tuổi (cháu, gọi bà Nga bằng dì) hung thủ đã đuổi theo sát hại em tại vị trí phía trong tường rào gần cổng. Duy nhất bé gái con gái út của ông Mỹ tên Na (18 tháng 14 ngày tuổi) may mắn sống sót.

Khám nghiệm hiện trường cho thấy các nạn nhân bị sát hại trong tư thế bị trói. Hiện trường cho thấy nhiều khả năng đây là vụ giết người cướp tài sản.

Thành lập Ban chuyên án[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi xảy ra thảm án chấn động dư luận ở Bình Phước, thực hiện sự chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an một Ban chuyên án đã được thành lập. Nhiều tướng lĩnh, điều tra viên cao cấp, trinh sát giỏi đã được huy động. Trong số đó, nhiều người đã từng tham gia những chuyên án nổi tiếng như vụ án Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa.

Ban chỉ đạo chuyên án:

  • Trưởng ban: Thượng tướng Lê Quý Vương - Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.

Ban chuyên án:

  • Trưởng ban: Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát
  • Phó ban: Trần Phúc Thắng - Giám đốc Công an Tỉnh Bình Phước
  • Thành viên: lãnh đạo các đơn vị thuộc
    • Tổng cục Cảnh sát
    • Tổng cục An Ninh
    • Công an Tỉnh Bình Phước

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Đối tượng Nguyễn Hải Dương và Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ) có quan hệ tình cảm yêu nhau, nhưng bị gia đình của Linh không đồng ý, nên Linh chủ động chia tay. Khoảng tháng 4, 2015, Nguyễn Hải Dương nảy sinh ý định giết Linh và gia đình nhà ông Mỹ, cướp tài sản để trả thù.

Quá trình gây án[sửa | sửa mã nguồn]

Chuẩn bị[sửa | sửa mã nguồn]

Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội, đối tượng Nguyễn Hải Dương lên kế hoạch mua:

  • 1 súng bắn bi (giá 6 triệu đồng)
  • 1 khẩu súng điện (giá 2 triệu đồng)
  • 1 con dao Thái Lan (dài 30 cm)
  • 1 dao bấm lưỡi (dài 7 cm)
  • 1 sim rác (để liên lạc)
  • Găng tay; khẩu trang bịt mặt; 10 dây rút nhựa; 1 cuộn băng keo dính (để bịt miệng nạn nhân).

Mượn xe máy của Trần Thị Trinh (dì của Dương) để đến địa điểm gây án.

Lên kế hoạch[sửa | sửa mã nguồn]

Trưa 6 tháng 7, 2015 Dương hẹn Tiến uống cafe và rủ Tiến tham gia cướp tài sản của một gia đình giàu có ở Huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Tiến đồng ý tham gia.

Để đột nhập vào nhà ông Mỹ, Dương biết nhà ông Mỹ đều có khóa trong nên Dương đã lừa Vỹ (cháu bà Nga) là sẽ cho tiền và gà để Vỹ xuống mở cổng cho Dương và Tiến vào nhà ông Mỹ để thực hiện hành vi giết cướp tài sản.

Gây án[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đúng kế hoạch đã hoạch định từ trước, vào khoảng 2 giờ, 7 tháng 7, Dương và Tiến đi xe máy đến cổng nhà ông Mỹ và nhắn tin cho Vỹ ra mở cổng, khi Vỹ ra mở cổng, Dương và Tiến đã khống chế Vỹ và giết ngay ở sân gần cổng ra vào.

Sau khi giết xong Vỹ bọn chúng đã đột nhập lên lầu 1 bắt trói Linh (con gái ông Mỹ) và Như (cháu gái bà Nga), dùng băng keo bịt miệng Linh và Như, trói vào cửa sổ và xuống tầng trệt bắt trói ông Mỹ và cháu Quốc Anh (con trai ông Mỹ), khống chế bà Nga yêu cầu chỉ nơi cất tiền và tài sản.

Bà Nga đã tự mở két sắt nhưng không có tiền và tài sản quý, bọn chúng đã lục soát trong phòng và cướp được hơn 4 triệu đồng và 1 ít Đô la Mỹ. Sau đó, bọn chúng trói bà Nga lại, dẫn cháu Quốc Anh để tra khảo tiền tài sản. Cháu Quốc Anh trả lời không biết, bọn chúng đã giết cháu Quốc Anh.

Sau khi giết cháu Quốc Anh, bọn chúng quay trở lại phòng ông Mỹ giết bà Nga và ông Mỹ. Rồi tiếp tục lên lầu 1 tra khảo cháu Linh, cháu Như về tiền và tài sản, nhưng không có nên bọn chúng giết chết cháu Như và Linh. Đồng thời lấy đi 5 điện thoại, 1 iPad của các nạn nhân.

Sau khi gây án xong, phát hiện bé gái 18 tháng tuổi khóc, lúc này Dương động lòng trắc ẩn nên dỗ bé ngủ tiếp.

Trước khi rời hiện trường để che dấu hành vi phạm tội của mình, bọn chúng đã xuống tầng trệt lấy quần của ông Mỹ mặc và tẩu thoát. Khi về đến phòng trọ của Tiến, bọn chúng đã kiểm tra lại tài sản cướp được, cùng những quần áo, phương tiện gây án như dao, súng, giày dép cho vào ba lô giao cho Tiến quản lý.

Cách thức gây án[sửa | sửa mã nguồn]

Đối tượng Dương là người trực tiếp giết 6 người, Tiến đóng vai trò hỗ trợ.

Phương thức được dùng là đâm nhiều nhát vào ngực và cổ nạn nhân khi đã dùng gối chèn kín mặt nạn nhân cho bất tỉnh.

Điều tra[sửa | sửa mã nguồn]

Nhận định ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Đại tướng Trần Đại Quang đã chỉ đạo công an tất cả các tỉnh, thành phố lân cận tỉnh Bình Phước dốc toàn lực hỗ trợ Công an Tỉnh Bình Phước truy tìm hung thủ.

Dựa trên các thông tin có được, ban chỉ đạo chuyên án đưa đánh giá ban đầu: Các đối tượng giết người, cướp tài sản là mục đích chính. Ngoài ra, các đối tượng phải có mâu thuẫn sâu sắc với gia đình nạn nhân, có quen biết với gia đình nạn nhân nên giết toàn bộ các thành viên để bịt đầu mối.

Ngoài việc ra tay tàn độc, các hung thủ xóa dấu vết hiện trường rất kỹ, không có một vật nào tình nghi do các đối tượng sử dụng gây án còn sót lại hiện trường. Từ hiện trường vụ án, mọi dấu vết được thu thập tỉ mỉ, gần như từng centimet vuông trong hiện trường được kiểm tra kỹ càng với hi vọng truy tìm ra manh mối, dù là nhỏ nhất dẫn tới hung thủ.

Điều này khiến các thành viên ban chuyên án đánh giá đây là một băng nhóm chuyên nghiệp, do đó đối tượng khoanh vùng để điều tra lúc đầu rất rộng.

Tại nhiều tỉnh như Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Nông, ...và TP.HCM, công an các địa phương này đã rà soát lại toàn bộ các băng nhóm tội phạm, các đối tượng hình sự để truy xét về mối quan hệ làm ăn của ông Mỹ, coi đó có phải là nguyên nhân vụ thảm sát hay không.

Một đầu mối được các trinh sát của Cục C45 đặc biệt quan tâm là mối quan hệ của Lê Thị Ánh Linh, con gái ông Mỹ. Linh từng yêu một thanh niên từ nhiều năm trước, thanh niên này vừa đi tù về khoảng một tháng nên ban đầu rất được ban chuyên án chú ý. Tuy nhiên, đầu mối này sau đó đã được xác định không liên quan.

Ngay cả Vỹ - nạn nhân mới 14 tuổi - cũng được ban chuyên án rà soát toàn bộ các mối quan hệ để xác định có liên quan hay không, vì điểm đặc biệt là điện thoại của Vỹ có các liên lạc trước thời điểm vụ án xảy ra.

Bắt giữ hung thủ gây án[sửa | sửa mã nguồn]

Tối 10 tháng 7, các trinh sát của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội phối hợp cùng lực lượng nghiệp vụ các tỉnh, thành đã bắt được 2 nghi phạm liên quan đến vụ thảm sát ở Bình Phước.

Hai nghi phạm bị bắt gồm một nghi phạm tên Nguyễn Hải Dương (sinh năm 1991), quê An Giang, nghi phạm thứ hai tên Vũ Văn Tiến (sinh năm 1991).

Nghi phạm Vũ Văn Tiến bị bắt tại một nhà trọ ở huyện Hóc Môn, TP.HCM. Sau khi bắt giữ Vũ Văn Tiến tại nhà trọ, lực lượng công an đã áp giải đối tượng này đến UBND xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn để lấy lời khai ban đầu. Rất đông người dân hiếu kỳ tụ tập bên ngoài nghe ngóng tin tức.

Trong khi đó, nghi phạm Nguyễn Hải Dương đã bị đưa đi từ đám tang các nạn nhân trong gia đình ông Lê Văn Mỹ từ hai ngày trước. Sau hai ngày đấu tranh, khai thác, nghi can Nguyễn Hải Dương đã nhận tội.

Nghi phạm thứ 3[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình điều tra, lúc đầu khi lấy lời khai, Nguyễn Hải Dương giấu không khai ra Trần Đình Thoại.

Sau khi Dương chịu khai ra Thoại, qua củng cố chứng cứ, cơ quan điều tra nhận thấy có đủ dấu hiệu khởi tố Thoại về tội danh “giết người” và “cướp tài sản” nên tiến hành bắt giữ Thoại vào tối 9 tháng 8. Tuy nhiên, Thoại không trực tiếp tham gia vụ thảm sát cùng Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến.

Trước đó, Dương rủ Thoại đến nhà nạn nhân Lê Văn Mỹ (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành) để giết người, cướp tài sản, Thoại đồng ý nhưng do không vào nhà được nên phải quay về. Tới ngày 7 tháng 7, Dương mới rủ Vũ Văn Tiến đi và hai đối tượng này đã gây ra vụ thảm sát.

Trần Đình Thoại bị bắt tạm giam để làm rõ về hai tội danh “giết người” và “cướp tài sản” chứ không phải tội danh “không tố giác tội phạm”. Vì trên thực tế, Thoại đã cùng với Dương tới nhà ông Mỹ nhưng do có lý do khách quan ngoài ý muốn của các đối tượng này (do không được mở cửa vào nhà) nên Thoại không thực hiện được tội ác cùng với Dương.

Nghi phạm[sửa | sửa mã nguồn]

Qua tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, kết hợp cùng phong trào toàn dân tố giác tội phạm, đến 15h ngày 10/7/2015, Ban chuyên án đã bắt được hung thủ là:

  • Nguyễn Hải Dương (24 tuổi), quê quán: An Giang; tạm trú Ấp 1, Tổ 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP.HCM).
  • Vũ Văn Tiến (24 tuổi), quê quán: Bình Phước; tạm trú xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
  • Trần Văn Thoại (27 tuổi), quê quán: Vĩnh Long; tạm trú Phường 13, quận Gò Vấp, TP.HCM)

Phiên tòa sơ thẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan địa phương[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Văn Trăm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Phước:

"Việc nhanh chóng làm rõ vụ án đặc biệt nghiêm trọng này càng làm cho nhân dân tin tưởng hơn. Riêng bản thân tôi, đây là điều đáng mừng của người dân Bình Phước và người dân trên cả nước tin tưởng lực lượng công an nhân dân"

  • Lê Đức Xuân - Viện trưởng Viện Kiểm soát Nhân dân Tỉnh Bình Phước:

Sau khi nhận tin vụ thảm sát khiến sáu người trong một gia đình tử vong ở huyện Chơn Thành, chúng tôi đã trực tiếp phân công đồng chí Phó Viện trưởng, đồng chí Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng trực tiếp cùng cơ quan điều tra xuống hiện trường để thực hiện công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, tử thi nhằm đảm bảo quá trình cơ quan điều tra tìm ra dấu vết, dựng lại hiện trường sớm tìm ra thủ phạm.

Đảm bảo cho cơ quan điều tra trong suốt quá trình khám nghiệm hiện trường tuân thủ pháp luật, phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử đúng quy định. Đây là một vụ án gây xôn xao dư luận trong cả nước, chúng tôi tích cực cùng cơ quan điều tra và các cơ quan chức năng khác và người dân làm việc quên ăn, quên ngủ tỉ mỉ thu thập từng dấu vết sớm tìm ra hung thủ để trả lại sự yên bình cho người dân nơi đây.

Các cơ quan Bộ Công an[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an:

Một ngày sau vụ thảm án, Đại tướng Trần Đại Quang đã trực tiếp vào Bình Phước chỉ đạo công tác phá án và thăm viếng, động viên gia đình nạn nhân.

Đồng chí Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ và Ban chuyên án phải tập trung toàn bộ lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ ngày đêm thu thập chứng cứ, sàng lọc các đối tượng nghi vấn để nhanh chóng làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, an ủi vong linh những nạn nhân xấu số.

  • Thượng tướng Lê Quý Vương - Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam:

Bên cạnh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, sự giúp đỡ của quần chúng thì việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ của Ban chuyên án đã quyết định việc nhanh chóng điều tra, làm rõ thủ phạm gây án.

Công tác khám nghiệm hiện trường để phục vụ cho việc điều tra, truy bắt hung thủ đã được các đơn vị nghiệp vụ, kỹ thuật thực hiện hết sức công phu và tỷ mỉ. Lực lượng kỹ thuật hình sự đã thu được rất nhiều dấu vết, dấu giày, kể cả vết máu của hung thủ để xác định gen… Kết luận chính xác thời gian tử vong của các nạn nhân, trên cơ sở đó dựng lên diễn tiến vụ án.

Từ kết quả của công tác khám nghiệm hiện trường và các thông tin thu thập được, Ban chuyên án đã nhận định được hướng điều tra rất sát hợp về động cơ, mục đích của các đối tượng gây án, trên cơ sở đó xác định rõ đối tượng.

  • Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát:

“Chúng tôi đã vào cuộc quyết liệt không nghỉ ngơi một giây phút nào để truy bắt thủ phạm. Sau 3 ngày vào cuộc quyết liệt, yếu tố quyết định để phá vụ án là tinh thần tập trung cao độ trong công việc, không quản ngại ngày đêm xử lý một khối lượng công việc rất lớn trong thời gian ngắn.

Qua đó, đã nhận định và đánh giá chính xác từng tình tiết của vụ án, thống nhất sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và các lực lượng trinh sát tham gia phá án".

  • Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội:

Cùng với việc thu thập dấu vết, Ban chuyên án tập trung xác minh các mối quan hệ của từng nạn nhân, trong đó tìm hiểu xem ai trong số họ đang có mâu thuẫn, và thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang), người yêu cũ của con gái đại gia Bình Phước. Ban chuyên án xác định, Dương từng có thời gian ở cùng nhà với gia đình ông Mỹ. Trước khi xảy ra thảm án, Dương bị con gái vị đại gia ngành gỗ chủ động nói lời chia tay.

Giả thuyết về một vụ án trả thù tình được đặt ra bên cạnh hai hướng điều tra khác. Sáng 8/7, thi thể 6 nạn nhân được công an bàn giao cho gia đình tổ chức tang lễ, khi thấy Dương xuất hiện tại hiện trường, lực lượng Công an đã tiếp cận, khéo léo mời tên này về trụ sở hỗ trợ việc cung cấp thông tin, giúp truy tìm hung thủ.

Tôi đã trực tiếp trò chuyện, động viên Dương khai trung thực về di biến động của mình trong thời điểm vụ án xảy ra. Lúc đầu, Dương tỏ ra lì lợm, đưa ra nhiều chứng cứ ngoại phạm. Anh ta tuyên bố im lặng cho đến khi có luật sư bào chữa. Tuy nhiên, đến trưa ngày 10/7, Dương mới chịu thú nhận, sau khi cơ quan điều tra trưng ra bằng chứng rõ ràng, không thể chối cãi. Sau đó, qua lời khai của Dương, chúng tôi đã tiến hành bắt khẩn cấp đối tượng Tiến, là đồng phạm.

  • Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ - Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát:

Tôi từng tham gia trực tiếp vụ án Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, vụ giết hai người ở Kiên Giang và ứng dụng công nghệ thông tin để điều tra phá án. Trong vụ án này, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát yêu cầu Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát phải trực tiếp mang phương tiện, thiết bị phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ khác phá án. Là cơ quan trực tiếp quản lý toàn bộ thông tin về tội phạm và sử dụng công nghệ thông tin chúng tôi đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Đây là sự phối hợp hoàn hảo của lực lượng Cảnh sát hình sự, kỹ thuật hình sự, các cơ quan chức năng khác, đặc biệt sự giúp đỡ tận tình của người dân đã tạo thành thành. Có thể nói rằng trong lịch sử khám phá các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, đây là vụ án đầu tiên mà ta phá được trước khi các nạn nhân về nơi an nghỉ cuối cùng.

Các cơ quan khác của Chính Phủ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ:

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm của Chính phủ gửi thư khen các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an tỉnh Bình Phước và các lực lượng chức năng đã kịp thời phát hiện, bắt 2 đối tượng trong vụ giết người đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Bình Phước.

Trong thư, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chiến công này góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tiếp tục chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ điều tra làm rõ vụ án và sớm đưa đối tượng ra xét xử nghiêm minh đúng pháp luật.

  • Trương Minh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông:

Theo chia sẻ của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, bản thân ông cảm thấy rất bất ngờ trước một lượng thông tin khổng lồ của các tờ báo về vụ án mạng đau lòng ở Bình Phước. Khổng lồ ở đây là mật độ dày đặc trên các báo, nhất là báo điện tử và mạng xã hội. Thực tế đó chỉ là những thông tin được nhào nặn để kích thích sự tò mò, không nên và không thể chấp nhận được nếu nhìn ở góc độ đạo đức nghề nghiệp.

“Vụ án mạng xảy ra ở Bình Phước là nỗi đau của gia đình nạn nhân, nỗi đau của xã hội, đó là tội ác tày trời khiến dư luận bàng hoàng đau xót. Tại sao báo chí, nhất là các báo điện tử và mạng xã hội lại đi khai thác sâu từng chi tiết để thoả mãn trí tò mò của độc giả, câu khách? Tôi khẳng định đó là những thông tin không chính thống, không đúng chức năng, gây hỗn loạn thông tin, hoang mang dư luận và mang tính chất lá cải”

Dư luận xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi xảy ra vụ trọng án, những người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng. Nhưng khi tiếp nhận thông tin về việc lực lượng công an đã khám phá thành công vụ án, truy bắt được 2 hung thủ là Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến thì họ như đã trút được những lo âu về tinh thần và giải toả được tư tưởng sau những ngày xảy ra vụ án.

Nhiều diễn đàn, chủ đề được đưa ra để người dân, các chuyên gia và toàn xã hội bàn luận kể từ sau khi vụ án xảy ra, nhằm góp phần làm rõ nguồn gốc cơn phạm tội, rút ra bài học kinh nghiệm cho xã hội.

Dư luận quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ án gây chấn động không chỉ trong nước mà quốc tế, một số hãng tin quốc tế cũng đã đưa tin về vụ án:

  • BBC: Hãng thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
  • Sina.com: Trang thông tin tiếng Trung lớn nhất Trung Quốc:
  • Hinews.com: báo mạng chính thống của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc
  • Dương Tử vãn báo: trang tin tức ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
  • Ettoday: tờ báo dành cho giới trẻ Trung Quốc

Phân tích của các chuyên gia[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Huỳnh Văn Sơn - Trưởng Bộ môn Tâm lý học (Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh); Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam.

Hành động của Tiến, khi nghe Dương rủ đi cướp của chỉ vì đang túng thiếu, cầm cố tài sản nên đồng ý tham gia, một phần trách nhiệm thuộc về gia đình, bố mẹ khi cuộc sống của con họ không được quan tâm. “Tiến thường không về nhà mà bố mẹ không biết con mình đang làm gì, ở đâu, sống như thế nào. Thiếu đi sự quan tâm, răn dạy kịp thời của người lớn dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ trong chốc lát đã kết thúc cuộc đời của một thanh niên”. Theo ông, cuộc sống của một thanh niên mới lớn mà thiếu đi sự quan tâm của gia đình thì rất dễ hành động sai trái khi bị dụ dỗ, nhất là khi gặp vấn đề khó khăn về tiền bạc. “Khi đang lâm vào cảnh túng thiếu, suy nghĩ đơn giản và không đủ khả năng để nhận định hành động của mình nguy hại đến mức nào, họ dễ bị dụ dỗ, sa ngã. Khi đó, nếu có sự quan tâm của gia đình có khi sự việc đã khác”.

  • Thạc sĩ tâm lý. Bùi Hồng Quân - Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Sự mất mát mà các nạn nhân trực tiếp phải chịu là không tránh khỏi. “Bố mẹ, gia đình, họ hàng không dám ngẩng mặt nhìn bà con làng xã, họ luôn phải sống trong sự lo sợ bởi những lời dèm pha, chê trách của xã hội là cái giá phải trả đau đớn nhất”.

  • Tiến sĩ. Dương Thị Loan - Phụ trách Bộ môn Tâm lý (Trường Đại học Luật Hà Nội):

Vụ thảm sát tại Bình Phước là vụ án quá dã man và vô cùng đau thương. Dễ dàng nhận ra, nghi can Nguyễn Hải Dương đang có sự hụt hẫng vô cùng lớn về tâm lý. Thanh niên này gây án trong tình trạng bị mất mát, vô vọng. “Hẳn là, Dương đã có một kế hoạch trong tương lai với sự no đủ về vật chất, sảng khoái về tinh thần khi kết thân với gia đình đại gia đó. Nhưng nay, vì một lý do nào đó, khi bị chối tình, nghĩa là mọi suy nghĩ tốt đẹp cho tương lai bị đóng sập trước mắt. Thanh niên này rơi vào tình trạng tuyệt vọng, thê thảm, từ đó dễ dàng dẫn đến những mục đích đen tối, xấu xa”

  • Trung tá. Tiến sĩ. Hà Thị Hồng Lan - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát Nhân dân)

Như cơ quan điều tra đã cung cấp thông tin, việc Dương ra tay giết hại cả gia đình ông Mỹ xuất phát từ lý do và động cơ chính sau:

  1. Vì hận tình.
  2. Để chiếm đoạt tài sản.

Dưới góc độ của người nghiên cứu về tội phạm, bà cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dã man và tàn độc nhất so với các vụ án giết người, cướp tài sản nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian qua.

Thủ phạm đã có sự chuẩn bị khá vững vàng khi thực hiện kế hoạch phạm tội của mình. Quá trình thực hiện tội phạm và hậu quả tội phạm gây ra hoàn toàn thỏa mãn với mong muốn của thủ phạm. Sự chuẩn bị tâm lý vững vàng đã giúp cho thủ phạm chủ động trong việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội cũng như tạo ra tình huống ngoại phạm để che mắt cơ quan Công an.

Có thể tóm tắt quá trình diễn biến tâm lý của thủ phạm như sau:

  • Bị “sốc” (do thất tình, bị gia đình người yêu ngăn cản, không được hưởng cuộc sống sung sướng như trước đây, tương lai mù mịt, người yêu đã có người khác...) dẫn đến buồn chán, thất vọng và thù hận.
  • Nung nấu ý định trả thù (lên kế hoạch gây án, chuẩn bị công cụ, phương tiện, lựa chọn thời điểm phạm tội, lôi kéo người khác cùng thực hiện hành vi phạm tội...).
  • Thực hiện ý định trả thù dã man, không thương tiếc, bất chấp mọi thủ đoạn để đối phó.
  • Kết thúc thù hận bằng việc tự sát (nhưng chưa kịp thực hiện thì bị bắt).

Để hạn chế, phòng ngừa tình trạng này, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, đòi hỏi nỗ lực của các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội. Cụ thể, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng sống cho giới trẻ bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, đặc biệt là kỹ năng yêu và kỹ năng chia tay với tình yêu.

  • Trung tá. Thạc sĩ Luật học. Đào Trung Hiếu - Nguyên Đội phó Đội Điều tra trọng án; Đội phó Đội Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Thành phố Hà Nội)

Bằng kinh nghiệm 20 năm điều tra trọng án, Trung tá Đào Trung Hiếu khẳng định tính chất phức tạp, hóc búa của vụ án này.

Nhìn vào vụ án này, qua thông tin trên báo chí, được biết các nạn nhân đều bị trói tay và đâm chết một cách man rợ. Điều ấy khiến tôi nghĩ đến một giả thuyết rằng kẻ thủ ác có thể là những tên sát thủ chuyên nghiệp, có "nghề", đặc biệt là "máu lạnh".

Các vụ án giết người cướp của khác tôi từng đảm nhận, thương tích trên thi thể nạn nhân thường rất đa dạng (đa chấn thương), điều này thể hiện hung thủ gây án trong trạng thái kích động (từ nhu cầu tự vệ, nhu cầu diệt khẩu), chúng đánh bằng bất cứ vật gì, kiểu gì, miễn là làm nạn nhân chết.

Ở vụ án này, nếu thông tin "các nạn nhân đều bị đâm chết" mà báo chí phản ánh là chính xác, ta thấy hành vi này không chỉ mang ác tính rất cao, mà còn thể hiện đối tượng có khoảng thời gian đủ dài để "xử" lần lượt từng người một cách bài bản”.

Sự việc liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Xin Chủ tịch nước Trần Đại Quang ân xá giảm án tử hình[sửa | sửa mã nguồn]

25 000 chữ ký[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hành lang thông tin vụ thảm sát ở Bình Phước | antg.cand.com.vn
  • Bộ Công an vào cuộc vụ thảm sát ở Bình Phước | cand.com.vn
  • Thảm sát ở Bình Phước: Những lãnh đạo chủ chốt tham gia chuyên án 'tiết lộ' gì? | vtc.vn Tổng Cục Cảnh sát công bố toàn bộ quá trình hung thủ gây án vụ thảm sát 6 người tại Bình Phước | Báo Thể thao Văn hóa