Trong các văn bản hồi kí đã học, em thích văn bản nào nhất vì sao hãy tóm tắt nội dung văn bản ấy

Soạn bài Ôn tập 5 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Lý thuyết bài Một năm ỏ Tiểu học
  • Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong văn bản “Một năm ở tiểu học
  • Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về văn bản “Một năm ở Tiểu học”
  • Soạn bài Ôn tập 5 [siêu ngắn]
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
Bài khác

Câu 1

Câu 1 [trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về thể loại hồi kí.

Lời giải chi tiết:

Trong 4 văn bản trên, văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học là các văn bản hồi kí. Vì nó mang các đặc điểm:

- Văn bản kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.

- Truyện là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đường thơ ấu của tác giả.

- Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.

- Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

Câu 2

Câu 2 [trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Trong các văn bản hồi kí đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao? Hãy tóm tắt nội dung văn bản ấy.

Phương pháp giải:

Lọc ra các văn bản hồi kí, lựa chọn văn bản mà em thích nhất và nêu lí do.

Lời giải chi tiết:

- Em có thể tùy chọn văn bản mình ấn tượng nhất.

- Tham khảo cách trả lời sau:

Trong các văn bản đã học, em thích nhất là văn bản Thương nhớ bầy ong. Truyện kể lại về những ngày xưa, khi gia đình nhân vật tôi còn nuôi ong. Nhân vật yêu thích việc xem ong họp đàn. Và những lần ong trại đã để lại trong nhân vật những nỗi buồn không nói thành lời, giống như một phần linh hồn của mình đã san đi nơi khác. Và cuối cùng, nhân vật đúc rút ra cho mình có những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt đều mang linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.

Câu 3

Câu 3 [trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến những gì?

Phương pháp giải:

Liệt kê ra những lưu ý về lời văn, trình tự, ngôn ngữ, cấu trúc… khi viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

Lời giải chi tiết:

Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến:

- Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.

- Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

- Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.

- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

- Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.

- Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.

- Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.

Câu 4

Câu 4 [trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Em rút ra được những lưu ý gì khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát?

Phương pháp giải:

Liệt kê ra những lưu ý về tìm ý, luyện tập, trình bày khi chuẩn bị bài nói.

Lời giải chi tiết:

Những lưu ý khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát:

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

- Tìm ý, lập dàn ý.

- Luyện tập và trình bày.

- Trao đổi và đánh giá.

Câu 5

Câu 5 [trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Hãy chia sẻ với bạn học cùng nhóm cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm. Trong khi nói, cố gắng sử dụng biện pháp tu từ phù hợp.

Phương pháp giải:

Em chọn mùa mà em yêu thích nhất, sau đó viết bài văn về thiên nhiên của mùa và chia sẻ bài nói của mình.

Lời giải chi tiết:

Các em có thể trình bày với bạn theo dàn ý sau:

1. Mở bài: Giới thiệu mùa khiến em yêu thích nhất trong năm là mùa xuân

2. Thân bài:

- Mùa xuân có thời tiết ấm áp, dễ chịu

- Trong tiết trời xuân, mưa phùn lất phất bay, tưới mát cho muôn loài, mang lại nguồn sống cho cỏ cây hoa lá.

- Những mầm non e ấp trên những cành cây khẳng khiu, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài.

- Trăm loài hoa đua nhau khoe sắc, rực rỡ chào đón xuân về.

3. Kết bài: Em rất yêu thích mùa xuân, mang lại cho con người những niềm vui và hi vọng về một năm với nhiều khởi đầu tốt đẹp.

Câu 6

Câu 6 [trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Theo em, “thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta” điều gì?

Phương pháp giải:

Đây là câu hỏi mở, em suy nghĩ và tưởng tự tiếng nói của thiên nhiên đối với chúng ta.

Lời giải chi tiết:

Thiên nhiên là những điều bí ẩn, mỗi loài đều có đời sống và tiếng nói riêng. Qua đó, thiên nhiên muốn con người cùng lắng nghe, trò chuyện, tâm tình như những người bạn, cùng trân trọng và yêu mến cuộc sống. Như vậy, cuộc sống của con người sẽ trở nên hòa hợp và tốt đẹp hơn.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Ôn tập cuối kì 1 [chi tiết]

  • Soạn bài Gió lạnh đầu mùa [chi tiết]

  • Soạn bài Tuổi thơ tôi [chi tiết]

  • Soạn bài Trình bày về một cảnh sinh hoạt [chi tiết]

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Câu 1​

Câu 1 [trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1]
Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về thể loại hồi kí.
Lời giải chi tiết:
Trong 4 văn bản trên, văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học là các văn bản hồi kí. Vì nó mang các đặc điểm:
- Văn bản kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.
- Truyện là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đường thơ ấu của tác giả.
- Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.
- Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Soạn bài Ôn tập trang 130 Ngữ văn 6 tập 1 [Chân trời sáng tạo]

Soạn bài Ôn tập trang 130 sách Ngữ văn 6 tập 1 [Chân trời sáng tạo] với hướng dẫn trả lời câu hỏi giúp các em có thể soạn văn 6 tại nhà.
Mục lục nội dung
  • 1. Câu 1 trang 130 Ngữ văn 6 tập 1
  • 2. Câu 2trang 130 Ngữ văn 6 tập 1
  • 3. Câu 3trang 130 Ngữ văn 6 tập 1
  • 4. Câu 4 trang 130 Ngữ văn 6 tập 1
  • 5. Câu 5 trang 130 Ngữ văn 6 tập 1
  • 6. Câu 6 trang 130 Ngữ văn 6 tập 1

Chủ đề:Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn soạn văn 6 bài Ôn tập trang 130thuộc bài 5 bộ sách Chân trời sáng tạođược biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.

Soạn bài Ôn tập [trang 130]

Câu 1. Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

- Văn bản thuộc hồi lí: Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học.

- Dựa vào:

  • Các văn bản kể lại một chuỗi sự việc.
  • Những sự việc trong văn bản xảy ra ở quá khứ gắn với quãng đường thơ ấu của tác giả.
  • Nhân vật kể chuyện xưng “tôi”, người kể chuyện theo ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.
  • Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

Câu 2. Trong các văn bản hồi kí đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao? Hãy tóm tắt nội dung văn bản ấy.

Trong các văn bản đã học, văn bản thích nhất là: Lao xao ngày hè. Vì văn bản đã cung cấp những thông tin thú vị về các loài chim ở làng quê.

Truyện kể về khung cảnh làng kể vào hè. Nhân vật tôi đã có những quan sát và nhận xét về các loài chim ở vùng quê. Cùng với đó là những trải nghiệm thú vị vào mỗi độ hè về.

Câu 3. Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến những gì?

  • Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
  • Tả lại cảnh sinh hoạt theo một trật tự hợp lý [từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể…]
  • Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
  • Gợi tả được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt.
  • Sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động…
  • Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
  • Cấu trúc bài văn gồm ba phần.

Câu 4. Em rút ra được những lưu ý gì khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát?

  • Xác định được đề tài, mục đích, người nghe, không gian và thời gian nói.
  • Tìm ý và lập dàn ý.
  • Luyện tập trình bày theo dàn ý.
  • Nội dung trình bày đầy đủ, kết hợp giọng điệu, ngôn ngữ hình thể…

Câu 5. Hãy chia sẻ với bạn học cùng nhóm cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm. Trong khi nói, cố gắng sử dụng biện pháp tu từ phù hợp.

[1] Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về vẻ đẹp của một mùa trong năm [mùa thu].

[2] Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về mùa thu.
  • Vẻ đẹp nổi bật của mùa xuân.
  • Những kỉ niệm đẹp về mùa thu…

[3] Kết bài: Cảm nhận của người viết về mùa thu.

Câu 6. Theo em, “thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta” điều gì?

Thiên nhiên cũng có tâm hồn. Con người cần phải lắng nghe, cảm nhận và tôn trọng thiên nhiên. Hãy coi thiên nhiên như những người bạn, để trân trọng và bảo vệ.

Video liên quan

Chủ Đề