Trong các chức năng của gia đình chức năng nào là quan trọng nhất vì sao

Answers [ ]

  1. Gia đình :một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng

    Chức năng :

    – Có ba chức năngcơ bản:

    + Chức năng sinh đẻ

    + Chức năng giáo dục

    + Chức năng kinh tế

    Chức năng quan trong nhất : Chức năng sinh đẻ

    Vì bởi nó tạo ra nòi giống tương lai cho đất nước, đảm bảo cho loài người không bị tuyệt chủng

    HỌC TỐT NHA !

    #NOOCPY

  2. @Lambaitot#

    * Khái niệm về gia đình:

    – Gia đình là một tập thể, sự tụ họp giữa nhiều người với nhau và có quan hệ máu mủ, di truyền, nuôi dưỡng, chăm sóc

    * Chức năng của gia đình:

    1. Chức năng kinh tế

    2. Chức năng sinh sản và tái sinh sản

    3. Chức năng giáo dục

    4. Một số chức năng khác tùy theo điều kiện gia đình, cách sống của mỗi người

    * Chức năng quan trọng nhất là:

    → 2. Chức năng sinh sản và tái sinh sản

    – Lí do: vì nó làm gia tăng dân số nước ta, góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước; làm loài người không bị mất giống, không tuyệt chủng

1. Gia đình là gì?

Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều quan điểm về gia đình. Tùy theo phương pháp và cách tiếp cận, người ta có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về gia đình, như:

Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt [hoặc đặc biệt cùng chung sống]. Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tọc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội.

Gia đình – đơn vị xã hội [nhóm xã hội nhỏ], là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung.

“Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.

Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong Luật Hôn nhân và gia đình [Điều 8. Giải thích từ ngữ ]: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này”.

Tóm lại Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt của con người, là một thiết chế văn hóa xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên các mối quan hệ như: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên trong gia đình.

Xem thêm: Thiết chế gia đình là gì? Chức năng của thiết chế gia đình?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề