Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ

BBT: Kiên nhẫn không phải tự dưng mà có được, bởi vì ai trong chúng ta hiển nhiên đều mong muốn sự hài lòng ngay lập tức, muốn có tất cả mọi thứ mà không cần bỏ ra một chút chờ đợi. Hiển nhiên, khái niệm này sẽ được miêu tả một cách chân thật nhất trong hình ảnh những đứa trẻ, qua việc chúng chờ đợi một bữa ăn, hay mong muốn một món đồ chơi nào đó. Dạy trẻ kiên nhẫn là một bài toán khó, khi mà sự đối lập và khoảng cách thế hệ thể hiện rõ qua cách nuôi dạy trẻ thời nay ở Việt Nam, sự nuông chiều của ông bà và cứng rắn, giúp con tự lập của bậc cha mẹ hiện đại. Cũng chính sự mâu thuẫn này đã dẫn tới rất nhiều tranh cãi trong gia đình, và phần nào ảnh hưởng tới tính tình của những đứa bé.

Bài viết này phần nào có thể giải quyết được vấn đề nêu trên, khi vấn đề và cách giải quyết được đặt ra không quá thiên vị về sự nuông chiều hay cứng rắn, mà là tạo niềm vui và sự tò mò, thích khám phá tới từ chính những đứa trẻ. Cùng FLC tìm hiểu 10 hoạt động giúp trẻ rèn luyện sự kiên nhẫn bằng phương pháp Montessori nhé!

————-
Chúng ta đều biết rằng trẻ em hầu hết đều khó khăn khi phải chờ đợi thứ gì đó. Việc phải chờ đợi này có thể dẫn đến rất nhiều sự khó chịu cho cả bậc cha mẹ lẫn trẻ. Tuy nhiên, dạy trẻ tính kiên nhẫn là điều có thể thực hiện được và thậm chí có thể thực hiện thông qua các hoạt động vui chơi.

Đối với những bậc cha mẹ khi muốn dạy con tính kiên nhẫn, điều quan trọng là phải hiểu rằng trẻ em không phải là phiên bản thu nhỏ của người lớn. Bởi vì chúng thiếu sự trưởng thành và hiểu biết đầy đủ những vấn đề nhất định.
Việc tham gia vào các hoạt động dưới đây với trẻ sẽ giúp chúng rèn luyện kỹ năng kiên nhẫn, tuy nhiên vẫn phải mất một thời gian trước khi chúng thể hiện kỹ năng một cách nhất quán. Chúng ta nên nhớ rằng, ngay cả người lớn đôi khi cũng gặp vấn đề khi phải chờ đợi những điều chúng ta muốn.

10 hoạt động dạy trẻ tính kiên nhẫn

1. Thay phiên nhau

Chia sẻ là điều khó khăn đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, học cách thay phiên nhau có thể giúp cung cấp rất nhiều thực hành tốt về tính kiên nhẫn. Có thể là thay phiên nhau cầm một món đồ chơi hoặc đặt bộ đếm thời gian để thay phiên thực hiện một hoạt động khác, đây là một cách tuyệt vời để dạy trẻ về sự thay phiên trong cuộc sống: đôi khi thời gian chúng ta chờ đợi những điều thú vị của mình cũng là để những người khác có được điều thú vị của họ… và điều đó rất tốt.

2. Vận chuyển trứng bằng muỗng về đích

Trò chơi này được tổ chức như một cuộc đua. Tuy nhiên, việc kết hợp các khái niệm cuộc đua và kiên nhẫn (chậm và chắc thắng) sẽ hơi quá trừu tượng đối với trẻ nhỏ. Dán băng keo màu ở điểm bắt đầu và một đường vạch ở điểm kết thúc. Cho con bạn mang một quả trứng bằng muỗng, đi chậm và cẩn thận để về đích. Trong suốt trò chơi và sau trò chơi, hãy chỉ cho trẻ bằng cách đi từ từ và cẩn thận đã giúp chúng về đích mà không làm vỡ quả trứng. Hỏi trẻ cảm giác như thế nào khi phải di chuyển chậm trong khi chúng rất nôn nóng muốn về đích.

3. Nấu nướng

Khi cho trẻ tham gia việc nấu ăn sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội để phát triển tính kiên nhẫn. Từ việc khuấy hỗn hợp đến độ sệt nhất định cho đến khi đợi bột nổi lên và nấu đòi hỏi rất nhiều công đoạn và sự kiên nhẫn.

4. Mua sắm

Mua sắm hàng hóa là hoạt động mà chúng ta phải làm thường xuyên. Vì vậy, tại sao không biến nó thành một cơ hội để giúp trẻ phát triển tính kiên nhẫn? Khi ở trong cửa hàng, hãy lần lượt xem danh sách và chọn các mặt hàng từ các kệ. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con bạn rằng khi đến lượt bạn lấy thứ gì đó từ kệ, trẻ chỉ được quan sát, nói chuyện với bạn, nhưng không được lấy thêm.

Khi đến lúc xếp hàng chờ thanh toán, hãy tận dụng cơ hội để nói chuyện với con bạn và đưa ra một số cách để sử dụng thời gian trong lúc chờ. Điều này giúp chúng hiểu rằng chúng có khả năng tìm ra cách để vượt qua sự chờ đợi.

5. Bồn cảnh thủy tinh

Bất kỳ hoạt động nào mà liên quan đến sự phát triển đều rất tốt để giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn. Hệ sinh thái tạo nên bồn cảnh thủy tinh là từ thực vật, để phát triển chúng sẽ mất rất nhiều thời gian. Do đó, tạo một bồn cảnh thủy tinh là cơ hội để nói chuyện với con bạn về thời gian để mọi thứ phát triển. Những bồn cảnh thủy tinh nhỏ cũng rất thích hợp để dạy trẻ cả về khoa học và tính kiên nhẫn.

6. Mở gói quà

Hoạt động này cần có sự chuẩn bị, nhưng bù lại đây là một trò chơi thú vị về sự kiên nhẫn, đồng thời có thể dạy trẻ thêm về kỹ năng vận động tinh. Đối với hoạt động này, bạn bọc đồ chơi hoặc sách trong nhiều lớp giấy hoặc vải.
Trẻ thay phiên nhau mở món quà, lần lượt theo từng lớp một.

7. Trò chơi im lặng

Trò chơi im lặng là trò chơi được tổ chức ở các trường Montessori trên toàn thế giới. Mặc dù đây không phải là một hoạt động cụ thể về sự kiên nhẫn, nhưng nó có thể được tổ chức trong gia đình cho mục đích này. Giảm độ sáng của đèn hoặc kéo rèm cửa trong nhà và tắt tất cả các thiết bị điện tử. Ngồi đối diện với con bạn trên sàn nhà và yêu cầu chúng xem chúng có thể tĩnh lặng và yên lặng như thế nào để có thể nghe thấy những tiếng động rất nhẹ xung quanh phòng hoặc bên ngoài. Ngồi im lặng trong vài phút.

Khi kết thúc, hãy hỏi cảm giác của trẻ. Sự kiên nhẫn đòi hỏi chúng ta phải ngồi với cảm xúc của mình… đây là một thực hành tuyệt vời. Ngoài việc thúc đẩy sự kiên nhẫn, trò chơi này còn giúp nâng cao trí tuệ cảm xúc tổng thể của trẻ.

8. Đặt tay trên vai

Hoạt động này giúp dạy tính kiên nhẫn và đây cũng là bài học về sự duyên dáng và lịch sự. Trong các lớp học Montessori, trẻ em được dạy cách đặt tay lên vai ai đó thay vì ngắt lời họ. Đối với hoạt động này, bạn sẽ cần một người trợ giúp. Yêu cầu con bạn nhẹ nhàng đặt tay lên vai bạn trong khi bạn nói chuyện với người trợ giúp. Khi bạn nói chuyện với người kia xong, hãy quay sang con bạn và cảm ơn vì chúng đã kiên nhẫn chờ đợi. Bạn có thể thực hành điều này vài lần, từ từ tăng khoảng thời gian con bạn phải chờ đợi, trong điều kiện phù hợp.

9. Hứng những giọt mưa

Đặt một cái bình trong suốt ở lối đi vào nhà hoặc hiên nhà vào lần tới khi trời mưa và đánh dấu nó bằng lượng mưa dự kiến. Hỏi con bạn xem chúng nghĩ rằng bình sẽ đầy nhanh hay chậm. Kiểm tra bình vài phút một lần và nói chuyện với con bạn về những hạt mưa nhỏ như thế nào và có thể mất nhiều thời gian để những giọt nước nhỏ đó lấp đầy dù chỉ một phần trong một cái bình lớn.

10. Trò chơi trí nhớ

Trẻ em rất thích trò chơi trí nhớ (memory matching games). Chúng không chỉ tuyệt vời khi hỗ trợ phát triển vận động tinh, nhận biết không gian và trí nhớ, chúng còn tuyệt vời để dạy trẻ tính kiên nhẫn. Tìm kiếm các mảnh ghép thường mất nhiều nỗ lực. Điều này giúp trẻ xây dựng cả tính kiên nhẫn và khả năng chịu đựng được sự khó chịu. Nếu có nhiều người chơi cùng, trẻ cũng học được tính kiên nhẫn vì chúng phải đợi tới lượt chơi.

Montessori và dạy trẻ tính kiên nhẫn

Như bạn có thể thấy, cùng với một số hoạt động có tổ chức, các hoạt động hằng ngày trong cuộc sống là một cách tuyệt vời để dạy trẻ tính kiên nhẫn. Montessori tập trung nhiều vào Cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trong những năm đầu đời.

Montessori cũng cung cấp một môi trường có tổ chức và dễ dự đoán cho trẻ em; Do vậy rất hiệu quả để dạy trẻ tính kiên nhẫn.

Tác giả: The Guidepost Team

Nguồn: Montessori and teaching kids patience

Biên dịch: Nguyễn Thị Lê Na

Các bậc phụ huynh thường chủ quan cho là trẻ chỉ làm theo những gì được người lớn dạy bảo. Nhưng trên thực tế cho thấy, trẻ em luôn quan sát cử chỉ, hành động,… của ba mẹ mỗi ngày và học theo. Vì trẻ không phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu nên đòi hỏi các bậc phụ huynh phải rất tâm lý và lấy chính cách hành xử của mình trong cuộc sống làm bài học dạy con.

Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
Ba mẹ là tấm gương dạy con về tính kiên nhẫn tốt nhất (Ảnh: Pixta)

Ba mẹ được xem là người thầy đầu tiên của trẻ, chính vì vậy ba mẹ cần là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Trong trường hợp này, bạn cần hạn chế đến mức tối đa các thói quen xấu, hoặc là không cho trẻ nhìn thấy chúng. Ví dụ, bạn làm bất cứ việc gì thì phải luôn kiên nhẫn, nghiêm túc chứ không bỏ dở giữa chừng.

Khi đối mặt với thất bại, cha mẹ không tức giận, nổi nóng mà kiên trì làm lại cho tới khi thành công… Chứng kiến cách ứng xử của cha mẹ, trẻ sẽ học được tính cách kiên nhẫn.

>> Dạy trẻ tự lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

Rèn tính kiên nhẫn khi đối mặt trở ngại

Hãy thử giao cho con của bạn những việc mà cần phải vượt qua trở ngại mới hoàn thành được. Vì điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh kiểm tra được năng lực và sự kiên trì của trẻ. Đồng thời, kích thích tinh thần hiếu thắng, khả năng khắc phục khó khăn, cũng như là giúp trẻ có thêm động lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Lòng kiên nhẫn được hình thành từ quá trình rèn luyện ý chí. Để có được điều đó, đòi hỏi trẻ phải cố gắng hết mình vượt qua khó khăn. Cũng như câu lửa thử vàng, gian nan thử sức” cho ta thấy hoàn cảnh càng khó khăn thì càng dễ rèn luyện sự nhẫn nại.

Thực tế mà nói, nhiều người cho rằng nhẫn nại ở người trưởng thành còn khó làm, huống hồ là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có những phương pháp hữu hiệu có thể giúp bạn phát triển tính kiên nhẫn và khả năng tự kiểm soát cho trẻ, mà không hề nhàm chán, cũng không cần phải vò đầu bứt tai nghĩ “kế sách”.

Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
(Ảnh: Shutterstock)

Sau đây là 5 lời khuyên mà Bright Side nhận thấy rằng tuy đơn giản nhưng lại vô cùng thiết thực giúp rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ.

1. Dạy con những trò chơi mà các bé có thể chơi một mình

Có một vài lý do tại sao việc chơi một mình là rất quan trọng đối với trẻ em. Một trong số đó là bạn hãy tạo điều kiện để các con tự mình giải trí bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào có thể để kích thích óc sáng tạo của trẻ. Trí tưởng tượng của trẻ là không biên giới, thêm vào đó, những trò chơi này không cần bất kỳ sự chuẩn bị hoặc các vật dụng đặc biệt nào cả.

Loại trò chơi hạn chế cho trẻ chơi: Trò chơi điện tử trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, bởi nó không khích lệ nhiều cho sự phát triển của trí tưởng tượng và tính sáng tạo của trẻ (quá trình và kết quả của các trò chơi này bị định ra từ trước bởi người phát triển trò chơi).

Loại trò chơi cần khuyến khích: Trò chơi ghép hình giải câu đố, truy tìm kho báu, tưởng tượng các câu chuyện dạng như chuyện cổ tích, diễn kịch, trò chơi nhập vai, v.v…

Có một vài cách để dạy trẻ chơi độc lập, và nếu bạn kiên nhẫn, bạn sẽ thấy kết quả vượt quá mọi mong đợi của mình.

Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
(Ảnh: Pixabay)

3. Nghĩ ra trò chơi để “cứu cánh” cho cha mẹ khi trẻ phải chờ đợi ở những nơi công cộng

Trẻ em luôn luôn chán chường khi phải chờ đợi cho đến khi xe buýt đến, hay chờ mẹ quay trở lại sau khi mua sắm xong. Đối với những dịp này, chuyển hướng sự chú ý của trẻ là cách làm thông minh.

Một số trò chơi nên áp dụng: Phụ huynh hãy cũng con tham gia một trò chơi tìm kiếm các vật thể ở xung quanh, với một điều kiện nhất định (ví dụ quy định về màu sắc, hình dạng, chữ cái đầu tiên của tên gọi của vật thể…). Người đầu tiên đếm đến đồ vật thứ 20 theo điều kiện đã thỏa thuận ban đầu (hoặc một số nào khác quy ước từ đầu) sẽ là người thắng cuộc, và sẽ có quyền yêu cầu phần thưởng mình muốn. Ví dụ, bạn có thể cùng con đếm các xe ô tô trong khi chờ đợi tại một trạm xe buýt hoặc đếm các biển hiệu trong khi đi lại.

“Mánh lới” ở đây là: Trước hết, đây là một trò chơi mà trẻ nhỏ rất say sưa, mà cũng cho phép bạn có thể điều chỉnh các quy tắc chơi tùy thuộc vào độ tuổi của các bé. Thứ hai, cha mẹ không phải tham gia tích cực vì bọn trẻ thường đếm tranh cả phần của bố mẹ.

Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
(Ảnh: Shutterstock)

  • Hãy xem cách người Đức dạy con thuở đầu đời

3. Dạy trẻ cách mường tượng về thời gian

Khi lên 9 tuổi, trẻ em bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. Trước đó, tư duy làm việc của các bé hoạt động theo cách trực quan, cụ thể hơn, đó là lý do tại sao có thể là chúng khó mà hình dung ra được giữa 15 và 45 phút khác nhau ra sao.

Bởi vậy, việc cha mẹ giúp trẻ hình dung để định lượng thời gian bất cứ khi nào có thể là một việc cần thiết và hữu ích.

Cách nói cần tránh của cha mẹ: “Một tiếng nữa chúng ta sẽ rời đi” hay “Con có 10 phút để thu gom đồ chơi của của mình” bởi những câu nhắc như vậy dường như ‘vô nghĩa’ với trẻ khi chúng không định lượng được thời gian. 

Phụ huynh nên nói: “Bố sẽ đi làm về vào lúc mặt trời lặn xuống phía sau nóc nhà đằng kia.”

Bên cạnh đó, để việc chờ đợi sẽ không quá “tàn nhẫn” đối với một đứa trẻ, phụ huynh hãy giúp các em có cách so sánh về thời gian của riêng mình, dạng như: “Ồ, điều này sẽ nhanh như mình chải răng thôi”.

Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
(Ảnh: Shutterstock)

  • Phương pháp dạy con thành người tài đức của mẹ Khổng Tử

4. Một “mẹo” đơn giản để trẻ không ngắt lời người lớn

Allison Hendrix, một blogger và là mẹ của hai đứa con, đã đưa ra một Quy tắc ngắt lời lan truyền rộng rãi trên Internet bởi tính đơn giản và thông minh của nó.

Quy tắc: Khi một đứa trẻ muốn nói điều gì đó trong khi cha mẹ đang nói chuyện với người khác, chúng chỉ cần đặt tay chúng lên tay hoặc lên vai của phụ huynh. Nếu cha mẹ hưởng ứng bằng cách chạm tay vào tay chúng, điều đó có nghĩa là đứa trẻ đó đã được cha mẹ “nghe thấy” và sẽ được tham dự cùng sớm nhất có thể.

Vì sao lại có tác dụng: Rõ ràng hành động đó sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy đang được bố mẹ tôn trọng và không bị lờ đi khi họ đang giao tiếp với người lớn.

  • Trước khi trẻ hình thành tính cách, hãy dạy con những điều quan trọng này
Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
Trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
(Ảnh: Shutterstock)

5. Chờ đợi các sự kiện lớn (sinh nhật, Giáng sinh)

Thực tế mà nói, trẻ em có thể học để biết cách không làm gián đoạn người lớn và vui chơi một mình, nhưng việc phải chờ đợi những ngày quan trọng (Giáng sinh, sinh nhật, ngày nghỉ…) vẫn không phải là điều dễ dàng.

Cách trợ giúp: Có thể dùng biện pháp tâm lý, ví như dùng cuốn lịch Advent (Lịch Mùa vọng) có thể giúp con trẻ cảm thấy việc chờ đợi trở nên ngắn hơn. Cho đến ngày diễn ra sự kiện, mỗi ngày sẽ được đánh dấu bằng các tấm bưu thiếp sinh động, trên tấm bưu thiếp có ghi kèm lời chúc hoặc những bài tập, công việc có tính sáng tạo, những bao gói bé xinh xắn có đựng quà tặng, hay gói bánh kẹo mà trẻ yêu thích. Chắc chắn là dù trẻ ở độ tuổi nào cũng sẽ vô cùng thích thú với những lựa chọn sinh động này, bởi những điều đó đều là những bất ngờ thú vị.

Theo Bright Side
Minh Huyền

Xem thêm: