Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Việt Nam là một đất nước nằm ở Ðông Nam châu Á, ven biển Thái Bình Dương. Từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống chung trong một đất nước mà do yêu cầu khai phá và làm thủy lợi của nền nông nghiệp lúa nước nên phải cố kết trong một quốc gia - dân tộc thống nhất. Ðộc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia là một đặc điểm chi phối của lịch sử Việt Nam. Trên lãnh thổ thống nhất đó, cộng đồng các dân tộc anh em đã sinh sống và phát triển hợp thành dân tộc Việt Nam thống nhất cùng chung một nền văn hiến lâu đời, bền vững.

Từ khi có lịch sử dân tộc, mở đầu bằng quốc gia Văn Lang, dân tộc ta liên tục đấu tranh anh dũng kiên cường, bền bỉ, chinh phục thiên nhiên hà khắc, chống sự xâm lược của kẻ thù từ bên ngoài để tồn tại và phát triển.

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (Sông núi nước Nam, Vua Nam ở). Kinh đô là nơi nhà vua đóng đô, là trung tâm chính trị của vương triều, của đất nước. Qua bao thời kỳ lịch sử, nước ta có rất nhiều lần thay đổi kinh đô.

Từ kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang do các Vua Hùng đứng đầu, đến kinh đô Cổ Loa do An Dương Vương xây dựng, kinh đô Mê Linh của Hai Bà Trưng. Tiếp  đó là kinh đô Long Biên của Lý Nam Ðế và Triệu Việt Vương, kinh đô Vạn Anh - Ðại La thời kỳ chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ ba (603 - 939). Thời kỳ Ngô Quyền giành được độc lập, Cổ Loa lại trở thành kinh đô của đất nước. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Ðinh Tiên Hoàng đã lập nên nhà nước Ðại Cồ Việt với kinh đô Hoa Lư độc đáo mang nhiều giá trị lịch sử quý báu. Triều Tiền Lê cũng đóng đô tại đây.

Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Ðại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

Cùng với sự biến động của lịch sử, của đất nước, nhiều địa danh đã được chọn làm kinh đô của các vương triều khác nhau như Tây Ðô và Lam Kinh ở Thanh Hóa, thành Hoàng Ðế ở Bình Ðịnh. Ðặc biệt là thành Phú Xuân sau này gọi là Huế được chọn làm kinh đô dưới thời Tây Sơn (1789 - 1802) và thời Nguyễn (1802 - 1945); xét về mặt vị trí, thời đó, Huế (Phú Xuân) nằm ở trung tâm đất nước lại có phong cảnh nên thơ; do vậy, được cả Quang Trung và nhà Nguyễn sau này chọn làm nơi đóng đô lập quốc.

Hiểu biết về kinh đô nước Việt được xây dựng qua các triều đại phong kiến cũng chính là hiểu rõ thêm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn các di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật chất nói riêng, trong đó có các cố đô là một trách nhiệm, một nghĩa vụ thiêng liêng, là niềm tự hào của mỗi người dân đối với tài sản vô giá do tổ tiên đã tốn biết bao công sức, trí tuệ và tiền của để tạo dựng trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc.

"Kinh đô nước Việt qua các triều đại phong kiến Việt Nam" được các tác giả trình bày một cách khoa học, ngắn gọn, theo trình tự thời gian, nhiều tư liệu thiết thực, rất thuận tiện cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về các kinh đô nước Việt xưa. Hy vọng cuốn sách sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và lý thú.

                  VÕ ÐĂNG

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

2. Vua Minh Mạng (1820-1840)

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1791) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định. Vua Minh Mạng lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840). Trong thời gian ở ngôi, nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng: cho bỏ các dinh và trấn mà thành lập các tỉnh (cả nước được chia làm 31 tỉnh); định lại quan chế, đặt mức lương bổng của các quan tùy theo ngạch trật; thống nhất việc đo lường và thống nhất y phục; khuyến khích dân khai hoang lập ấp, sửa sang hệ thống giao thông, lập nhà Dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, già cả không nơi nương tựa… Đề cao Nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp nước là một trong những việc rất được vua Minh Mạng chú trọng. Nhà vua cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi Hội và thi Đình (thời Gia Long chỉ có thi Hương). Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mạng được mở rộng nhất trong lịch sử và Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy vào năm 1838, vua Minh Mạng cho đổi tên nước ta là Đại Nam. Vua Minh Mạng mất ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (20-1-1841), hưởng thọ được 50 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Minh Mạng được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng đế.

Vua Minh Mạng có 142 người con (74 con trai, 68 con gái)

3. Vua Thiệu Trị (1841-1847)

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Vua Thiệu Trị có tên là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa (Tá Thiên Nhân Hoàng hậu), sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão (16-6-1807) tại ấp Xuân Lộc, phía Đông Kinh Thành Huế. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng Giêng năm Tân Sửu (11-2-1841), làm vua được 7 năm (1841-1847), mất ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi (4-10-1847), hưởng thọ 41 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Hiến Tổ Chương Hoàng đế.

Vua Thiệu Trị có 64 người con (29 trai, 35 gái).

4. Vua Tự Đức (1848-1883)

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Vua Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ngoài ra còn có tên là Thì. Ông là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (Hoàng hậu Từ Dũ), sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (22-9-1829). Vua Tự Đức lên ngôi tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), làm vua được 36 năm (1847-1883), mất ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (19-7-1883), hưởng thọ 55 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng đế.

Vua Tự Đức không con, ông nhận 3 người cháu gọi bằng chú làm con nuôi là: Nguyễn Phúc Ưng Chân (sau này là vua Dục Đức); Nguyễn Phúc Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh); Nguyễn Phúc Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc).

5. Vua Dục Đức (1883, 3 ngày)

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở
Khu mộ các ông hoàng bà chúa trong lăng Dục Đức hình chụp đầu thế kỷ 20

Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là con thứ 2 của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 4 tháng 1 năm Quý Sửu (11-2-1853). Năm 1869, lúc 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Ưng Chân, cho xây Dục Đức Đường để ở và giao cho Hoàng Quý Phi Vũ Thị Duyên (sau này là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) trông coi, dạy bảo. Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: “… Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây.” Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này nên 3 ngày sau hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức). Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở) thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân (24-10-1884), thọ 32 tuổi. Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng đế.

Vua Dục Đức có 19 con (11 con trai và 8 con gái).

6. Vua Hiệp Hòa (1883, 4 tháng).

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Vua Hiệp Hòa tên là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Thăng, con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận, sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi (1-1-1847). Vua Dục Đức bị phế bỏ, Hồng Dật được đưa lên ngai vàng vào ngày 30 tháng 7 năm 1883, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị triều đình Huế phế bỏ và buộc uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (29-11-1883). Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương.

Vua Hiệp Hòa có 17 người con (11 trai, 6 gái).

7. Vua Kiến Phúc (1883-1884)

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Kiến Phúc tên là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng sinh ngày 2 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (12-2-1869). Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Học Phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo. Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2-12-1883, Ưng Đăng (15 tuổi) được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng thì mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân (31-7-1884) lúc mới 16 tuổi.

Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Giản Tông Nghị Hoàng đế.

8. Vua Hàm Nghi (1884-1885)*

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Vua Hàm Nghi tên là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Minh. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3-8-1871).

Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2-8-1884) Ưng Lịch được đưa lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi lúc mới 14 tuổi.

Binh biến năm Ất Dậu (5-7-1885) xảy ra, vua Hàm Nghi cùng quần thần ra Tân Sở, phát hịch Cần Vương, phát động phong trào kháng Pháp trên toàn quốc. Quân Pháp nhiều lần kêu gọi nhà vua quay về nhưng thất bại. Ngày 30 tháng 10 năm 1888, tên Trương Quang Ngọc (người hầu của vua) bị Pháp mua chuộc nên đem người bắt vua Hàm Nghi dâng cho Pháp.

Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie vào ngày 13 tháng 1 năm 1889. Nhà vua sống ở đó cho đến lúc mất (4-1-1943), thọ 72 tuổi.
Vua Hàm Nghi có 3 người con (1 trai, 2 gái).

9. Vua Đồng Khánh (1886-1888)

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, còn có tên là Đường và Biện. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (19-2-1864). Năm 1865 lúc được 2 tuổi, Ưng Thị được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.

Sau binh biến năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở, triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.

Ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28-1-1889) lúc được 25 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Đồng Khánh được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.

Vua Đồng Khánh có 10 người con (6 trai, 4 gái).

10.Vua Thành Thái (1889-1907)

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Chiêu, con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão (14-3-1879).

Vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế được sự đồng ý của Pháp đã đưa Bửu Lân lên ngôi vào ngày 1 tháng 2 năm 1889 với niên hiệu là Thành Thái, lúc mới 10 tuổi.

Vua Thành Thái là người có tư tưởng tiến bộ (cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy) và có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi).

Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi.

Vua Thành Thái có 45 người con (19 trai, 26 gái).

11. Vua Duy Tân (1907-1916)

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở
Vua Duy Tân lên ngôi nam 7 tuổi. Bị chính quyền thực dân Pháp đưa đi đày ở đảo La Réunion trong vùng biển ở Ấn Độ Dương năm 1916

Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900). Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi. Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên nhà vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Nhà vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân… vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, nhà vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion. Nhà vua mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Nhà vua được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, nhà vua được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức).

Vua Duy Tân có 5 người con (3 trai, 2 gái)

12. Vua Khải Định (1916-1925)

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu), sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu (8-10-1885). Vua Đồng Khánh mất, Hoàng tử Bửu Đảo còn ít tuổi (4 tuổi) nên không được chọn làm vua. Đến năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày ở Réunion, triều đình Huế và người Pháp mới lập Bửu Đảo lên ngôi vua vào ngày 18-5-1916, lấy niên hiệu là Khải Định. Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (6-11-1925), thọ 41 tuổi. Sau khi chết, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế.

Vua Khải Định chỉ có một con trai là Hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại).

13. Vua Bảo Đại (1926-1945)

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Vua Bảo Đại tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, ngoài ra còn có tên là Thiển. Ông là con độc nhất của vua Khải Định và bà Hoàng Thị Cúc (bà Từ Cung), sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22-10-1913). Hoàng tử Vĩnh Thụy được đưa sang Pháp học lúc mới 10 tuổi, đến khi vua Khải Định qua đời, ông về Huế lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 1 năm 1926, lấy niên hiệu Bảo Đại, đây là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Sau đó, ông lại tiếp tục sang Pháp học cho đến 8-9-1932 mới trở về Huế. Vua Bảo Đại ở ngôi cho đến 30 tháng 8 năm 1945 thì làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn, giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Chế độ phong kiến chấm dứt, Bảo Đại sang Pháp và sống hết cuộc đời của vị vua lưu vong ở đó. Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1997 tại Pháp.

Vua Bảo Đại có 5 người con (2 trai, 3 gái).

Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn đặt Kinh đô ở

Mr Hòa28 Tháng Mười Hai, 201812 Tháng Một, 2019

Mr Hòa17 Tháng Mười Hai, 201812 Tháng Một, 2019

Mr Hòa9 Tháng Một, 201912 Tháng Một, 2019