Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng đích sàng tiếng Anh

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi người mà có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của kẻ lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,...

Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người chăm chỉ đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù, nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ - người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cần cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng... Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.

Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.

Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.

Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ... ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp là hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Bắt đầu từ hôm nay Học Tiếng Anh mở thêm trang Danh ngôn song ngữ Anh – Việt lưu lại những danh ngôn được đưa lên cột phải mỗi ngày.

Đây là những câu nói nổi tiếng, những triết lý về cuộc sống, tình yêu, công việc, học tập với nhiều bài học làm người hữu ích …

Học Tiếng Anh sẽ cố gắng sắp xếp chúng theo từng danh mục cụ thể. Mời bạn đón xem!


Bạn đang xem: Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng tiếng anh

Học tập [Study]

“Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever.” – Gandhi [“Hãy sống như ngày mai sẽ chết. Hãy học như sẽ sống suốt đời”]“Fools learn nothing from wise men, but wise men learn much from fools.” – Johann Kaspar Lavater [“Người ngu ngốc không học hỏi được gì từ người khôn ngoan, nhưng người khôn ngoan học hỏi được nhiều từ người ngu ngốc.”]“Reading without reflecting is like eating without digesting” – Edmund Burk [“Đọc mà không suy nghĩ giống như ăn mà không tiêu hóa”]“Genius is one percent inspiration and ninety-nine percent perspiration” – Thomas Edison[“Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi”]“Go out one day, and come back with a basket full of wisdom” – [“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“]“Each hand-span of road is a sieve’s-worth of wisdom” – [“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“]“Travel broadens the mind” – [“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“]“Traveling forms a young man” – [“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“]

Cơ hội [Opportunity]

“There are more men who have missed opportunities than there are who have lacked opportunities” – La Beaumelle [“Chỉ có những người bỏ lỡ cơ hội, chứ không có những người không có cơ hội”]“Where there is a will, there is a way” – Pauline Kael [“Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” ]

Thành công [Success]

“On the way to success, there is no trace of lazy men” – Unknown author [“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”]“All men who have achieved great things have been great dreamers” – O.S. Marden [“Tất cả những người đã đạt được những điều vĩ đại đều là những người có ước mơ lớn”]

Tình yêu [Love]

“Brief is life but love is long” – Alfred Lord Tennyson [“Cuộc đời ngắn ngủi nhưng tình yêu thì dài”]“I much prefer being unhappy while loving you to never having seen you” – Guilleragues [“Thà rằng yêu em mà đau khổ còn hơn cả một đời ta không biết em.”]“Only do what your heart tells you” – Princess Diana [“Chỉ làm những gì con tim mách bảo”]“The first symptom of true love in a young man is timidity, in a girl it is boldness.” – Victor Hugo [“Triệu chứng đầu tiên của tình yêu chân thành ở người con trai là sự rụt rè, còn ở người con gái là sự táo bạo.”]“We come to love not by finding a perfect person, but by learning to see an imperfect person perfectly” – Sam Keen, from To Love and Be Loved [“Chúng ta sinh ra không phải để yêu một con người hoàn hảo, nhưng là để học cách yêu người không hoàn hảo một cách hoàn hảo.”]“Love can turn the cottage into a golden palace.” – German proverb [“Tình yêu có thể biến mái nhà tranh thành lâu đài vàng”

Kiến thức [Knowledge]

“Knowledge is a treasure, but practice is the key to it.” – Thomas Fuller [“Kiến thức là một kho báu, nhưng thực hành là chìa khóa để mở nó”]

Thời gian [Time]

“Every hour of lost time is a chance of future misfortune” – Bonaparte Napoleon [“Mỗi một giờ mất đi là một dịp cho sự rủi ro ở tương lai”]

Mục đích [Purpose]

“Living without an aim is like sailing without a compass” – J. Ruskin [“Sống mà không có mục đích giống như đi thuyền mà không có la bàn”]

Kinh doanh [Business]

“The golden rule for every business man is this: Put yourself in your customer’s place.” – O.S. Marden [“Quy tắc vàng đối với mỗi doanh nhân chính là đặt mình vào vị trí khách hàng.”]

Khác [Other stuff]

“Breakfast like a king, lunch like a queen, dinner like a pauper.” – Unknown author [“Ăn sáng như vua, ăn trưa như hoàng hậu, ăn tối như kẻ ăn mày”]“Tell me who’s your friend and I’ll tell you who you are” – Russian proverb [“Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào”]

Share this:


Xem thêm: Tải Phần Mềm Khôi Phục Dữ Liệu Thẻ Nhớ Tốt Nhất Trên Máy Tính Và Thẻ Nhớ

Related



Published by Đào Nhân


Đam mê tiếng Anh, thích tìm tòi, khám phá, chia sẻ kiến thức. Đó là những gì có thể nói về tác giả blog này. Hiện người viết đang công tác trong lĩnh vực dịch vụ du học và di trú.Kết nối với tôi: Facebook | Twitter | Linkedin | InstagramChính sách bình luận: Comment có kèm theo link quảng cáo sẽ không được phê duyệt.View all posts by Đào Nhân

Video liên quan

Chủ Đề