Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa webtretho

Trẻ sơ sinh thường hay vặn mình, ngủ không yên giấc là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ mất ngủ, quấy khóc quá nhiều và kéo dài mà không được khắc phục sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chị Thùy Vân (Quận 1, tp. Hồ Chí Minh) kể: “Bé Shin nhà chị từ lúc sinh ra đến giờ gần 6 tháng tuổi rồi nhưng vẫn thường xuyên quấy khóc đêm. Ban ngày bé ngủ cũng không ngủ sâu giấc. Chỉ cần một tiếng động nhỏ là bé giật mình tỉnh giấc ngay. Đêm nào cũng vậy, cứ tầm 11h đêm là bé lại mơ màng vặn mình rồi quấy khóc dỗ thế nào cũng không nín. Chính vì bé hay quấy khóc nên cân nặng cũng không tăng, 2 tháng mà được có 4kg. Mẹ vừa mất ngủ vừa lo cho con nên giờ xuống sắc, mắt thâm quầng, ai nhìn cũng quở".Nỗi lo của chị Vân cũng là nỗi lo chung của phần lớn các bà mẹ chăm con nhỏ. Trẻ sơ sinh có thói quen ngủ ngày cày đêm. Đã vậy một số trẻ giấc ngủ đêm cũng không trọn vẹn, thường vặn mình, khóc quấy. Theo các chuyên gia giải đáp trẻ sơ sinh vặn mình, ngủ không ngon giấc và quấy khóc có thể xuất phát từ hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý bệnh lý bẩm sinh nào đó, mà mẹ cần phải theo dõi và quan sát bé nhiều hơn. Nguyên nhânTrẻ sơ sinh vặn mình, ngủ không yên giấc là do khi ở trong bụng mẹ chật chội trẻ được ôm trọn và âm thanh không ồn ào như ở ngoài. Sau khi được sinh ra ngoài tuy môi trường rộng rãi thoải mái nhưng tần suất âm thanh lớn nên trẻ giật mình là chuyện khó tránh khỏi. Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong khoảng 2-3 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có trẻ xuất hiện từ sớm khoảng 10-15 ngày sau sinh.Thông thường trẻ sơ sinh vặn mình thường đi kèm với dấu hiệu đỏ mặt và chỉ hai ba phút sau bé sẽ tự hết. Tuy nhiên nếu trong trường hợp trẻ vặn mình đỏ mặt kèm theo các dấu hiệu như: khó ngủ và ngủ quá ít, đổ nhiều mồ hôi, bị thức giấc giữa đêm, tóc rụng hình vành khăn, nôn ói và chậm tăng cân…thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý sau đây: Thiếu hụt canxiĐối với những trẻ sinh non hoặc dinh dưỡng kém thì hiện tượng giật mình, vặn vẹo quấy khóc khi ngủ kèm theo triệu chứng ọc sữa, co giật… thường xuyên thì có thể bé bị thiếu canxi. Để khắc phục tình trạng này mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị vì nếu để trẻ bị thiếu canxi kéo dài có thể khiến trẻ bị chậm phát triển hơn so với lứa tuổi , còi cọc…thậm chí dẫn đến tím tái, ngừng thở và tử vong. Trẻ bị tổn thương thần kinhHiện tượng giật mình, vặn vẹo, khó ngủ ở trẻ sơ sinh có thể là do các vấn đề về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương... Trẻ bị bệnh vàng daNếu thấy trẻ thường xuyên vặn vẹo người, kèm theo co giật, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ vì đấy có thể là do lượng bilirubin trong cơ thể được sản xuất quá nhiều và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng da cho trẻ, khiến não bị tổn thương và gây ra co giật. Trẻ bị còi xươngNhững trẻ còi xương thường ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc lăn lộn, giật mình, tóc rụng, đầu bị bẹp, chậm biết lẫy, bò, đi, chậm mọc răng, thóp mềm và chậm liền… Chứng ngưng thở tắc nghẽn:Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình, vặn vẹo trong khi ngủ kèm theo khó thở thì mẹ cần lưu ý theo dõi và đưa bé đến bệnh viện vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị chứng ngưng thở tắc nghẽn mãn tính, cực kỳ nguy hiểm. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình, khó ngủ sinh lý Nếu hiện tượng giật mình, vặn mình của trẻ xuất phát từ nguyên nhân sinh lý bình thường thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm trẻ sẽ tự hết, tuy nhiên để giúp hạn chế tình trạng mất ngủ của trẻ các mẹ có thể tham khảo những cách sau: Thường xuyên kiểm tra tã, bỉm để thay kịp thời cho bé, đảm bảo bé luôn được khô thoáng, thoải mái và ngủ ngon giấc.Chú ý chọn căn phòng yên tĩnh mát mẻ có ảnh sáng dịu nhẹTích cực cho trẻ tắm nắng để cơ thể trẻ hấp thu vitamin D tự nhiên. Thời gian phù hợp để trẻ tắm nắng là trước 9h sáng hoặc sau 5h chiều, đối với những ngày có thời tiết lạnh thì có thể tắm trước 5h chiều.Đối với những trẻ giật mình, vặn mình do thiếu canxi thì mẹ nên tích cực cho bé bú sữa mẹ để bổ sung lượng canxi có trong sữa.

Trẻ sơ sinh hay bị nôn trơ, ọc sữa nguyên nhân và cách khác phụcNguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị nôn trớTrẻ sơ sinh nôn trớ khá phổ biến. Có đến gần 1/2 trẻ sơ sinh bị trớ thường xuyên.Hiện tượng trớ – hay còn gọi là trào ngược – thường sẽ chấm dứt khi các bé được 4 tháng tuổi (hoặc muộn hơn một chút khi 6 – 7 tháng tuổi). Nguyên nhân trẻ sơ sinh nôn trớ có thể là: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ do sinh lý Khi trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu. Các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no. Sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ do bệnh lý Ọc sữa đi kèm những triệu chứng khác thường có thể là dấu hiệu bệnh lý như: các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng; một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi. Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.Một điều đáng lưu ý là trẻ không chỉ ọc sữa mà còn bị giật mình kèm co giật trong lúc ngủ, vặn mình thì người mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của mình vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu canxi. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ do hẹp môn vị Hẹp môn vị là một bệnh hiếm gặp hơn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh trên ba tháng. Về cơ bản, đó là một tình trạng ở trẻ sơ sinh ngăn chặn thức ăn đi vào ruột non. Cơ nằm ở cuối dạ dày chỗ tiếp nối với hành tá tràng bị dày lên, khiến thức ăn không thể xuống ruột hoặc xuống rất hạn chế. Chứng hẹp môn vị thường xuất hiện ở trẻ khoảng một tháng tuổi.Mẹ nên làm gì để giảm trẻ sơ sinh bị nôn trớChia nhỏ khẩu phần của bé So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.Không để bé nằm ngay sau khi bú sữaTrẻ sơ sinh bị nôn trớ dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Nếu lúc này, mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng nôn trớ rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.Cho bé bú đúng cáchCó thể mẹ không biết, nhưng cách bạn cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến bé bị nôn trớ. Tương tự, những bé bú bình không đúng cách sẽ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể. Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ. Tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình. Không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.Tư thế ngủ đúng cho béMột tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ. Chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.Nói “không” với khói thuốcKhông chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế, không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc.Bổ sung canxi cho bé Nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé. Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám Bé càng lớn mà tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì đừng do dự, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay:Đau bụng quằn quại, Bụng trướng, Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích, Co giật, Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng, Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày), Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ.Một chút máu tươi khi nôn trớ thường không đáng lo ngại bởi đó là do các mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn quá mạnh.Cha mẹ nên nhớ tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ là hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo ngại. Chỉ trừ những trường hợp nghiêm trọng quá (có dấu hiệu ở trên) hoặc trẻ nôn trớ quá nhiều lần trong ngày thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để kịp thời có biện pháp điều trị cho trẻ. Khang Hy care – chăm sóc mẹ và bé sau sinh cam kết về chất lượng của tất cả các gói dịch vụ cũng như tinh thần và thái độ phục vụ của các nhân viên. Chúng tôi hoạt động với phương châm khách hàng là số một trên tinh thần tìm kiếm sự hợp tác lâu dài với tôn chỉ : Phục vụ khách hàng như người thân và nhu cầu chăm sóc của bé không giới hạn thời gian dịch vụ chăm sóc sau sinh nên bạn có thể thoải mái chọn mốc thời gian linh hoạt, phù hợp với gia đình mình, kể cả chủ nhật, ngày lễ, tết nếu gia đình có nhu cầu. Hãy đến với Khang Hy Care dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà, hãy để chúng tôi san sẻ gánh lo với gia đình bạn. Chăm sóc mẹ và bé tại nhà đúng cách sẽ mang đến cảm giác thoải mái và an tâm cho gia đình bạn khi được tận mắt nhìn thấy con yêu khỏe mạnh và khôn lớn mỗi ngày. Với tấm lòng yêu thương và sự tận tâm cùng đội ngũ chuyên nghiệp, Khang Hy Care sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh, tắm cho trẻ sơ sinh, massage bầu tại nhà, chăm sóc mẹ và bé sau sinh, tốt nhất để mẹ khỏe, bé ngoan, gia đình thêm vui, thêm hạnh phúc.