Trẻ 5 tháng đi tiểu bao nhiêu lần

1 - Nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI] Đây là căn bệnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn có ảnh hưởng đến đường tiết niệu [bao gồm thận, bể thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo, tức là ống nối bàng quang đến bộ phận sinh dục để loại bỏ chất lỏng]. Không có triệu chứng rõ ràng ngoài sốt, và các bé có thể cáu kỉnh, khó chịu. Mặc dù nhiễm trùng nước tiểu không thể phát hiện dễ dàng qua mùi nước tiểu nhưng bạn có thể nhận thấy sự bất thường từ mùi hăng trong nước tiểu của bé. 2 - Dịch Balanoposthitis Tình trạng viêm bao quy đầu của dương vật thường gây ra bởi vi khuẩn. Khi tình trạng viêm nặng hơn, có thể tiết ra mủ vàng. Đôi khi còn chảy máu làm nước tiểu có màu đỏ. Triệu chứng ban đầu bao gồm ngứa. Khi bé được 2 hoặc 3 tuổi, bạn có thể nhận thấy rằng bé thường quá quan tâm về dương vật của mình. 3 - Mất nước Đây là tình trạng khi mất quá nhiều chất lỏng trong cơ thể. Bé dễ bị mất nước khi cơn sốt kéo dài hoặc tiêu chảy [nên chú ý]. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm giảm lượng nước tiểu, ít nước mắt khi khóc, màu da nhợt nhạt, hay buồn ngủ hoặc rất mệt mỏi. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc trạm y tế ngay lập tức khi bạn thấy những triệu chứng đó ở bé. 4- Bệnh lồng ruột hay ruột lồng Lồng ruột xảy ra khi một phần ruột bé đã dính vào một phần ruột khác. Bệnh này phổ biến đối với các em bé từ 4 tháng đến 1 tuổi, đặc biệt là bé trai. Bệnh xuất hiện đột ngột và triệu chứng điển hình là bụng liên tục đau, co thắt nặng. Đôi khi, bé đang trong tình trạng ổn định nhưng vẫn khóc lớn tiếng. Tình trạng này tái diễn liên tục. Mặc dù không phát hiện máu trong phân bé nhưng bé có dấu hiệu chán ăn hoặc khóc thường xuyên. Hãy đưa bé đến bệnh viện để khám chữa bệnh ngay lập tức. 5 - Mật hẹp Đây là một bệnh nơi ống dẫn mật bị chặn hoặc bị tổn thương. Ống mật là một ống nơi mật chảy [một chất lỏng quan trọng sản được xuất bởi gan]. Vì ống mật bị tắc nghẽn, mật không thể chảy vào tá tràng ruột. Dấu hiệu đặc trưng là phân màu trắng. Không có các triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng. Nếu phân bé càng ngày càng trắng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. 6 - Bệnh tiêu chảy do vi rút Rota Bệnh tiêu chảy do vi rút Rota hoặc Caliciviridae. Nó là một bệnh truyền nhiễm thường lây lan trong mùa đông ở các nước ôn đới. Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, nó có thể xảy ra trong suốt cả năm. Các dấu hiệu và triệu chứng thường bắt đầu như: nôn mửa đột ngột, tiếp theo là tiêu chảy nặng. Phân có màu trắng và cuối cùng chuyển sang dạng chảy nước, giống như nước gạo. Triệu chứng kèm theo là sốt. hãy đến ngay bác sĩ hoặc trạm y tế để tránh bị mất nước. 7 - Đường tiêu hóa chảy máu

Khi chảy máu xảy ra trong ruột hay tá tràng ruột, phân đen xuất viện. Nếu phân bé bình thường màu nâu hoặc màu vàng nâu, nhưng chuyển biến bất thường sang màu đen, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu ai lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ có thắc mắc rằng trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu tiện và đại tiện bao nhiêu lần mỗi ngày. Sẽ không có gì là chính xác 100%, tuy nhiên các mẹ có thể tham khảo bảng theo dõi chung dưới đây, chắc chắn sẽ có ích đối với các mẹ.

Thói quen đi tiểu tiện & đại tiện của bé theo từng độ tuổi

Các bé, theo từng độ tuổi sẽ có thói quen đi tiểu tiện và đại tiện là khác nhau. Đây cũng là một trong số các dấu hiệu kiểm tra sức khỏe của bé. Nếu bé đi tiểu ít, mẹ không cần thay tã cho bé thường xuyên thì điều này báo hiệu cho các mẹ biết một vấn đề nào đó bất ổn ở trong bé.

bé đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày

Dưới đây sẽ là bảng theo dõi chung, tuy nhiên, có bé sẽ có thói quen đi tiểu và đại tiện là khác, điều quan trọng là mẹ cần theo dõi và hiểu được thói quen của bé.

Với bảng thông kê số lần đi tiểu mỗi ngày của bé sẽ giúp mẹ tính toán được lượng bỉm bé dùng mỗi ngày, bao lâu cần thay bỉm cho bé 1 lần.

Tháng tuổi Tháng tuổi Đại tiện
Trẻ sơ sinh Bé sẽ đi tiểu tiện 10 – 20 lần/ngày và lượng nước tiểu là rất ít Bé sẽ đi đại tiện gần 10 lần mỗi ngày và sẽ giảm dần lượng.
Bé 1 – 4 tháng tuổi Giai đoạn này, bé sẽ đi tiểu tiện một cách tự nhiên theo phản xạ với một chút nhẹ từ phần bụng [khi bé khóc nhọc hơn hay khi bé chuyển mình] Nếu bé đang được uống sữa công thức thì lượng phân sẽ ít hơn [tùy thuộc vào cơ địa của từng bé].
Bé 5 – 6 tháng tuổi Bé sẽ đi tiểu tiện 10 – 15 lần/ngày. Tới khi bé được 6 tháng tuổi Số lần bé đi đại tiện trong giai đoạn này sẽ giảm đi [chỉ đi 2- 4 lần/ngày] cùng với đó lượng phân sẽ nhiều hơn, ít lỏng hơn. Bé có thể bị táo bón sau khi đi phân đặc
Bé 7 – 8 tháng tuổi Dấu hiệu cho thấy bé muốn đi tiểu là khi bé khóc lên Giai đoạn này, màu phân và cấu trúc của phân bắt đầu thay đổi bởi bé đã được ăn dặm. Đôi khi thức ăn mẹ cung cấp cho bé được đào thảo ra ngoài ở dạng nguyên thủy.
Bé 9 – 11 tháng tuổi Giai đoạn này số lần đi tiểu của bé là ít hơn tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần đi sẽ nhiều hơn Phân của bé sẽ chuyển từ màu vàng sang màu nâu bởi bé đã chuyển dần sang sử dụng các loại thức ăn dạng đặc
Bé 1 – 2 tuổi Bé đi tiểu tiện 10 lần/ngày cùng với đó bé sẽ ít đi tiểu đêm hơn Giai đoạn này, bé bắt đầu hình thành các mốc giờ cố đinh đi đại tiện mỗi ngày. Cấu trúc và màu sắc của phân bắt đầu giống với người lớn.
Bé 2 – 3 tuổi Bé sẽ đi tiểu tiện 7 lần mỗi ngày. Giai đoạn này bé đã dần ý thức được tình trạng tã bị ướt 1 – 2 lần mỗi ngày. Khi bé đại tiên, có thường trốn sau một vật gì đó hoặc ngồi đực một chỗ.

Giai đoạn này, cả khi bé đi tiểu hay đại tiện, bé sẽ báo cho mẹ trước hoặc sau khi đi.

Bé 4 – 5 tuổi Bé sẽ đi tiểu tiện 5 – 6 lần/ngày. Giai đoạn này bé đã có khả năng tự kiểm soát được hành vi đi tiểu hay đại tiện rồi. Bé sẽ đi đại tiện 1 – 2 lần mỗi ngày

Theo bảng theo dõi trên, có thể thấy số lần đi tiểu tiện hay đại tiện của bé sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Bé 4-5 tuổi sẽ có khả năng tự kiểm soát được hành vi đi tiểu tiện hay đại tiện của mình rồi.

Gợi ý cho các mẹ về cách sử dụng bỉm hay tã dán cho bé. Đối với các bé sơ sinh, do số lần đi tiểu và đại tiện mỗi ngày nhiều, lượng nước tiểu và phân lại rất ít. Giai đoạn này bé cũng không vận động nhiều do đó sử dụng tã dán là phù hợp và tiết kiệm chi phí bởi tã dán luôn rẻ hơn bỉm quần.

Sau này, khi bé lớn hơn, bé vận động nhiều hơn và số lần đi tiểu tiện và đại tiện giảm dần tuy nhiên lượng nước tiểu và phân mỗi lần đi sẽ nhiều hơn. Do đó, sử dụng bỉm quần sẽ giúp giữ được một lượng lớn chất thải trong bỉm, chất thải sẽ không bị tràn.

Với từng loại đoạn phát triển của bé, mẹ cần nắm được đặc điểm của từng giai đoạn. So sánh đặc các loại bỉm tốt để lựa chọn loại bỉm phù hợp với làn da của từng bé, phù hợp với từng giai đoạn. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp mẹ tiết kiệm được khoản nào đó chi phí sử dụng tã bỉm cho bé.

Nhiều bà mẹ thắc mắc không biết trẻ em đi tiểu nhiều lần trong ngày có sao không. Một số người tỏ ra khá lo lắng khi bé đi tiểu nhiều là do gặp bệnh lý nào đó. Để giúp các mẹ biết được con của mình đi tiểu nhiều có sao không, bài viết dưới đây sẽ đưa ra bảng theo dõi số lần đi tiểu của trẻ em trong 1 ngày.

Trẻ em đi tiểu bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường?

Với trẻ em, mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có thói quen với số lần và lượng nước tiểu khác nhau. Việc đại tiện hay tiểu tiện sẽ là một yếu tố để mẹ quan sát sự phát triển khỏe mạnh của bé nhà mình. Nếu bé đi tiểu ít thì đây là dấu hiệu báo động điều gì đó không ổn trong bé. Ngược lại, khi bé đi tiểu nhiều lần mẹ cũng không được chủ quan.

Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu xem trẻ em đi tiểu bao nhiêu lần 1 ngày. Các mẹ có thể dựa vào những thống kê dưới đây để theo dõi sức khỏe của bé.

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, bé chủ yếu bú sữa mẹ và uống nước lọc. Do đó lượng nước tiểu bé thải ra mỗi lần khá ít, nhưng số lần đi tiểu khá nhiều. Thường 1 ngày trẻ sơ sinh sẽ tiểu tiện khoảng 20 – 25 lần. Thời gian bé đi tiểu sẽ trung cách quãng 1 tiếng/ lần với lượng nước tiêu khoảng từ 20 – 250ml.
  • Bé từ 1 tới 4 tháng tuổi: Trên 1 tháng tuổi, cơ thể bé bắt đầu có sự phát triển cứng cáp hơn. Kèm theo đó, bé sẽ đi tiểu theo phản xạ tự nhiên, số lần đi tiểu cũng tương đương khi bé dưới 1 tháng tuổi. Thường các mẹ sẽ thấy bé hay tiểu trùng với những lúc bé xoay mình.
  • Trẻ nhỏ từ 5 tới 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bé sẽ thường duy trì trung bình đi tiểu từ 10 – 15 lần/ ngày cho tới khi 6 tháng tuổi.
  • Trẻ nhỏ từ 7 tới 8 tháng tuổi: Khi bé bắt đầu phát triển tới tháng thứ 7, nếu buồn đi tiểu bé sẽ khóc lên để báo hiệu cho mẹ biết.
  • Trong giai đoạn từ 9 tới 11 tháng tuổi: Số lần đi tiểu của trẻ sẽ giảm đi đáng kể từ tháng thứ 9 trở đi. Tuy nhiên nếu để ý kỹ các mẹ sẽ thấy bé nhà mình đi tiểu với một lượng nhiều hơn lúc trước.
  • Bé từ 1 tới 2 tuổi: Thời gian này, bé sẽ đi tiểu khoảng trên dưới 10 lần, ít tiểu đêm. Các mẹ hãy để ý tầm 2 tiếng bé sẽ đi tiểu 1 lần. Lượng nước tiểu bé thải ra sẽ lớn hơn 600ml mỗi ngày.
  • Bé từ 2 tới 3 tuổi: Ở giai đoạn gần 3 tuổi, trẻ nhỏ sẽ đi tiêu trung bình 7 lần/ ngày, mỗi lần đi tiểu sẽ cách nhau khoảng 3 tiếng/ lần. Các mẹ không nên đóng bỉm cho bé trong thời gian này do bé sẽ cảm thấy khó chịu.
  • Trẻ em từ 4 – 5 tuổi: Đây là lúc trẻ đã dần ý thức được việc đi vệ sinh của mình, bao gồm cả tiểu tiện và đại tiện. Thường trẻ sẽ đi tiểu khoảng 5 – 6 lần/ ngày.

Với thống kê trên, các bậc phụ huynh có thể nhận ra rằng bé càng lớn thì việc đi tiểu càng giảm về số lượng. Tới khi 4 – 5 tuổi, trẻ đã tự có được khả năng kiểm soát việc đi tiểu của mình. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý rằng chỉ nên đóng tã cho bé khi bé dưới 2 tuổi. Khi trẻ từ 2 tuổi trở lên thì các mẹ hãy để bé đi tiểu tiện thoải mái, không nên gò bó với việc đóng tã, bỉm.

Trẻ em tiểu nhiều lần trong ngày có sao không?

Như đã đề cập bên trên, trừ trẻ sơ sinh ra thì thường trẻ em sẽ đi tiểu khoảng 7 – 8 lần/ ngày, nhiều nhất sẽ là trên dưới 10 lần. Thế nhưng nếu các mẹ thấy trẻ em đi tiểu nhiều lần trong ngày, có những bất thường thì mẹ cần theo dõi bé.

Dấu hiệu để giúp các bậc phụ huynh nhận ra sức khỏe bé bất thường là bé đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng khá ít hoặc không thành dòng. Cũng có trường hợp bé đi tiểu khó hoặc phải rạn như khi đi đại tiện. Điều này khiến bé cảm thấy khó chịu mỗi lần đi nhẹ.

Ngoài ra, bé có thể đi tiểu nhiều kèm theo những triệu chứng cụ thể dưới đây:

  • Bé đi tiểu cảm thấy buốt, nước tiểu đục, có mủ hoặc rớm máu.
  • Nước tiểu có mùi khó chịu. bất thường không rõ.
  • Bé bị sụt cân, ốm sốt, mệt mỏi kèm theo tiểu nhiều lần.

Những hiện tượng trên có thể báo hiệu bé đang mắc những bệnh lý trong cơ thể. Bố mẹ cần quan sát mỗi ngày để xác định chính xác những biểu hiện lạ của bé. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần biết nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trẻ em đi tiểu nhiều lần trong ngày. Do đó chúng tôi đã tìm hiểu giúp bạn những lý do dẫn tới hiện trạng này của bé như sau:

  • Do bé uống nước quá nhiều, ít vận động.
  • Do cha mẹ cho bé ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, lợi tiểu quá.
  • Bé lo lắng, căng thẳng cũng khiến việc đi tiểu nhiều hơn.
  • Do các bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu như: bệnh lý về niệu đạo và bể thận, viêm nhiễm làm tăng sản niêm mạc bàng quang,….
  • Bé trai nếu bị đi tiểu nhiều lần có thể là do gặp phải vấn đề liên quan tới tinh hoàn, quy đầu và bệnh về tuyến tiền liệt.
  • Bé gái đi tiểu nhiều trong ngày có thể do bộ phận sinh dục đang bị viêm nhiễm khiến hệ tiết niệu bị rối loạn chức năng.

Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em

Nếu tình trạng trẻ em đi tiểu nhiều lần trong ngày kéo dài thì bạn nên đưa bé đi tới các cơ sở y tế, nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sĩ. Hoặc bạn có thể sử dụng một vài bài thuốc dân gian dưới đây:

Dùng râu ngô

Râu ngô là phần bỏ đi của bắp ngô, ít được sử dụng. Thế nhưng râu ngô lại có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh liên quan tới hệ tiết niệu. Để chấm dứt tình trạng trẻ em đi tiểu nhiều lần trong ngày, các bố mẹ có thể đun nước râu ngô cho bé uống.

Dùng giá đỗ

Giá đỗ là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình. Giá đỗ có tác dụng giải độc, kháng khuẩn và chống viêm. Ngoài ra, khi bé nhà bạn mà bị đi tiểu nhiều lần trong ngày thì bạn có thể dùng giá đỗ để hỗ trợ giải quyết vấn đề này. 

Bạn hãy đun nước giá đỗ cho bé uống hàng ngày. Các bậc phụ huynh lưu ý cần rửa thật sạch giá đỗ trước khi đun, tốt nhất nên tự tay ủ sẽ hiệu quả hơn.

Chữa đi tiểu nhiều bằng quả bưởi

Trong bưởi có chứa chất chống oxy hóa detoxes giúp lọc máu và cải thiện hệ tuần hoàn. Bổ sung thêm nước ép bưởi sẽ giúp hệ bài tiết của bé khỏe mạnh hơn, hỗ trợ làm giảm chứng đi tiểu nhiều ở trẻ.

Xem thêm: Tiểu buốt là gì? Tiểu buốt ra máu nguy hiểm không?

Tổng kết lại có thể thấy rằng trẻ em đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu kèm theo các dấu hiệu bất thường nêu trên thì các bậc phụ huynh cần theo dõi bé nhiều hơn. Hoặc trường hợp cần thiết, bạn hãy đưa bé tới các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.

Trang Phạm Thị là bác sĩ Y học cổ truyền có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về Thận – Tiết niệu. Bác sĩ là một trong những cố vấn y khoa của Việt Nam Forestry.


24 Tháng Ba, 2020

24 Tháng Ba, 2020

23 Tháng Ba, 2020

7 Tháng Mười, 2019

Video liên quan

Chủ Đề