Đặc điểm của nhà nước phương Đông là gì

Đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại phương  Đông là gì?


A.

Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành.

B.

Đứng đầu nhà nước là quý tộc, quan lại.

C.

Đứng đầu nhà nước là nông dân công xã, họ nuôi sống toàn xã hội.

D.

Nhà nước mà có quan hệ xã hội là sự bóc lột dã man, tàn bạo giữa chủ nô và nô lệ.

Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là:

A. nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị.

B. nhà nước phong kiến phân quyền.

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu.

D. Nhà nước dân chủ chủ nô.

Xã hội phong kiến là một trong những giai đoạn xã hội có lịch sử tồn tại lâu đời và để lại cho hiện nay những nền văn hóa đồ sộ. Đặc biệt có thể kể đến hai xã hội phong kiến đó là xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến Phương Tây.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông là gì?

Phong kiến là gì?

– Phong kiến là phong tước và kiến quốc chỉ việc nhà vua phong tước, chia đất để chư hầu dựng nước ở khu vực đã được phong, theo Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn.

– Chế độ phong kiến gồm có vua, chua hầu và phong địa. Vua là người đứng đầu một nước, chư hầu chỉ vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc, phải phục tùng và được một vua chúa lớn mạnh hơn làm thiên tử thống trị tối cao và phong địa là đất phong cho chư hầu, có tư cách như một nước độc lập và truyền đời này sang đời khác.

– Trong phạm vi một nước thì phong kiến chính là Nhà nước có các vua chúa, địa chủ và nông dân. Khi đó vua chúa là người có quyền lực tối cao, tất cả mọi người đều phải phục tùng. Địa chủ là những người được vua chúa ban đất cho rất nhiều đất còn nông dân là những người dân nghèo không có đất đai của cải.

Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến là quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông là:

– Hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên hoặc đầu Công nguyên.

– Phát triển chậm chạp. ở Trung Quốc tới thời Đường còn ở một số các quốc gia Đông Nam Á từ sau thế kỷ X các quốc gia phong kiến mới bắt đầu nước vào giai đoạn phát triển.

– Khủng hoảng và suy vong kéo dài từ thế kỳ XVI cho đến giữa thế kỷ XIX khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

So sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây

Thứ nhất: Sự giống nhau

– Xã hội: Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê. Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.

– Kinh tế: Nông nghiệp là chính. Bên cạnh, kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất, lực lượng sản xuất chính là nông dân. Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.

– Tư tưởng: Lấy tông giáo làm cơ sở lý luận cho sự thống trị của mình.

– Chính trị: Bộ máy Nhà nước đứng đầu là vua, giúp việc cho vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân, chế độ chính trị đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.

Thứ hai: Sự khác nhau

– Cơ sở kinh tế, chính trị – xã hội, tư tưởng:

+ Giai cấp bị trị:

Nông dân tá điền so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương Tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông.

+ Cơ sở kinh tế:

Ở phương tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời đại cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu tình trạng phân quyền kéo dài.

+ Về chính trị, tư tưởng:

Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông và Asoka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Đông.

– Thời điểm ra đời:

+ Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giecmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

+ Ở phương Đông Nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ thứ V sau công nguyên. Nó phát triển rất nhanh và thời gian suy vong ngắn. Ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.

– Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước:

+ Ở phương Tây:

+ Trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy Nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền bao gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp.

+ Bộ máy Nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, vua hay hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các ấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đầu là thần sân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức hai cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ.

Như vậy, Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông là gì? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung nhằm so sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây. Chúng tôi mong rằng những nội dung trong bài viết trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành bên các lưu vực sông lớn và kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Liên quan đến vấn đề này nhiều người đặt câu hỏi Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của?

Câu hỏi: Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của:

A. Nhà nước độc tài quân sự.

B. Nhà nước dân chủ chủ nô

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

D. Nhà nước cộng hòa quý tộc

Đáp án đúng là đáp án C.

Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành bên các lưu vực sông lớn như sông Nin, sông Hằng, sông Ấn, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang… Chính vì vậy mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.

Quá trình hình thành nhà nước được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Do vậy mà các quốc gia cổ đại Phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều được tập trung vào tay người đứng đầu đất nước là vua, là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội.

Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông được chia thành 3 tầng lớp chính đó là:

– Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại

– Tầng lớp nông dân công xã chiếm trên 90% dân cư trong xã hội, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính;

– Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Như vậy có thể nhận thấy rằng Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại

Các phương án còn lại chưa đúng vì các lý do cụ thể như sau:

+ Phương án A. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của Nhà nước độc tài quân sự là đáp án sai bởi vì: các quốc gia cổ đại Phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội.

+ Phương án B. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của Nhà nước dân chủ chủ nô là đáp án chưa chính xác. Bởi vì nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, hình thành những giai cấp đầu tiên – giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ, còn các nhà nước phương đông là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua là người sở hữu quyền lực tối cao

+ Phương án D. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của Nhà nước cộng hòa quý tộc là đáp án sai bởi vì cộng hòa quý tộc là kiểu nhà nước trong đó nguyên thủ quốc gia và cơ quan lập pháp đều do những người trong tầng lớp quý tộc ứng cử và bầu cử thành lập ra. Còn nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông là do vua đứng đầu, và vua không được bầu qua hình thức bầu cử mà thông thường là qua hình thức cha truyền con nối.

Như vậy, đáp án đúng và đầy đủ nhất là đáp án C. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Video liên quan

Chủ Đề