Trái sầu riêng còn có tên gọi khác là gì

Giống sầu riêng Monthong được đánh giá là thơm ngon nhất trong các loại sầu. Vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu thông tin về quả sầu riêng có tên gọi đặc biệt này chưa?

Sầu riêng Monthong được bán ở khắp các chợ lớn nhỏ từ Nam ra Bắc ở nước ta. Nếu bạn so sánh giống này với các loại khác như: Sầu riêng Cái Mơn, sầu riêng chuồng bò, sầu riêng Ri6… sẽ thấy sầu riêng Monthong ăn ngon hơn hẳn. Dù nhiều người thường xuyên mua giống sầu riêng Monthong nhưng vẫn không biết quả đó có nguồn gốc ở đâu và sao lại có tên gọi kỳ lạ vậy. Nếu bạn muốn tìm hiểu những thông tin này, hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi.

Nguồn gốc của giống sầu riêng Monthong bắt nguồn từ nước nào

Sầu riêng Monthong vốn là giống trái cây của đất nước Thái Lan. Trong tiếng Thái, từ monthong có nghĩa là gối vàng. Ở xứ sở Chùa Vàng, loại sầu riêng này rất nổi tiếng và được xuất khẩu sang khá nhiều nước với số lượng lớn, đặc biệt là Trung Quốc.

Tại Thái Lan, 1 quả sầu riêng Monthong lớn nhất có thể lên đến 10kg, lớn gấp vài lần những quả sầu riêng ở Việt Nam. Nếu bạn đến du lịch tại nước láng giềng này sẽ thấy sầu riêng Monthong được bán khắp nơi với mức giá vừa phải, cả người bản địa lẫn du khách đều rất thích.

Sầu riêng Monthong có nguồn gốc từ xứ sở Chùa Vàng

Giống sầu riêng Monthong được đưa từ Thái Lan về Việt Nam như thế nào?

Đầu năm 1990, giống sầu riêng Monthong được đưa về Việt nam bằng con đường phi mậu dịch. Giống này có khả năng thích nghi nhanh với nhiều vùng có điều kiện sinh thái khác nhau. Mới đầu, cây được trồng ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, sau đó thử nghiệm thêm tại Tây Nguyên. Ở nước ta, loại sầu riêng này còn có tên gọi khác là sầu riêng Dona giống Thái.

Giống sầu có nguồn gốc từ Thái Lan được các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đánh giá là có năng suất cao vượt trội, giá trị kinh tế lớn. Nếu bạn trồng sầu Monthong trên diện tích 1ha thì mỗi năm sẽ thu về từ 400 đến 500 triệu đồng. Sầu riêng Monthong ngày càng được nhiều bà con nông dân nhân rộng trên vườn nhà cũng vì lý do này.

Hầu hết các tín đồ nghiện sầu riêng đều rất thích sầu riêng Monthong vì hạt bé, phần cơm dày thơm, béo ngậy

Trước đây, giá sầu riêng giống Monthong chỉ khoảng 30.000đ – 40.000đ nhưng vào năm 2017 đạt mức 80.000đ/kg. Hiện tại, 1 quả sầu riêng Monthong được bán với giá 130.000đ đến 145.000đ/kg. Với chất lượng và mức giá như vậy, sầu riêng Monthong ngoài bán trái tươi còn được sấy khô và mang đi xuất khẩu ở nhiều nước.

Sầu riêng Monthong có giá vừa phải, chỉ 130.000đ đến 145.000đ/kg

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống sầu riêng Monthong ở Việt Nam

Muốn trồng sầu riêng Monthong, trước hết bạn nên tìm hiểu kỹ về đặc điểm sinh trưởng của giống cây này:

  • Cây được trồng theo phương pháp ghép với nguyên liệu tách từ cành của cây có chất lượng tốt nhất.
  • Cây thích hợp trồng ở độ cao dưới 1200m so với mực nước biển, lượng mưa hàng năm cần khoảng 1500mm, độ ẩm không khí từ 75 – 85%.
  • Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sầu riêng Monthong sinh trưởng và phát triển là 18 đến 32 độ C.
  • Tuổi thọ của cây là 25 đến 30 năm.
  • Bạn có thể thu hoạch sau 120 đến 135 ngày.
  • Trái sầu riêng Monthong có thể bảo quản được lâu mà vẫn tươi như mới hái; độ dày gai khoảng 1,25cm; cuống dài từ 5 đến 8cm. Ngoài ra, trái sầu có hình quả trứng hoặc chữ nhật
  • Khi sầu riêng Monthong chín sẽ có mùi thơm dịu chứ không quá nồng, vỏ mỏng. Phần cơm sầu riêng rất dày [do hạt lép], màu vàng nhạt chứ không vàng sậm nhưng vẫn vô cùng hấp dẫn nhờ vị ngọt thanh, béo như bơ.
  • 1 trái sầu riêng Monthong khi trồng ở nước ta thường nặng 2 đến 4,5kg.

Sầu riêng Monthong có tán thưa, cành khá rộng và phát triển vuông góc với thân cây

Bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về nguồn gốc của giống sầu riêng Monthong cũng như đặc điểm sinh trưởng của loại cây này. Nếu bạn muốn trồng sầu để cung cấp hoa quả sạch cho gia đình hoặc làm kinh tế thì chắc chắn giống sầu Monthong là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Trái sầu riêng là một trong những loại cây ăn quả nhiệt đới được yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài việc dùng sầu riêng chính, cơm sầu riêng còn được dùng để làm hương vị cho nhiều loại đặc sản khác như kẹo dừa, bánh....

Tên khoa học: Duriozibethinus Murray
Họ: Bombacaceae
Chi: Durio

Nguồn gốc xuất sứ của sầu riêng

[Tranh trong “Văn hóa nguyệt san” số 7, tháng 10-11/1955]

Mồ hôi trán ông lại đổ ra, nghĩ đến phải ăn nữa, quả tim ông đập như trống đánh, hai tai ông ù lên, mắt ông hoa cả đi. Để khách không từ chối, chủ nhân trịnh trọng lấy một miếng để ăn và miệng mời khách. Ông khách của chúng ta thật khó nghĩ, không biết ăn làm sao nói làm sao. Thôi đành:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Để xem con tạo xoay vần ra sao?

Thế rồi như một cái máy, với một bộ mặt vui vẻ, ông thò tay lấy một miếng rồi đồng thời với chủ nhân, ông tươi cười cho vào miệng, để tươi tỉnh nhai rồi tươi tỉnh nuốt. Hết miếng này đến miếng khác, chủ và khách “xơi” hết cả đĩa! Ăn xong, mồ hôi ông khách ra ướt hết cả áo lót mình, như thể tắm dưới sông. Chủ gọi lấy nước chè tàu nóng rồi cùng khách uống và đàm thoại. Ông lấy làm lạ là sau khi uống nước chè tàu, ông thấy vị chè với vị trái cây kia hòa hợp với nhau tạo thành một hương vị đặc biệt, nó thoảng thơm ở trong miệng ông mãi và nó không ghê sợ, không lợm giọng như lúc đầu ông ăn. Ông hỏi chuyện chủ nhân về cái trái gì mà ngon vậy.

Chủ nhân cho mang ra một trái to bằng đầu người, vỏ xù xì mà ông gọi là “trái mít gai”, vì vị nó giống vị mít, hình nó giống hình trái mít. Khách là một nhà bác học chuyên về thảo mộc; ông đã chu du thiên hạ, tham dự nhiều đoàn thám hiểm nghiên cứu về cây cối năm châu. Trông thấy trái này, ông nhận ngay là một trái cây mà ông đã thấy mọc ở Mã Lai và thổ dân vẫn lấy để tế thần rồi mấy ăn. Chủ nhân hỏi khách có biết tên trái này là gì không? Nhớ đến tên mà thổ dân Mã Lai đã bảo ông, ông nói, với giọng người ngoại quốc mới học tiếng Việt:

Trái này là trái Dâu-riăng của người Mã Lai.

Chủ nhân và mọi người đều nhắc lại cái tên là lạ Dâu-riăng ấy. Rồi sau bữa tiệc “vô tiền khoáng hậu” ấy đối với nhà khoa học ngoại quốc kia, tiếng Dâu-riăng được truyền khẩu, một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn nghìn, nó đến chợ, nó qua mồm các người nông dân, và tới đầu thế kỷ hai mươi, cái tên thực thụ Mã Lai của trái ấy là Doerian hay Durian, qua một nhà thảo mộc học nói tiếng Việt thành ra Dâu-riăng rồi qua bao nhiêu năm nay đã có cái tên ngộ nghĩnh là Sầu Riêng.

Trái Sầu Riêng thuộc về loại cây bông [gòn] họ man-vát-sê và tên khoa học là Durio zibethinus, trong có nhiều chất bổ như bột [11%], đường ngọt [16%], đạm chất [7%], dầu béo [3%], khoáng chất [1%], và sinh tố A nữa.

Như vậy ăn trái Sầu Riêng kể ra rất bổ tuy cái vị nó bùi, nhưng mùi nó lạ lùng khiến cho ai đã quen thì ưa, và đã ưa đâm ra nghiện. Còn những ai chưa quen thì cho cái mùi ấy nó mạnh làm sao, nó khó ngửi làm sao, và ai có ăn trái ấy là theo “nhân tâm tùy thích”. Xin giữ lấy mùi ấy cho mình nếu muốn thưởng thức lấy toàn hương vị của nó thì phải biết uống nước chè tàu, phải biết ngâm thơ, và phải có nghị lực, theo như câu hát nơi đồng ruộng vùng Lai Thiêu thuộc tỉnh Thủ Đầu Một là nơi sản xuất ra nhiều Sầu Riêng:

Trái chi hương vị lạ đời,
Sầu Riêng ấy trái dễ mời khó ăn.

Nguyễn Công Huân

Bài viết “Lịch sử trái sầu riêng” đăng trên “Văn hóa nguyệt san” số 7, tháng 10-11/1955

Xem thêm: Nhà ngói, cây mít

Mời xem video:

Video liên quan

Chủ Đề