Bệnh bạch điến là gì

Lúc còn nhỏ, mặt tôi không hiểu sao lại có một đốm trắng trên cằm. Mặc dù nó chỉ to hơn hạt gạo một tí nhưng khi cậu tôi phát hiện, ông liền la lên: “Chết mày rồi con ơi, bị bệnh phong bạch điến rồi, mai mốt nó lan ra hết mặt mày luôn!”.

Lúc ấy, tôi còn không biết bạch điến là cái gì nhưng thấy vẻ mặt nghiêm trọng của ông cậu, tôi thật sự lo sợ và mếu máo chạy về nhà để cầu cứu mẹ ngay.

Mẹ tôi bảo: “lang ben chứ có gì đâu”. Cha tôi thì bảo: “bà mụ làm dấu đó”. Tôi nhớ về ông cậu tôi – cái người hay dụ dỗ đám con nít kề đầu lại gần rồi phun nước bọt vào tay và xoa bù bù lên đầu mỗi đứa ấy – thế là ngờ ngợ hiểu ra. Thì ra là ổng dọa mình!

Tuổi thơ qua nhanh, ông cậu tôi giờ đã già và không còn chọc ghẹo con nít nữa! Cái vết lang ben đó, theo thời gian cũng không biết mất đi tự lúc nào! Có thể là tôi ngẫu nhiên ăn thứ gì đó khiến nó hết, hoặc là ngẫu nhiên rửa mặt bằng thứ gì đó khiến nó biến mất cũng nên!

Còn bạch điến, cái tên gọi có phần “ghê ghê” ấy là gì và những loại thảo dược nào có thể điều trị bệnh này?

Đặc điểm bệnh phong bạch điến

Bạch điến [hay còn gọi là bạch điến phong] là hiện tượng trên da xuất hiện các đốm trắng, không đau ngứa mà chỉ gây mất thẩm mỹ. Về dâu dần, các mảng trắng này nhiều hơn và tạo thành các vùng da khác màu rõ rệt [1] [2].

Ở đây, cần chú ý bạch điến xảy ra trên từng khu vực da và khác với bệnh bạch tạng [xảy ra trên toàn bộ da, kể cả da và tóc đều mất sắc tố, biến thành màu trắng].

Các loại thảo dược điều trị bạch điến

Có nhiều bài thuốc cổ truyền điều trị bạch điến, bao gồm dùng ngoài da và uống trong. Trong đó, có thể kể đến một số bài dễ dùng như:

Thuốc ngoài da

1. Dùng củ gừng tươi

Đây là cách làm dễ dàng nhất. Bạn chỉ cần thường xuyên lấy củ gừng tươi [cắt lát] và chà lên bề mặt da thì từ từ sẽ khỏi [theo Lý Thời Trân – danh y thời Minh] [1].

Củ gừng tươi

2. Dùng bối mẫu và bách bộ

  • Chuẩn bị: Bối mẫu, bách bộ hai vị bằng nhau.
  • Thực hiện: Với cách này, chúng ta dùng hai vị trên [liều lượng bằng nhau], đem tán bột rồi trộn đều, sau đó hòa với nước gừng rồi bôi lên da [1].

3. Dùng lá cẩu tích

Bài thuốc này được truyền lại từ y sư Trần Tàng Khí [đời Đường].

Cách dùng như sau: lấy cành và lá của cây cẩu tích rửa sạch, đem nấu lên và sắc thành cao. Mỗi lần dùng thì bôi nước này lên da [1].

Cây cẩu tích

4. Dùng hạ khô thảo

Cách dùng hạ khô thảo điều trị lang ben, bạch điến cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy cành lá rửa sạch, nấu lấy nước thật đặc rồi thoa rửa hàng ngày thì bệnh sẽ giảm dần [1].

Thuốc uống

1. Dùng bạch chỉ

Bạch chỉ không chỉ dưỡng trắng da [làm thành bột để đắp] mà còn có tác dụng trong điều trị phong bạch điến. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì dân gian thường dùng kết hợp để làm thuốc uống.

Bạch chỉ

  • Cách bào chế như sau: lấy củ bạch chỉ tươi, cắt lát ra, ngâm với nước củ cải cho thấm rồi phơi khô, sau đó nghiền thành bột và để uống dần.
  • Liều lượng: mỗi lần uống 7, 5 g bột, ngày uống hai lần [1].

2. Dùng cành cây dâu

  • Chuẩn bị: 5 kg cành cây dâu và 1, 5 kg cỏ ích mẫu.
  • Thực hiện: Rửa sạch, thái nhỏ thuốc rồi cho vào nồi, sau đó đổ 3, 3 lít nước vào rồi nấu, cô đặc thành dạng cao [lưu ý nấu bằng lửa nhỏ cho tới khi nước rút còn 2, 5 lít thì vớt bỏ bã thuốc rồi mới cô đặc thành cao].
  • Liều dùng: Mỗi ngày, trước khi đi ngủ thì lấy 33 ml thuốc uống chung với ít rượu trắng [kiên trì dùng nhiều lần sẽ khỏi] [1].

3. Dùng bạch tật lê

Đây là bài thuốc của danh y Tôn Tư Mạc [đời Đường]. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: nhân bạch tật lê [224 g].
  • Thực hiện: cho vào cối giã nát [hoặc cho vào máy xay, xay nát] rồi chia thành nhiều lần uống.
  • Liều lượng: mỗi lần dùng thì lấy 7, 5 g bột uống với nước, ngày uống hai lần.
  • Ghi chú: Khi dùng bài thuốc này, người bệnh uống liên tục khoảng nửa tháng thì sẽ thấy trên những mảng trắng xuất hiện các chấm đỏ, lúc này không cần lo lắng vì dần dần màu da sẽ trở lại bình thường [1].

Tham khảo: Cây thuốc nam điều trị bệnh bạch biến theo kinh nghiệm dân gian

  •  TRUNG TÂM CÂY THUỐC QUÝ HÒA BÌNH
  •  Số 73, K2, Mãn Đức, Tân Lạc, Hòa Bình
  •  Gọi Viettel: 097878.4411 - 0353.972.191
  •  Gọi Mobi: 0899.803.835 - 0906.170.058
  •   GIẤY PHÉP KINH DOANH SỐ : 25.G.001961
  •   UBND huyện Tân Lạc cấp, ngày 17/6/2014

Bệnh bạch biến không phải là căn bệnh hiếm gặp nhưng vẫn có rất nhiều người chưa hiểu được về căn bệnh này và cho là đây là một bệnh nguy hiểm có thể lây lan, cần né tránh. Điều đó không đúng, qua bài viết này hãy cùng Docosan tìm hiểu về bạch biến từ nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bệnh bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến là bệnh da mất sắc tố melanin không rõ nguyên nhân, là một bệnh khá phổ biến với tổn thương là những vùng da không có tế bào hắc tố tạo nên những dải mất sắc tố nhưng không mất cảm giác, tuy nhiên điều trị bệnh này rất khó, bệnh bạch biến gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng vẻ ngoài của người bệnh và từ đó khiến người bệnh chịu những ảnh hưởng về mặt tâm sinh lý, cảm thấy tự ti về vẻ ngoài và phần nào làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh bạch biến

Nguyên nhân bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người lớn, từ nam cho đến nữ đều có khả năng mắc bệnh này với tỉ lệ ngang nhau.

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn còn là một bí ẩn, chưa được các nhà nghiên cứu tìm ra.

Tuy nhiên chỉ có một điều chắc chắn rằng bạch biến xuất hiện là do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh bạch biến có thể do ảnh hưởng của các bệnh, yếu tố tự miễn hoặc do di truyền, liên quan đột biến ở gen DR4, B13 hoặc BW35 của HLA. Các tự kháng thể nhận diện sai lệch các tế bào sắc tố như là các kháng nguyên ngoại lai và chống lại chúng, phá hủy tế bào sắc tố, làm giảm sản xuất sắc tố melanin.

Khoảng 20 – 30% bệnh nhân bạch biến  có tự kháng thể chống lại tế bào của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan tụy nên một số bệnh nhân bạch biến có các bệnh lý kèm theo liên quan đến các cơ quan kể trên.

Một số nguyên nhân có thể khác là do tâm lý căng thẳng, tiếp xúc với hóa chất,…

Bệnh bạch biến có lây không?

Bệnh bạch biến là một bệnh ngoài da do các yếu tố tự miễn, chứ không phải do vi trùng hay virus nên hoàn toàn không lây được cho những người xung quanh, bao gồm cả những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh.

Triệu chứng và chẩn đoán bệnh bạch biến

Dấu hiệu bệnh bạch biến được đặc trưng bởi những vùng mất sắc tố hoặc giảm sắc tố là những dát, mảng trắng xen kẽ với màu da bình thường của người bệnh, thường có ranh giới rõ rệt và có tính đối xứng. Tuy nhiên da trên đám bạch biến vẫn bình thường, không bị teo, không đóng vảy, cảm giác trên da không biến đổi, không đau ngứa, không tê dại.

Bệnh bạch biến thường phát triển đối xứng ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là những vùng hở, phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời như mặt [nhiều nhất là quanh các hốc tự nhiên], đầu ngón, mu tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, gân gót, mắt cá, nách, khu bẹn, vùng hậu môn sinh dục, rốn và núm vú. Bệnh ảnh hưởng đến bệnh nhân đặc biệt bệnh nhân da tối màu rất nghiêm trọng về thẩm mỹ và đến tâm lý.

Tóc, lông ở những vùng da bệnh cũng bị đổi màu và thường có màu trắng.

Da bị mất màu thường rất rõ ràng khi khám. Các tổn thương giảm sắc tố nhìn rõ hơn dưới ánh sáng đèn Wood .

Do tình trạng mất sắc tố melanin, vùng da bị bệnh bạch biến rất dễ bị cháy nắng, người bệnh có nguy cơ ung thư da cao và các bệnh lý về mắt như viêm mồng mắt, giảm thị lực.

Sự mất sắc tố, các mảng bạch biến có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau:

  • Thể bạch biến toàn thân: đây là thể bệnh phổ biến nhất. Các mảng bạch biến thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và có tính chất đối xứng, có thể chiếm tới 80% diện tích bề mặt da người bệnh
  • Thể bạch biến phân đoạn: thường biểu hiện thành một mảng lớn nhưng chỉ ở một bên hoặc một vùng trên cơ thể. Thể này có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, chỉ tiến triển trong vòng 1 đến 2 năm.
  • Thể bạch biến khu trú: chỉ xảy ra ở một vài vị trí trên cơ thể, có lúc chỉ 1 hoặc 2 điểm.

Điều trị bệnh bạch biến như thế nào?

Bệnh bạch biến là một bệnh rất khó điều trị vì hầu như không thể đoán được tiến triển của bệnh như thế nào. Đôi khi các mảng bạch biến sẽ tự khu trú mà không cần điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, các mảng da mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt nặng lên, tổn thương thường nặng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông.

Bệnh nhân càng trẻ, tiên lượng càng tốt với thời gian bị bệnh càng ngắn và có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn. Ngược lại, bệnh nhân càng lớn tuổi, thời gian mắc bệnh càng kéo dài, kết quả đáp ứng điều trị càng kém đi.

Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn chưa được phát hiện nên vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này, chính vì vậy, cách chữa bệnh bạch biến hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc điều trị triệu chứng.

Các nhóm thuốc thường dùng để điều trị triệu chứng của bênh bạch biến gồm:

  • Nhóm thuốc có tác dụng tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ như meladinin, melagenin kết hợp với việc chiếu tia cực tím bước sóng ngắn hoặc dài tại vùng tổn thương.
  • Corticosteroid là thuốc bôi được lựa chọn để phối hợp với các liệu pháp trị liệu khác như laser CO2, UVB phổ hẹp, dẫn xuất vitamin D3… đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn, nhất là những trường hợp bạch biến khu trú. Nhóm thuốc này còn có tác dụng ức chế hệ miễn dịch của người bệnh bằng cách tác động làm giảm số lượng các cytokine với khả năng chống viêm của mình.
  • Thuốc uống chống nắng: ngoài việc sử dụng các thuốc chống nắng dạng bôi ngoài da, người bệnh nên kết hợp cả dạng thuốc uống chống nắng để tránh sự cháy nắng ở những vùng da giảm sắc tố. Việc chống nắng còn giúp làm giảm sự tương phản màu sắc giữa vùng da lành và da bệnh, tránh mất thẩm mỹ, cũng như tránh hiện tượng Koebner làm tổn thương da.

Kết luận

Bệnh bạch biến là bệnh da mất sắc tố melanin không rõ nguyên nhân, với tổn thương là những vùng da không có tế bào hắc tố tạo nên những dải mất sắc tố nhưng không mất cảm giác. Bệnh bạch biến có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người lớn, từ nam cho đến nữ đều có khả năng mắc bệnh này với tỉ lệ ngang nhau. Bệnh bạch biến là một bệnh ngoài da do các yếu tố tự miễn nên hoàn toàn không lây.

Dấu hiệu bệnh bạch biến được đặc trưng bởi những vùng mất sắc tố hoặc giảm sắc tố là những dát, mảng trắng xen kẽ với màu da bình thường của người bệnh, thường có ranh giới rõ rệt và có tính đối xứng. Tuy nhiên da trên đám bạch biến vẫn bình thường, không bị teo, không đóng vảy, cảm giác trên da không biến đổi, không đau ngứa, không tê dại.

Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn chưa được phát hiện nên vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này, chính vì vậy, cách chữa bệnh bạch biến hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc điều trị triệu chứng.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Tài liệu tham khảo

  • msdmanuals – Bệnh bạch biến
  • suckhoesinhsanbinhduong – TÌM HIỂU VỀ BỆNH BẠCH BIẾN
  • dalieu dakhoaaua – BỆNH BẠCH BIẾN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? CHỮA Ở ĐÂU?
  • vinmec – Bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Video liên quan

Chủ Đề