Tốc độ cho phép xe máy trong khu dân cư

Khi lưu thông trong khu vực đông dân hoặc khu dân cư, quy định tốc độ xe máy tối đa của phương tiện như sau: 

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa [km/h]

Đường đôi

Đường hai chiều

Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự40km/h40km/h
Các phương tiện xe cơ giới khác50km/h60km/h

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, khu đông dân cư là những khu vực nào? Khu vực được xác định là khu đông dân cư khi có chiều dài đoạn đường bằng hoặc lớn hơn 500m. Các lối di chuyển vào nhà trực tiếp so với đường ở cự ly trung bình bằng hoặc nhỏ hơn 6m [tính theo chiều ngang]. Cùng với đó mật độ của lối ra và vào nhà ở mức trung bình nhỏ hơn 10m. Khi di chuyển ở khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa xe máy điện, xe gắn máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự di chuyển trên đường bộ không vượt quá 40km/h [trừ đường cao tốc]. 

Quy định này khiến nhiều người nhầm tưởng về tốc độ chạy tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư chỉ 40km/h. Tuy nhiên, cách hiểu này sai vì không phân biệt được xe gắn máy và xe máy. Xe máy [hay xe mô tô] là loại xe cơ giới chạy bằng động cơ có 2 hay 3 bánh hoặc xe tương tự dung tích xy lanh bằng hoặc lớn hơn 50m3, trọng tải của bản thân xe không vượt 400kg. Trong khi đó xe gắn máy là phương tiện 2 hoặc 3 bánh chạy bằng động cơ với vận tốc không vượt 50km/h, nếu là động cơ nhiệt có dung tích không lớn hơn 50cm3. Do vậy, xe gắn máy và xe máy là 2 loại hoàn toàn khác nhau, nên quy định vận tốc tối đa của xe gắn máy cũng khác xe máy.

Theo quy định mới về tốc độ xe máy tối đa khi đi ở khu vực có đông dân cư ở đường đôi, hay đường có dải phân cách giữa để phân biệt giữa chiều đi và chiều về là 60km/h. Còn di chuyển ở đường 2 chiều [tức là chiều đi và về cùng 1 phần của đường chạy xe và không có dải phân cách giữa, hoặc đường 1 chiều chỉ có 1 làn cho xe cơ giới] thì tốc độ tối đa là 50km/h. 

Ngoài ra, đối với việc di chuyển trên đường cao tốc, xe máy chuyên dùng hoặc các loại xe cơ giới được di chuyển với tốc độ không vượt 120km/h.

>>> Tìm hiểu thêm: Lỗi xe máy chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền 2022?

1.2. Quy định về khoảng cách giữa hai xe khi tham gia giao thông

Bên cạnh quy định tốc độ xe máy, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bạn cần giữ một khoảng cách an toàn cho các phương tiện lưu thông trên đường. Đối với những nơi có biển báo “giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe” thì cần phải chấp hành quy định, giữ khoảng cách không nhỏ hơn giá trị được quy định.

Theo đó, khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện khi tham gia giao thông cụ thể như sau: 

Tốc độ lưu hành [km/h]

Khoảng cách an toàn tối thiểu [m]

V=60 

35

60 < V ≤ 80

55

80 < V ≤ 100

70

100 < V ≤ 120

100

Một lưu ý nhỏ khi tham gia giao thông đó là khi điều khiển xe với tốc độ dưới 60 km/h, người lái luôn giữ phải khoảng cách an toàn với phương tiện bên cạnh hoặc đằng trước. Khoảng cách tùy vào mật độ phương tiện tham gia giao thông trên đường mà các bạn có thể giữ khoảng cách an toàn. 

Bên cạnh đó, khi điều khiển xe máy trong điều kiện thời tiết có mưa hoặc sương dày, địa hình quanh co, trơn trượt, hạn chế tầm nhìn thì các bạn cần giữ khoảng cách an toàn lớn hơn khoảng cách được quy định trên các biển báo. 

Lái xe quá tốc độ cho phép bạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật

2. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với xe máy

Khi tham gia giao thông vi phạm các quy định tốc độ xe moto, xe máy sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Bộ GTVT. Các hành vi vi phạm tốc độ sẽ chịu mức phạt cụ thể như sau: 

Số km chạy quá tốc độ quy định

Mức phạt

Theo  Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Từ 05 km/h đến dưới 10 km/h

Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng

Điểm c Khoản 2 Điều 6

Từ 10 km/h đến 20 km/h

Từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Điểm a Khoản 4 Điều 6

Trên 20 km/h

Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Giấy phép lái xe của bạn sẽ bị tước quyền sử dụng từ 2 - 4 tháng.

Điểm a Khoản 7 Điều 6

Điểm c Khoản 10 Điều 6

Vi phạm lỗi vượt quá quy định tốc độ xe gắn máy khi tham gia giao thông không chỉ khiến bạn bị mất tiền đóng phạt mà còn có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc dẫn tới hư hỏng tài sản, bị tổn thương thân thể, thậm chí còn ảnh hưởng tới tính mạng của bản thân và những người xung quanh.

Hãy luôn giữ khoảng cách an toàn khi lái xe

3. Chạy thấp hơn tốc độ cho phép có bị phạt không?

Quy định tốc độ xe máy quy định rõ, ngoài việc vượt quá tốc độ cho phép, nếu người điều khiển xe chạy thấp hơn tốc độ cho phép trên những đoạn đường đã được quy định cũng sẽ bị xử phạt. Đối với những đoạn đường có biển báo di chuyển từ 60 - 100 km/h thì người điều khiển xe cần đảm bảo tốc độ nằm trong khoảng từ 60 - 100km/h. Nếu di chuyển vượt quá hoặc thấp hơn khoảng tốc độ này đều bị xử phạt. Cụ thể, theo điểm b, khoản 2, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe với tốc độ chậm hơn so với các xe khác đang đi cùng chiều nhưng không đi ở phần bên phải của đường xe chạy [trừ các trường hợp xe khác chạy vượt quá tốc độ được quy định] sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tiền là từ 400.000 đồng cho tới 600.000 đồng. 

>>> Tìm hiểu thêm: Những lỗi vi phạm giao thông bị tạm giữ xe năm 2022

Hãy luôn lái xe đúng tốc độ được cho phép

Đặc biệt, tại điểm s, khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP của Luật Giao thông đường bộ, nếu điều khiển xe trên đường cao tốc mà bạn chạy dưới tốc độ cho phép sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lựa chọn xe điện VinFast để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường

Qua những thông tin được chia sẻ trên, có thể nhận thấy việc cập nhập những quy định tốc độ xe máy khi tham gia giao thông 2022 đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuân thủ tốc độ khi lái xe không chỉ đảm bảo an toàn tính mạng cho bạn và những người xung quanh mà còn thể hiện bạn là người văn minh, am hiểu Pháp luật. 

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại website VinFast hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.

Xe máy là một trong những phương tiện phổ biến mà người Việt Nam lựa chọn khi tham gia giao thông. Người điều khiển xe máy phải tuân thủ quy định biển báo tốc độ và tốc độ tối đa của xe máy theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ.

Vậy theo quy định tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ là bao nhiêu? Những quy định liên quan đến tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ?  Để trả lời cho những câu hỏi này kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết.

Tìm hiểu một số khái niệm

Thứ nhất: Khái niệm Tốc độ tối đa

Có thể hiểu, Tốc độ tối đa là tốc độ mà người tham gia giao thông được phép đi trong giới hạn cho phép mà pháp luật quy định. Có thể thấy, người tham gia giao thông không được vượt biển giới hạn về tốc độ cho phép – Hành vi vượt quá tốc độ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào tốc độ đi so với tốc độ giới hạn sẽ là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ hai: Khái niệm xe máy

Căn cứ Thông tư số: 54/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định Xe mô tô [hay còn gọi là xe máy] là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ mà có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

Thứ ba: Khái niệm Quốc lộ

Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm: quốc lộ, đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng. Trong đó, Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng hàng không quốc tế, cảng biển quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực [Căn cứ Khoản 1a Điều 39 Luật giao thông đường bộ 2008].

Tại Điều 4 Thông tư số: 31/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT ban hành Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ [Thông tư 31/2019/TT-BGTVT] có quy định: “ Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe [thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng] được ghi trên biển báo hiệu đường bộ…”

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

Điều 6, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể về tốc độ tối đa của xe cơ giới như sau:

“ Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư [trừ đường cao tốc]

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa [km/h]
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. 60 50

 Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư [trừ đường cao tốc]

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa [km/h]
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ [trừ xe buýt]; ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. 90 80
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ [trừ xe buýt]; ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn [trừ ô tô xi téc]. 80 70
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng [trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông]. 70 60
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc. 60 50

Theo đó, căn cứ vào các quy định pháp luật trên ta có Tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ là:

Thứ nhất: Tốc độ tối đa cho phép của xe máy trong khu vực đông dân cư [trừ đường cao tốc] là:

– Trên đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 60 km/h;

– Trên đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới là 50 km/h.

Thứ hai: Tốc độ tối đa cho phép của xe máy ngoài khu vực đông dân cư [trừ đường cao tốc] là:

– Trên đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 70 km/h;

– Trên đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới là 60 km/h.

Hình thức xử phạt khi vượt quá tốc độ quy định

Khi điều khiển xe máy trên quốc lộ chạy quá tốc độ tối đa cho phép, người điều khiển xe máy có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng;

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt tiền từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng;

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h: Phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng;  tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.

Ngoài ra, nếu điều khiển xe máy chạy quá tốc độ tối đa cho phép gây ra tai nạn và trường hợp tỷ lệ thương tật của người bị hại đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a] Làm chết người;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên;

c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d] Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: a] Không có giấy phép lái xe theo quy định; b] Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c] Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d] Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ] Làm chết 2 người; e] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%: g] Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: a] Làm chết 3 người trở lên; b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c] Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề