Tô vĩnh diện quê ở đâu

Tô Vĩnh Diện [1924 - 1953] là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ViệtNam.

Tô Vĩnh Diện quê ở xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá; nhập ngũ năm 1949, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949 thì xung phong đi bộ đội.

Khi hy sinh anh là khẩu đội trưởng pháo phòng không, đại đội 827, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367. Để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 3 năm 1953, Tô Vĩnh Diện và đồng đội kéo pháo ra đến đoạn Dốc Chuối. Lúc đó, anh và pháo thủ Ty xung phong cầm càng lái pháo. Khi dây tời chính bị đứt, pháo lao nhanh và khó điều khiển, pháo thủ Ty bị càng pháo đánh bật ra, Tô Vĩnh Diện vẫn bám lấy càng, điều khiển hướng lao của pháo, bất chấp nguy hiểm lấy thân mình đẩy càng pháo vào vách núi cho pháo dừng lại, Tô Vĩnh Diện hy sinh.

Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trao tặng Huân chương quân công hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956.

Hiện nay, mộ Tô Vĩnh Diện nằm ở khu đặc biệt của nghĩa trang Điện Biên cùng với mộ của 3 anh hùng nổi bật khác trong trận Điện Biên Phủ là Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can.

Cỗ pháo phòng không được cho là đã được Tô Vĩnh Diện hy sinh thân minh để chặn khỏi lao xuống dốc

Mộ Tô Vĩnh Diện tại nghĩa trang A1

Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo

Pháo cao xạ 37mm do Liên Xô viện trợ cho ViệtNamtrong kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khẩu pháo biên chế về Khẩu đội 3, Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Đêm 1-2-1954, tại dốc Chuối, Điện Biên Phủ, trong khi kéo pháo ra [thực hiện quyết định của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chuyển từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc”] thì dây tời pháo bị đứt. Bấy giờ, Khẩu đội trưởng Tô Vĩnh Diện đã mưu trí, dũng cảm lái càng pháo vào vách núi để bảo vệ pháo. Tuy cản được pháo không lăn xuống vực, nhưng Tô Vĩnh Diện bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người gây trọng thương. Giây phút cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, Tô Vĩnh Diện chỉ kịp hỏi “Pháo có việc gì không” rồi anh dũng hy sinh tại rừng Pá Có, sườn phía tây Pha Sung, thuộc xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên [tỉnh Điện Biên]. Năm 1956,Khẩu đội trưởngTô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không-Không quân.Ảnh:Cục Di sản văn hóa

Sau đó, khẩu pháo này tiếp tục tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và đã bắn rơi 3 máy bay, bắn bị thương 13 chiếc khác, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Hành động quên mình cứu pháo của đồng chí Tô Vĩnh Diện đãnêu gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc,được cán bộ, chiến sĩ toàn quân noi gương, học tập.

Ngày 1-10-2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg công nhận khẩu pháo xạ cao 37mm số hiệu 510681 là Bảo vật Quốc gia với ý nghĩa là “hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa và khoa học”.

CAO THANH ĐÔNG

Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Đồng chí nhập ngũ tháng 7 năm 1949. Khi hy sinh, đồng chí là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.


Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, đồng chí phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, đồng chí tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội. Trong học tập công tác, đồng chí luôn thể hiện tinh thần gương mẫu đi đầu, lôi cuốn đồng đội noi theo. Trong hành quân chiến đấu, đồng chí đã cùng đồng đội bền bỉ vượt qua khó khăn, chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Đồng chí Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn.
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, đồng chí xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.
Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, đồng chí đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.


Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng chí Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, đồng chí vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và đồng chí buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Tô Vĩnh Diện đã được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng nhất. Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Nguồn: trianlietsi.vn

Anh hùng Tô Vĩnh Diện là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Anh nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ


SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ ANH HÙNG TÔ VĨNH DIỆN

  Anh hùng Tô Vĩnh Diện sinh năm 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông Cống [nay là huyện Triệu Sơn], tỉnh Thanh Hoá. Anh sinh trưởng trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, anh xung phong vào bộ đội. Tháng 5 năm 1953, Quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm Tiểu đội trưởng pháo cao xạ, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gương mẫu, đảm nhiệm những công việc khó khăn nặng nề nhất.

Khi bộ đội ta kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh xung phong giữ càng lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.

Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm, Tô Vĩnh Diện cùng pháo thủ Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.

Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo
 

Ngày 01/02/1954, anh Tô Vĩnh Diện đã hi sinh tại rừng Pá Có, sườn phía tây Pha Sung, thuộc xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trao tặng 
Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương chiến công hạng Nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Anh đã trở thành anh hùng Pháo cao xạ đầu tiên của quân đội ta ngã xuống trên mặt trận Điện Biên Phủ, sự hi sinh của anh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại - quên mình cứu pháo

Video liên quan

Chủ Đề