Nội dung chính quê hương là gì hở mẹ

Hướng dẫn tìm hiểu về bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân, qua đó trả lời cho câu hỏi “Quê hương là gì? Quê hương là gì hả mẹ?”. Bài viết là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.

Lời bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân:

Quê hương là gì hả mẹMà cô giáo dạy hãy yêu?Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồngQuê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng cheLà hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềmTiếng ếch râm ran bờ ruộng

Con nằm nghe giữa mưa đêm

Quê hương là bàn tay mẹDịu dàng hái lá mồng tơiBát canh ngọt ngào tỏa khói

Sau chiều tan học mưa rơi

Quê hương là vàng hoa bíLà hồng tím giậu mồng tơiLà đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người đều cóVừa khi mở mắt chào đờiQuê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức thú vị về bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân nhé!

Kiến thức tham khảo về bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân.

1. Đỗ Trung Quân là ai?

- Đỗ Trung Quân [sinh 19 tháng 1 năm 1955] là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

- Thơ của ông:

+ Chút tình đầu

+ Hương tràm

+ Quê hương

+ Những bông hoa trên tuyến lửa

+ Bài học đầu cho con

+ Hoa và đất

- Tập thơ:

+ Cỏ hoa cần gặp [1991]

+ Chân mây cuối trời [in chung cùng Hoàng Ngọc Biên, 2003]

- Văn xuôi:

+ Tạp bút Đỗ [2005]

2. Bài thơ Quê hương

- Bài thơ Quê hương được đăng lần đầu vào năm 1986 với tên gọi là Bài học đầu cho con.

- Vào đầu thập niên 1990, bài thơ này được phổ nhạc và trở nên nổi tiếng, được rất nhiều người yêu mến.

3. Phân tích bài thơ Quê hương

- Lời đề từ trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân

 “Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy hãy yêu?

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”

+ Những vần thơ giản dị nhẹ nhàng cất nghe sao nghe quá đỗi thân thương. Một câu hỏi yêu của một cháu nhỏ mà nặng lòng đến thế. Quê hương là gì? Là những nỗi nhớ mong, là những điều giản dị mà ai đi xa cũng nhớ nhiều.  Hai câu hỏi tu từ kết thúc câu sao nhẹ nhàng thắm thiết như chính những lời bỏ ngỏ cho những vần thơ sau.

- Quê hương qua hai khổ thơ tiếp theo

+ “Quê hương là chùm khế ngọt” – chùm khế ngọt nhỏ bé, ngọt mát, êm dịu, một thứ quà quê thanh đạm, bình dị, quá đỗi bình dị mà sao day dứt và ám ảnh ? Có lẽ vị ngọt thanh của khế làm mát dịu lòng ta, trái khế ngọt mang hương vị của ca dao cổ tích, dư vị thắm thiết của tình nghĩa con người.

+ Đấy là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi những người thân yêu của ta ở đó, nơi ta đã đi qua thời thơ dại với con đường đến trường rợp bướm vàng bay.

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay”

+ Hình ảnh con bướm vàng cũng là một hình ảnh thực và đặc sắc của làng quê mà ở thành phố không bao giờ thấy được. Nhà thơ Giang Nam nhớ về tuổi thơ “Có những ngày trốn học đuổi bướm cạnh cầu ao – Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”, nhà thơ Huy Cận nhớ “Một buổi trưa không biết ở thời nào – Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao – Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ”.

- Và nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa viết bài thơ đầu tiên của mình là bài Con bướm vàng. Ở bài thơ Quê hương nêu trên, hình ảnh con đường đi học “rợp bướm vàng bay” đẹp như một giấc mơ, đẹp như trong truyện cổ tích vậy.

“Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông”

- Quê hương xuất hiện với định nghĩa bình dị như con diều biếc chao nghiêng trên bầu trời tuổi thơ. Quê hương còn là những cánh đồng bát ngát hương lúa, là con đò nhỏ khua nước bên dòng sông thơ mộng. Những hình ảnh được nhà thơ sử dụng thật bình dị mà vô cùng tinh tế.

* Phân tích bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân:

Quê hương qua ba khổ thơ cuối

“Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè”

- Hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng qua những kỉ niệm bình dị và ngọt ngào với cầu tre nhỏ, với nón lá mẹ đội, với hoa cỏ đồng nội và với những giấc ngủ đêm hè.

“Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ...”

- Những điều thân thuộc, những kỉ niệm dung di và những ký ức giản đơn chính là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân cũng đẹp tựa như thế với hoa bí vàng, giậu mồng tơi, là những cánh hoa râm bụt, là đóa sen trắng tinh khiết.

- Ba câu thơ kết bài như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng – một hình ảnh so sánh mang ý nghĩa sâu sắc. Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Vì vậy, nếu ai không yêu quê hương, không nhớ quê hương mình thì không trở thành một người tốt được. 

Những câu hỏi liên quan

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng [Nhớ con song quê hương – Tế Hanh] *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng. - Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao! - Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” [ khái niệm trừu tượng] được so sánh với “ buổi trưa hè” [ khái niệm cụ thể]. Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ. Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc. -> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách. b. Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm [Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân] c. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi [Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân] d. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ... Sẽ không lớn nổi thành người. [Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân] • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở mỗi khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. - So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thi e. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. [Bầm ơi – Tố Hữu] • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. 2 Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.

Các câu hỏi tương tự

Đề 2:

“…Quê hương là vòng tay ấmCon nằm ngủ giữa mưa đêmQuê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềm….Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.”[Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân]Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ?Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?Câu 4 Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?

giải [by Nguyễn Thái Sơn]

1.

-PTBĐ chính : biểu cảm

-ND : bài thơ thể hiện tình cảm da diết đến mãnh liệt của tác giả về quê hương của mình , đồng thời , bài thơ còn răn dạy , khuyên nhủ chúng ta hãy nhớ đến và biết ơn quê hương vì nơi đây chính là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta , đồng thời nó còn là nơi giúp ta lớn khôn từng ngày.

3.

*Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ :''quê hương''.

-TD : nhằm nhấn mạnh sự gắn bó thân thiết , máu mủ của quê hương với  tác giả .

*Biện pháp nghệ thuật : So sánh: ''Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi'' ; ''Quê hương là vòng tay ấm'' ; ''Quê hương là đêm trăng tỏ.''

-TD : Biện pháp so sánh đã diễn tả được tầm quan trọng của quê hương đối với con người , đồng thời , nó còn diễn tả một quê hương đẹp một cách bình dị  , đẹp một cách chân thật, mộc mạc nhưng lại mang trong mình sự gần gũi , máu thịt, thân thương.

4.

-Quê hương  là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt

-Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng trí  óc ta để ta được trở  thành một con người tốt , thành một công dân tốt

-Chúng ta  cần phải nhớ đến, biết ơn đến quê hương của mình .

-...

Video liên quan

Chủ Đề